Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ được phát hành bởi một công ty và bán cho nhà đầu tư. Công ty nhận được số vốn cần thiết và đổi lại nhà đầu tư được trả một số khoản thanh toán lãi suất được xác định từ trước với lãi suất cố định hoặc thả nổi. Khi trái phiếu hết hạn, hoặc “đến ngày đáo hạn”, các khoản thanh toán sẽ chấm dứt và khoản đầu tư ban đầu sẽ được trả lại.

Hỗ trợ cho trái phiếu nhìn chung là khả năng hoàn trả nợ của công ty. Điều này phụ thuộc vào triển vọng đối với doanh thu và lợi nhuận trong tương lai của công ty phát hành nợ. Trong một số trường hợp, tài sản vật chất của công ty có thể được sử dụng để thế chấp.

Hiểu về trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trong hệ thống phân cấp đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao được coi là một khoản đầu tư tương đối an toàn và thận trọng. Các nhà đầu tư xây dựng danh mục đầu tư cân bằng thường thêm trái phiếu vào danh mục để bù đắp cho các khoản đầu tư rủi ro hơn, chẳng hạn như các cổ phiếu tăng trưởng.

Khi già hơn, các nhà đầu tư này có xu hướng thêm vào danh mục nhiều trái phiếu và các khoản đầu tư ít rủi ro hơn để bảo vệ vốn tích lũy của họ. Những người đã về hưu thường đầu tư một phần lớn tài sản của họ vào trái phiếu để tạo ra một nguồn thu nhập đáng tin cậy.

Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp được xem là có rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Do đó, lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp hầu như luôn cao hơn, ngay cả đối với các công ty có chất lượng tín dụng hàng đầu. Khác biệt giữa lợi suất của các trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá cao và trái phiếu chính phủ được gọi là chênh lệch tín dụng.

=>> Xem thêm: Khóa học đầu tư chứng khoán online cơ bản cho người bắt đầu

Xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi trái phiếu được phát hành cho nhà đầu tư, tổ chức phát hành sẽ được một hoặc nhiều cơ quan trong số ba cơ quan xếp hạng của Hoa Kỳ xem xét mức độ tín nhiệm: Standard & Poor’s Global Ratings, Moody’s Investor Services và Fitch Ratings. Mỗi cơ quan này có một hệ thống xếp hạng riêng, nhưng trái phiếu xếp hạng cao nhất thường được gọi là trái phiếu xếp hạng “AAA” (Triple-A). Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng thấp nhất được gọi là trái phiếu siêu lợi suất do các trái phiếu này phải trả lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro cao hơn của chúng. Các trái phiếu này còn được gọi là trái phiếu “rác”.

Xếp hạng trái phiếu rất quan trọng để cảnh báo các nhà đầu tư về chất lượng và tính ổn định của trái phiếu được quan tâm. Do đó, những xếp hạng này có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất, khẩu vị đầu tư và định giá trái phiếu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Có nên đầu tư chứng khoán quốc tế? Thị trường nào tốt nhất?

Trái phiếu doanh nghiệp được bán như thế nào

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các khối 1.000 USD tính theo mệnh giá (face value hoặc par value). Hầu như tất cả trái phiếu đều có cấu trúc thanh toán bằng lãi suất coupon định kỳ tiêu chuẩn. Thông thường, một công ty phát hành trái phiếu sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của một ngân hàng đầu tư để bảo lãnh và tiếp thị việc cung cấp trái phiếu cho các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (gọi là trái chủ) sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi suất thường xuyên từ tổ chức phát hành cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Khi đó, nhà đầu tư sẽ thu lại mệnh giá của trái phiếu. Trái phiếu có thể trả lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi (phụ thuộc vào chuyển động của một chỉ số kinh tế cụ thể).

Trái phiếu doanh nghiệp đôi khi có điều khoản về lệnh thu hồi để cho phép công ty trả nợ sớm nếu lãi suất hiện hành thay đổi nhiều đến mức công ty cho rằng sẽ có lợi hơn nếu họ phát hành một trái phiếu mới.

Nhà đầu tư cũng có thể chọn bán trái phiếu trước khi chúng đáo hạn. Nếu một trái phiếu được bán, người sở hữu sẽ nhận được ít hơn mệnh giá. Giá trị của trái phiếu được bán chủ yếu được xác định bởi số lượng các khoản thanh toán tổ chức phát hành vẫn còn phải trả trước khi trái phiếu đáo hạn.

Nhà đầu tư cũng có thể tiếp cận trái phiếu doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào bất kỳ quỹ tương hỗ hoặc quỹ ETF nào tập trung vào trái phiếu.

Tại sao các doanh nghiệp bán trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức cấp vốn bằng nợ. Chúng là nguồn vốn chính của nhiều công ty, cùng với vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và hạn mức tín dụng. Trái phiếu thường được phát hành để cung cấp tiền mặt sẵn sàng cho một dự án cụ thể mà công ty muốn thực hiện. Huy động vốn bằng nợ đôi khi được ưu tiên hơn so với phát hành cổ phiếu (huy động vốn bằng vốn cổ phần) vì cách tiếp cận bằng trái phiếu thường rẻ hơn đối với công ty đi vay và không buộc các cổ đông hiện hữu phải từ bỏ bất kỳ cổ phần hoặc quyền kiểm soát nào trong công ty.

Nhìn chung, một công ty cần phải có tiềm năng thu nhập ổn định để có thể chào bán chứng khoán nợ ra công chúng với lãi suất coupon có lợi. Nếu chất lượng tín dụng của một công ty được đánh giá cao hơn, công ty sẽ có thể phát hành nhiều nợ hơn với lãi suất thấp hơn.

Khi cần tăng vốn trong khoảng thời gian rất ngắn hạn, một công ty có thể bán thương phiếu, tương tự như trái phiếu nhưng thường đáo hạn sau 270 ngày hoặc ít hơn.

=>> Tham khảo: Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Sự khác biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp là cho một công ty vay tiền. Nhà đầu tư mua cổ phiếu là mua cổ phần sở hữu trong một công ty.

Giá trị của một cổ phiếu luôn tăng lên giảm xuống, và cổ phần của nhà đầu tư sẽ tăng hoặc giảm theo nó. Nhà đầu tư có thể kiếm tiền bằng cách bán cổ phiếu khi nó đạt giá cao hơn, hoặc thu cổ tức do công ty trả, hoặc cả hai.

Khi đầu tư vào trái phiếu, một nhà đầu tư được trả lãi hơn là thu lợi nhuận. Khoản đầu tư ban đầu chỉ có thể gặp rủi ro nếu công ty sụp đổ. Một điểm khác biệt quan trọng là ngay cả một công ty phá sản cũng phải thanh toán cho các trái chủ và các chủ nợ khác trước tiên. Chủ sở hữu cổ phiếu chỉ có thể được bù đắp cho những tổn thất họ phải chịu sau khi tất cả các khoản nợ của công ty đã được thanh toán đầy đủ.

Doanh nghiệp cũng có khả năng phát hành trái phiếu chuyển đổi, những trái phiếu có thể được chuyển thành cổ phần trong công ty nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

Quan trọng:

Một danh mục đầu tư cân bằng có thể bao gồm một số trái phiếu để bù đắp cho các khoản đầu tư rủi ro hơn. Tỷ lệ dành cho trái phiếu có thể tăng lên khi nhà đầu tư tiến gần hơn đến tuổi nghỉ hưu.

Qua bài viết này, Reviewsantot hi vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về trái phiếu doanh nghiệp. Chúc bạn đầu tư thành công!

Xem thêm các bài viết liên quan dưới đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *