Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu
Lợi suất trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu là lợi suất mà nhà đầu tư nhận được trên một trái phiếu. Lợi suất trái phiếu có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau. Theo định nghĩa đơn giản nhất, lợi suất trái phiếu bằng với lãi suất coupon (lãi suất trái phiếu, hay coupon rate). Lợi suất hiện hành là một hàm của giá trái phiếu và lãi coupon hoặc lãi suất thanh toán, mà đại lượng này sẽ chính xác hơn lợi suất trái phiếu nếu giá của trái phiếu khác với mệnh giá của chính trái phiếu đó.

Các phép tính phức tạp hơn về lợi suất của trái phiếu sẽ tính đến cả giá trị thời gian của tiền và các khoản thanh toán lãi kép. Các phép tính toán này bao gồm lợi suất đáo hạn (YTM), lợi suất trái phiếu tương đương (BEY) và lợi suất hiệu dụng hàng năm (EAY).

>>> Xem thêm: Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Tổng quan về Lợi suất Trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Khi nhà đầu tư mua trái phiếu, về cơ bản là họ đang cho các nhà phát hành trái phiếu vay tiền. Đổi lại, công ty phát hành trái phiếu đồng ý trả cho nhà đầu tư lãi trái phiếu xuyên suốt vòng đời của trái phiếu và hoàn trả mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn. Cách đơn giản nhất để tính lợi suất trái phiếu là chia khoản thanh toán lãi trái phiếu cho mệnh giá trái phiếu. Đây được gọi là lãi suất trái phiếu.

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Nếu một trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD và có lãi thanh toán là 100 USD mỗi năm, thì lãi suất trái phiếu sẽ là 10% (100 USD / 1.000 USD = 10%). Tuy nhiên, đôi khi trái phiếu sẽ được mua với giá cao hơn mệnh giá (giá gia tăng) hoặc thấp hơn mệnh giá (giá chiết khấu), mà điều này sẽ  làm thay đổi mức lợi suất mà nhà đầu tư kiếm được trên trái phiếu.

>>> Có thẻ bạn quan tâm: Khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người bắt đầu

Lợi suất trái phiếu so với giá

Khi giá trái phiếu tăng, lợi suất trái phiếu sẽ giảm. Ví dụ: giả sử một nhà đầu tư mua một trái phiếu đáo hạn trong năm năm với lãi suất trái phiếu hàng năm là 10% và mệnh giá là 1.000 USD. Mỗi năm, trái phiếu trả lãi 10%, hoặc 100 USD. Lãi suất trái phiếu là tiền lãi chia cho mệnh giá của trái phiếu.

Nếu lãi suất tăng trên 10%, giá trái phiếu sẽ giảm nếu nhà đầu tư quyết định bán trái phiếu đi. Ví dụ, giả sử lãi suất cho các khoản đầu tư tương tự tăng lên 12,5%. Trái phiếu ban đầu vẫn chỉ mang lại lãi thanh toán 100 USD, mà mức này sẽ không hấp dẫn đối với những nhà đầu tư mua được trái phiếu trả lãi 125 USD vào cùng lúc này khi lãi suất đã tăng cao hơn.

Nếu chủ sở hữu trái phiếu ban đầu muốn bán trái phiếu, giá có thể bị hạ xuống sao cho các khoản thanh toán và giá trị đáo hạn tương ứng với lãi suất 12%. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư sẽ giảm giá trái phiếu xuống còn 927,90 USD. Để giải thích đầy đủ lý do tại sao đó là mức giá trị của trái phiếu, bạn cần phải hiểu thêm một chút về cách áp dụng giá trị thời gian của tiền trong việc định giá trái phiếu, mà vấn đề này sẽ được thảo luận ở phần sau của bài viết.

>>> Tham khảo: 9 Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất 2022

Trong cả hai trường hợp

Lãi suất trái phiếu đó không còn ý nghĩa gì đối với một nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, nếu lãi thanh toán trái phiếu hàng năm được chia cho giá của trái phiếu, nhà đầu tư có thể tính toán lợi suất hiện hành và ước tính được sơ bộ về lợi suất thực của trái phiếu.

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

 

Lợi suất hiện hành và lãi suất trái phiếu là những phép tính không đầy đủ cho lợi suất trái phiếu vì chúng không tính đến giá trị thời gian của tiền, giá trị đáo hạn hoặc tần suất thanh toán. Để thấy được bức tranh toàn phần về lợi suất trái phiếu, nhà đầu tư cần thực hiện những phép tính toán phức tạp hơn.

Lợi suất đáo hạn – Yield to Maturity (YTM)

Lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu bằng với lãi suất tương ứng với giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai của trái phiếu và bằng với giá hiện tại của trái phiếu. Các dòng tiền này bao gồm tất cả các khoản lãi thanh toán trái phiếu và giá trị đáo hạn của trái phiếu. Quá trình tìm giá trị của YTM là một quá trình thử và sai có thể được thực hiện trên máy tính tài chính, nhưng công thức tổng quát sẽ như sau:

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Trong đó:

YTM = Lợi suất đáo hạn

Trong ví dụ trước, xét trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD, 5 năm đáo hạn và lãi thanh toán trái phiếu hàng năm 100 USD sẽ có trị giá 927,90 USD thì mới khớp với YTM là 12%. Trong trường hợp đó, năm khoản thanh toán lãi trái phiếu và giá trị đáo hạn 1.000 USD được xem là dòng tiền của trái phiếu. Tìm giá trị hiện tại của mỗi dòng tiền trong số sáu dòng tiền đó với giá chiết khấu hoặc lãi suất là 12% thì sẽ xác định được giá hiện hành của trái phiếu.

Lợi suất trái phiếu tương đương – Bond Equivalent Yield (BEY)

Lợi suất trái phiếu thường có tên gọi khác là lợi suất trái phiếu tương đương (BEY), mà tên gọi này là nhằm mục đích điều chỉnh sát với thực tế, rằng hầu hết các trái phiếu sẽ trả lãi hàng năm trong hai lần thanh toán bán niên. Trong các ví dụ trước, dòng tiền của trái phiếu là hàng năm, vì vậy YTM bằng BEY. Tuy nhiên, nếu lãi thanh toán trái phiếu được thực hiện sáu tháng một lần, YTM bán niên sẽ là 5,979%.

BEY là một phiên bản đơn giản tính trên cơ sở hàng năm của YTM bán niên và được tính bằng cách nhân YTM với 2. Trong ví dụ này, BEY của một trái phiếu trả lãi thanh toán trái phiếu bán niên là 50 USD sẽ là 11,958% (5,979% × 2 = 11,958%). BEY không tính đến giá trị thời gian của tiền đối với phép tính điều chỉnh từ YTM bán niên thành lãi suất hàng năm.

Lợi suất hiệu dụng hàng năm – Effective Annual Yield (EAY)

Các nhà đầu tư có thể tính ra mức lợi suất hàng năm chính xác hơn sau khi đã biết được BEY của trái phiếu nếu tính đến giá trị thời gian của tiền trong công thức. Trong trường hợp thanh toán lãi trái phiếu theo cơ chế bán niên, lợi suất hiệu dụng hàng năm (EAY) sẽ được tính như sau:

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Trong đó:

EAY = Lợi suất hiệu dụng hàng năm

Nếu nhà đầu tư biết rằng YTM bán niên là 5,979%, họ có thể sử dụng công thức trước đó để tìm EAY là 12,32%. Bởi vì khung thời gian phát sinh thêm lãi kép cũng được tính đến nên EAY sẽ cao hơn BEY.

Những điểm lắt léo khi tính lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Có một vài yếu tố có thể làm cho quá trình tính toán lợi suất trái phiếu trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn, trong các ví dụ trước, giả định là trái phiếu còn chính xác năm năm đáo hạn khi được bán ra, trong khi điều này lại hiếm khi xảy ra.

Khi tính toán lợi suất trái phiếu, các giai đoạn riêng lẻ có thể được xử lý một cách đơn giản nhưng lãi dồn tích lại khó tính toán hơn. Ví dụ, giả sử trái phiếu còn bốn năm tám tháng thì mới đáo hạn. Số mũ trong các phép tính lợi suất có thể được chuyển thành số thập phân để điều chỉnh cho số tháng lẻ.

Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bốn tháng trong thời hạn hưởng lợi suất hiện hành đã trôi qua và còn hai tháng nữa sẽ đến kỳ hưởng thanh toán, và điều này cần được điều chỉnh theo lãi dồn tích. Người mua trái phiếu mới sẽ được trả toàn bộ lãi, do đó giá trái phiếu sẽ bị tăng cao lên một chút để bù đắp cho người bán trong bốn tháng thuộc thời hạn hưởng lợi suất hiện hành (vốn dĩ đã trôi qua).

Trái phiếu khi đó có thể được báo giá với “giá sạch” (clean price) không bao gồm lãi dồn tích hoặc “giá bẩn” (dirty price) trong đó bao gồm số tiền còn nợ để đối chiếu với lãi dồn tích. Khi trái phiếu được báo giá trong một hệ thống nhất định như trang Bloomberg hoặc Reuters, khi đó mức giá sạch sẽ được sử dụng.

Lợi suất trái phiếu cho các nhà đầu tư biết điều gì?

Lợi suất trái phiếu là lợi suất dành cho nhà đầu tư từ các khoản thanh toán lãi trái phiếu. Đại lượng này có thể được tính dưới dạng lãi suất trái phiếu đơn giản, bỏ qua giá trị thời gian của tiền và mọi yếu tố thay đổi về giá của trái phiếu hoặc sử dụng một phương pháp tính phức tạp hơn như lợi suất đáo hạn.

Lợi suất càng cao hơn thì có nghĩa là các nhà đầu tư trái phiếu hưởng lãi lớn hơn, nhưng đó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy rủi ro lớn hơn. Người đi vay càng có mức rủi ro cao thì các nhà đầu tư càng có nhu cầu đòi lợi suất cao hơn để con nợ có thể tiếp tục giữ các khoản nợ của họ. Lợi suất cao hơn cũng khiến trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn.

Trái phiếu có lợi suất cao có phải là khoản đầu tư tốt hơn trái phiếu có lợi suất thấp hay không?

Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu

Giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, đáp án phụ thuộc vào hoàn cảnh, mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người. Trái phiếu có lợi suất thấp có thể tốt hơn cho những nhà đầu tư muốn có một tài sản hầu như không có rủi ro hoặc những người đang phòng vệ (hedge) rủi ro cho một danh mục đầu tư hỗn hợp bằng cách giữ một phần trái phiếu lợi suất thấp trong số các tài sản có rủi ro thấp.

Ngược lại, trái phiếu có lợi suất cao có thể phù hợp hơn với những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao để đổi lại lợi nhuận cao hơn. Rủi ro ở đây là công ty hoặc chính phủ phát hành trái phiếu sẽ không trả được nợ. Phương pháp đa dạng hóa tài sản đầu tư có thể giúp giảm mức rủi ro tổng thể cho danh mục đầu tư đồng thời tăng lợi nhuận kỳ vọng.

Một số phép tính lợi suất phổ biến

Lợi suất đáo hạn (YTM) là tổng lợi suất dự kiến ​​cho một trái phiếu nếu trái phiếu đó được giữ cho đến khi nó đáo hạn. Lợi suất đáo hạn được coi là lợi suất trái phiếu dài hạn nhưng được biểu thị dưới dạng lãi suất hàng năm. YTM thường được ghi nhận là lợi suất trái phiếu tương đương (BEY), điều này làm cho các trái phiếu có thời hạn thanh toán lãi trái phiếu dưới một năm dễ so sánh hơn. Lợi suất phần trăm hàng năm (APY) là lãi suất thực thu được từ một khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc khoản đầu tư mà có tính đến ảnh hưởng của lãi kép.

Lợi suất phần trăm hàng năm (APR) bao gồm mọi khoản phí hoặc chi phí bổ sung liên quan đến các khoản giao dịch, nhưng không tính đến lãi kép trong một năm nhất định. Những nhà đầu tư sở hữu trái phiếu có thể thu hồi cũng muốn ước tính mức lợi suất thu hồi (YTC), hoặc tổng lợi nhuận mà người đó sẽ nhận được nếu trái phiếu đã mua chỉ được giữ cho đến ngày thu hồi thay vì đến khi đáo hạn.

=>> Tham khảo: Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Nhà đầu tư có thể sử dụng lợi suất trái phiếu như thế nào?

Ngoài việc đánh giá dòng tiền dự kiến ​​từ các trái phiếu riêng lẻ, lợi suất trái phiếu còn được sử dụng cho các phương pháp phân tích phức tạp hơn. Giới trader có thể sẽ mua và bán những trái phiếu có kỳ hạn khác nhau để tận dụng chênh lệch đường cong lợi suất, tức là đường này biểu thị lãi suất của trái phiếu có chất lượng tín dụng ngang nhau nhưng khác nhau về thời gian đáo hạn. Độ dốc của đường cong lợi suất báo trước những thay đổi về lãi suất và hoạt động kinh tế trong tương lai.

Chúng cũng có thể vạch ra sự khác biệt về lãi suất giữa các loại trái phiếu khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên một số đặc điểm. Chênh lệch lợi suất là mức chênh lệch giữa lợi suất của các công cụ nợ khác nhau, có kỳ hạn, xếp hạng tín dụng, công ty phát hành hoặc mức độ rủi ro khác nhau, được tính bằng cách trừ lợi suất của một công cụ này cho lợi suất của công cụ kia, ví dụ như chênh lệch giữa trái phiếu công ty AAA và Chính phủ Mỹ. Mức chênh lệch này thường được biểu thị bằng điểm cơ bản (bps) hoặc điểm phần trăm.

Trên đây là tổng hợp của Reviewsantot về lợi suất trái phiếu. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm các bài viết liên quan tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *