Khái niệm thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu

Thị trường chứng khoán quốc tế ngày nay luôn khá khắc nghiệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ và còn non yếu về kinh nghiệm lẫn kiến thức. Nhìn lại thiên niên kỷ vừa qua, thị trường tài chính này đã từng hứng chịu 2 đợt suy thái trầm trọng, hay còn gọi là “thị trường gấu”, khi mà các danh mục đầu tư đều lao dốc liên tục và thậm chí mất gần như 50% giá trị. Ngoài ra, các lời hứa hẹn về việc bắt đáy khi thị trường khủng hoảng sẽ mang lại lợi nhuận rất cao đều thường kết thúc trong cay đắng. Vì thế, các chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng tâm lý đầu tư giống như một con lắc và được vận hành nhờ sự dao động giữa sợ hãi và tham lam.

Định nghĩa về ‘Cổ phiếu’

Cổ phiếu hoặc cổ phần (hay còn được gọi là “vốn chủ sở hữu” của công ty) là một công cụ tài chính thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một công ty hoặc tập đoàn và thể hiện tỷ lệ quyền lợi tương xứng với tài sản của công ty (những gì công ty đang có) và thu nhập (lợi nhuận công ty tạo ra).

Ngoài ra, người nắm giữ cổ phiếu được xem là cổ đông đồng sở hữu một phần tài sản công ty dựa trên tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu. Ví dụ, một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu 100.000 cổ phiếu sẽ tương đương 10% cổ phần của một công ty có một triệu cổ phiếu đang lưu hành. Vì thế, số lượng cổ phiếu hiện hành của hầu hết các công ty lên đến hàng triệu hoặc thậm chí là hàng tỷ đơn vị.

Khái niệm thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu

>> Xem thêm: Các thuật ngữ trong chứng khoán

Phân loại cổ phiếu

Mặc dù cổ phiếu có 2 loại chính – cổ phiếu thường và cố phiếu ưu đãi; thế nhưng, trên thực tế hầu hết cổ phiếu được phát hành dưới dạng phổ thông, bởi vì cổ phiếu ưu đãi chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị thị trường và khối lượng giao dịch.

Sự khác biệt chính giữa hai loại này là cổ phiếu thường cho phép các cổ đông sở hữu có quyền bỏ phiếu, biểu quyết, nêu ý kiến hoặc ứng cử trong các cuộc họp của công ty (như đại hội thường niên hay đại hội cổ đông) — được tham gia ứng cử vào hội đồng quản trị hoặc được biểu quyết bổ nhiệm kiểm toán viên cho công ty. Còn cổ phiếu ưu đãi thường sẽ không cho tiếng nói. Tuy nhiên, các quyền lợi cao hơn hẳn như việc nhận lợi tức ổn định theo tỷ lệ cố định trên mệnh giá và được nhận tiền thanh lý tài sản trước cổ đông phổ thông có hiệu lực trong trường hợp công ty phá sản.

Ngoài ra, cổ phiếu thường được phân loại dựa trên quyền biểu quyết. Về cơ bản, các cổ đông sẽ có quyền biểu quyết ngang nhau dựa trên lượng cổ phiếu đang nắm giữ – với tỷ lệ “một quyền một cổ” – một quyền tương đương một cổ phiếu (theo tỷ lệ 1:1). Thế nhưng, một số công ty sẽ có hai hoặc nhiều loại cổ phiếu với các quyền biểu quyết khác nhau cho mỗi loại. Dựa vào cấu trúc hai tầng như thế, trong một số trường hợp, các cổ đông hạng A sẽ có 10 quyền bỏ phiếu trên mỗi cổ phần, trong khi những người ở hạng B chỉ có 1 quyền trên mỗi cổ phần.

>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học đầu tư chứng khoán online cơ bản cho người bắt đầu

Ý nghĩa của việc phát hành cổ phiếu

Ngược dòng lịch sử, xuất phát điểm của những tập đoàn khổng lồ ngày nay phần lớn là từ một tổ chức tư nhân nhỏ bé và đều được tạo dựng bởi một nhà sáng lập có tầm nhìn vĩ đại cách đây vài thập kỷ; như Jack Ma thành lập Alibaba Group Holding Limited (BABA) từ căn hộ ở Hàng Châu, Trung Quốc, vào năm 1999, hay Mark Zuckerberg sáng lập phiên bản đầu tiên của Facebook, Inc. (FB) từ phòng ký túc xá Đại học Harvard vào năm 2004. Những công ty công nghệ này đều đã phát triển để trở thành một trong những gã khổng lồ hàng đầu thế giới chỉ trong vài thập kỷ.

Hiển nhiên rằng, để đạt tốc độ phát triển thần kỳ như vậy thì đòi hỏi phải có một lượng vốn khổng lồ. Để hiện thực hóa các ý tưởng “thai nghén” trong tâm trí của thành một công ty thực thụ, nhà sáng lập phải thực hiện rất nhiều các các công đoạn như: thuê văn phòng hoặc nhà xưởng, thuê nhân viên, mua thiết bị và nguyên liệu, đồng thời thiết lập mạng lưới bán hàng và phân phối, cùng nhiều thứ khác. Toàn bộ các nguồn lực này đòi hỏi một lượng vốn đáng kể và phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.

Huy động vốn

Một start-up (công ty khởi nghiệp) có thể huy động vốn bằng cách bán cổ phần (tài trợ bằng vốn sở hữu) hoặc vay tiền (tài trợ bằng nợ). Việc vay nợ có thể là một vấn đề lớn đối với start-up vì khi mới thành lập, công ty sẽ không có nhiều tài sản để thế chấp cho một khoản vay – đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ hoặc công nghệ sinh học, nơi có ít tài sản hữu hình – cộng với lãi suất ngân hàng, sẽ thực sự là gánh nặng tài chính trong những ngày đầu, khi công ty có thể không có doanh thu hoặc thu nhập.

Do đó, hầu hết các công ty start-up với tiềm lực tài chính hạn hẹp thường chọn cách huy động vốn bằng cổ phần công ty. Ban đầu, các chủ doanh nghiệp có thể tìm nguồn vốn từ các khoản tiết kiệm cá nhân, cũng như hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Đến khi mở rộng hoạt động kinh doanh và những yêu cầu về vốn bắt đầu nhiều hơn, các start-up thường kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và các công ty đầu tư mạo hiểm (venture capital firms).

>> Xem thêm: Giá trị tương lai của dòng tiền

Cổ phiếu niêm yết

Khi thành lập công ty, dòng vốn từ hoạt động kinh doanh và một khoản vay mượn ngân hàng truyền thống sẽ là không đủ. Vì thế, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bắt đầu xuất hiện và sẽ biến một công ty tư nhân với lượng cổ phần được nắm giữ bởi vài cá nhân trở thành một công ty đại chúng, với phần lớn cổ phần được nắm giữ bởi công chúng. Ngoài ra, IPO cũng giúp các nhà đầu tư đi trước có thể nhanh chóng chuyển đổi một lượng cổ phần thành tiền mặt và thường quá trình này luôn mang lại những “quả ngọt” nhất định.

Một khi đã niêm yết trên sàn chứng khoán và được đưa vào giao dịch, giá của cổ phiếu thường có xu hướng biến động khi các nhà đầu tư và thương lái đánh giá và định giá tiềm lực nội tại của doanh nghiệp. Có rất nhiều chỉ số và thước đo khác nhau để định giá cổ phiếu, trong đó phổ biến nhất có lẽ là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (hoặc PE).

Ngoài ra, 2 phương pháp phân tích cổ phiếu được ưa dùng nhất là hướng cơ bản (chú trọng vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, nhóm ngành, doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu về tài chính, tài sản, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh, để xác định giá trị thật của cổ phiếu) và hướng kỹ thuật (tập trung vào việc phân tích biểu đồ, tìm hiểu quy luật biến động giá, yếu tố cung cầu, dự báo hành vi thị trường trong tương lai dựa trên diễn biến giá và khối lượng lịch sử).

Khái niệm thị trường chứng khoán

Sàn giao dịch chứng khoán là thị trường thứ cấp, nơi các chủ sở hữu hiện tại của cổ phiếu có thể giao dịch với những người mua tiềm năng. Điều quan trọng là các công ty niêm yết trên thị trường sẽ không tự mua và bán chính cổ phiếu đó một cách thường xuyên (dù vẫn có hoạt động thu mua lại cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu mới nhưng không xảy ra hàng ngày). Do đó, việc trao đổi cổ phiếu trên thị trường hầu hết chỉ giữa các nhà đầu tư hoặc thương lái với nhau.

Khái niệm thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu

>> Tham khảo thêm: Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

ch định giá cổ phiếu

Có một số cách định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng phổ biến nhất là thông qua quá trình đấu giá, nơi người mua và người bán đặt giá hỏi mua và giá chào bán để giao dịch. Giá hỏi mua là mức nhà đầu tư sẵn sàng mua và ngược lại, giá chào bán là mức mong muốn của người cần thanh lý cổ phiếu đó. Theo quy luật cung cầu, giao dịch sẽ được thực hiện khi 2 mức giá khớp với nhau.

Nhìn chung, thị trường có sự tham gia của hàng triệu nhà đầu tư và thương lái với rất nhiều ý tưởng khác nhau về cách định giá cổ phiếu, cũng như các mức giá khác nhau của quá trình mua và bán. Theo số liệu thống kê, hàng nghìn giao dịch mua/bán được diễn ra trong các phiên; điều đó thể hiện sự thay đổi liên tục trong tâm trí của những người tham gia trong suốt một ngày giao dịch vì sàn chứng khoán cung cấp không gian thuận tiện cho người bán và người mua gặp nhau. Để tham gia vào thị trường sôi nổi này, nhà đầu tư cần tạo tài khoản tại sàn giao dịch chứng khoán có uy tín; bởi vì, sàn sẽ đóng vai trò là trung gian cho người bán và người mua.

Lợi ích của việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Gần đây, mục tiêu của các doanh nghiệp là để công ty mình được niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khoán uy tín như New York Stock Exchange (NYSE) hoặc Nasdaq, vì những lợi ích rõ ràng, bao gồm:

  • Một sàn giao dịch niêm yết có nghĩa là các cổ phiếu có thanh khoản tốt và sẵn sàng cho các cổ đông của công ty nắm giữ.
  • Sàn giao dịch cho phép công ty huy động thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu.
  • Việc có cổ phiếu được giao dịch công khai giúp công ty dễ dàng hơn trong việc hoạch định các kế hoạch phân chia cổ phiếu, điều này cần thiết trong việc thu hút thêm nhiều nhân tài cho công ty.
  • Các công ty niêm yết sẽ có mức độ nổi tiếng và phủ sóng rộng hơn trên thị trường; phạm vi bao phủ và nhu cầu từ các nhà đầu tư và tổ chức có thể đẩy giá cổ phiếu tăng theo thời gian.
  • Cổ phiếu niêm yết có thể được công ty sử dụng làm định mức cho các thương vụ mua lại trong đó một phần hoặc toàn bộ khoản tiền chuyển nhượng được xem xét thanh toán bằng cổ phiếu.

Những lợi ích này khiến hầu hết các công ty lớn muốn đi theo hình thức công ty đại chúng hơn là công ty tư nhân. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, một số công ty tư nhân rất thành công, chẳng hạn như gã khổng lồ Cargill, tập đoàn công nghiệp Koch Industries, và nhà bán lẻ đồ nội thất Ikea nằm trong số ít những công ty tư nhân có giá trị nhất thế giới nhưng không tuân theo bất cứ chuẩn mực nào.

>> Có thể bạn quan tâm: Đầu tư chứng khoán Mỹ

Các vấn đề về niêm yết trên thị trường chứng khoán

Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế khi công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, ví dụ như:

  • Chi phí rất lớn cho việc niêm yết trên sàn giao dịch, như phí niêm yết và những khoản phí cao hơn liên quan đến tuân thủ và báo cáo đạo đức kinh doanh.
  • Các quy định rườm rà có thể hạn chế khả năng kinh doanh.
  • Hầu hết các nhà đầu tư chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn để cố gắng đạt doanh thu vượt qua ước tính thu nhập hàng quý hơn việc nghiên cứu tìm cách tiếp cận lâu dài với những chiến lược của công ty.

Các start-up công nghệ tiềm năng (hay còn gọi là “kỳ lân” vì các startup này được định giá hơn 1 tỷ đô la nên cực kỳ hiếm) đang chọn niêm yết trên sàn giao dịch muộn hơn nhiều so với các startup từ một hoặc hai thập kỷ trước. Việc trì hoãn niêm yết này có thể là do những hạn chế được liệt kê ở trên, hoặc các start-up này đã được quản lý tốt với nhiều đề xuất kinh doanh hấp dẫn, có khả năng tiếp cận với lượng vốn chưa từng có từ các quỹ đầu tư quốc gia, vốn cổ phần tư nhân và từ các nhà đầu tư mạo hiểm.

Việc tiếp cận với số vốn dường như không giới hạn như vậy sẽ khiến việc IPO và niêm yết trên sàn giao dịch không còn là vấn đề cấp bách đối với một công ty khởi nghiệp.

Số lượng các công ty giao dịch đại chúng ở Hoa Kỳ cũng đang giảm – từ hơn 8.000 vào năm 1996 xuống còn khoảng 4.100 đến 4.400 vào năm 2017.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu đầu tư trong thời gian dài, cổ phiếu sẽ giúp bạn tạo ra lợi nhuận cao hơn so với mọi loại đầu tư tài sản khác. Bạn sẽ nhận được lợi tức cổ phiếu từ lãi phát sinh và cổ tức. Bạn sẽ thu về lợi nhuận khi bán một cổ phiếu với giá cao hơn giá mà bạn đã mua. Cổ tức là phần lợi nhuận mà một công ty phân phối cho các cổ đông của mình và là một thành phần quan trọng của lợi nhuận từ cổ phiếu. 

Mặc dù sức hấp dẫn của việc mua một cổ phiếu từ các công ty FAANG huyền thoại (FAANG là những công ty có vai trò to lớn đối với hoạt động của thị trường chứng khoán, có khả năng thúc đẩy hiệu suất của toàn bộ thị trường như) như Facebook, Apple Inc. (AAPL), Amazon.com Inc. (AMZN), Netflix Inc. (NFLX) và Google Alphabet Inc. (GOOGL) ở những giai đoạn mới nổi có thể là một trong những chiến lược đầu tư đầy triển vọng và hấp dẫn.

Nhưng trên thực tế, những giao dịch thành công mang lại lợi nhuận cao như vậy thường rất ít khi xảy ra hoặc khá “viễn vông”. Với mong muốn tạo ra sự đột phá trong danh mục đầu tư, các nhà đầu tư nên đối mặt với việc chấp nhận rủi ro cao hơn cũng như việc quan tâm đến phần lớn lợi nhuận từ lãi các công ty hơn là cổ tức. Mặt khác, để xây dựng danh mục đầu tư ổn định và an toàn, những nhà đầu tư thận trọng thường chọn những cổ phiếu có lịch sử tập trung trả cổ tức đáng kể cho cổ đông.

Phân loại cổ phiếu

Để phân loại cổ phiếu theo lĩnh vực, người ta thường dùng Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp toàn cầu (GICS), được phát triển bởi MSCI và Standard & Poor Dow Jones Indices vào năm 1999 dành cho cộng đồng tài chính toàn cầu sử dụng. GICS là một công cụ hiệu quả để nắm bắt thông tin thị trường và tốc độ phát triển của các nhóm ngành. Cấu trúc GICS gồm 4 bậc bao gồm 11 lĩnh vực và 24 nhóm ngành. 11 lĩnh vực đó là:

  • Năng lượng
  • Vật liệu
  • Công nghiệp
  • Hàng tiêu dùng không thiết yếu
  • Hàng tiêu dùng thiết yếu
  • Chăm sóc sức khoẻ
  • Tài chính
  • Công nghệ thông tin
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông
  • Tiện ích
  • Bất động sản

Việc phân loại lĩnh vực giúp các nhà đầu tư dễ dàng điều chỉnh danh mục đầu tư của mình theo các mức độ chấp nhận rủi ro riêng biệt và sở thích đầu tư của họ. Ví dụ, các nhà đầu tư thận trọng muốn có thu nhập ổn định có thể sẽ cân nhắc đầu tư vào các nhóm ngành mà cổ phiếu có sự bình ổn giá tốt hơn với mức chia cổ tức hấp dẫn, hay còn gọi là nhóm ngành “phòng thủ” như hàng chủ lực tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và tiện ích. Trái lại, các nhà đầu tư rủi ro có thể thích những lĩnh vực nhiều biến động như công nghệ thông tin, tài chính hoặc năng lượng.

Chsố thị trường chng khoán

Khái niệm thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu

Ngoài việc đầu tư vào từng cổ phiếu riêng lẻ, nhiều nhà đầu tư sẽ có thể đầu tư vào một thị trường, lĩnh vực hay khu vực kinh tế thông qua việc nắm được chỉ số chứng khoán (Stock indexes hay stock indices). Các chỉ số này thể hiện sự tổng hợp và phép tính giá bình quân của một số cổ phiếu khác nhau so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn của các công ty lớn nhất trong nhóm cổ phiếu. Khi so sánh giá trị giữa hai thời điểm khác nhau, giới đầu tư sẽ nắm được thông tin về giá trị và hiệu suất của nhóm cổ phiếu thông qua biến động giá giữa 2 thời điểm.

Các chỉ số sẽ thể hiện mức giá ròng của những loại cổ phiếu khác nhau và tổng hoặc hiệu của một chỉ số sẽ phụ thuộc vào sự chuyển động lên xuống của từng yếu tố trong “phép tính” đó. Trên thị trường chứng khoán, chúng ta có thể sẽ thường nghe đến một trong những chỉ số chính như Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) hoặc S&P 500.

DJIA là một chỉ số nghiêng về giá và tình hình trong lĩnh vực công nghiệp của 30 tập đoàn lớn của Mỹ. Tỷ trọng của DJIA chỉ bao gồm 30 cổ phiếu và nếu nhà đầu tư đang cân nhắc giữa hàng ngàn nghìn cổ phiếu để lựa chọn thì đây không thực sự là một chỉ báo toàn diện về cách thị trường chứng khoán đang hoạt động. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể dùng S&P 500 – chỉ số nghiêng về vốn hoá thị trường của 500 công ty lớn nhất ở Hoa Kỳ.

Các chỉ số có thể trải dài trên nhiều nhóm ngành rộng như Dow Jones hoặc S&P 500, hoặc cụ thể đối với một ngành hay một khu vực nhất định. Các nhà đầu tư có thể giao dịch các chỉ số gián tiếp thông qua thị trường tương lai hoặc thông qua các quỹ giao dịch hối đoái (ETF) – nơi được vận hành giống như các sàn giao dịch chứng khoán.

Chỉ số thị trường là một thước đo phổ biến để đánh giá tình hình biến động của thị trường chứng khoán. Hầu hết các chỉ số thị trường đều có trọng số vốn hóa thị trường – có nghĩa là trọng số của mỗi thành phần của chỉ số sẽ tỷ lệ thuận với vốn hóa thị trường của chỉ số đó (hay giá trị mỗi cổ phiếu trong chỉ số cân xứng với tổng giá trị vốn hoá thị trường của chỉ số). Bên cạnh đó còn có một số chỉ số mang trọng số về giá như Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (DJIA). Ngoài DJIA, các các chỉ số được theo dõi rộng rãi ở Hoa Kỳ và Quốc Tế bao gồm:

>> Tham khảo: Biểu đồ tỷ giá

S giao dch chng khoán ln nht

Các sàn giao dịch chứng khoán đã tồn tại hơn hai thế kỷ. NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York) bắt nguồn từ năm 1792 khi hai mươi nhà môi giới gặp nhau ở Lower Manhattan và ký một thỏa thuận giao dịch chứng khoán theo hoa hồng. Năm 1817, các nhà môi giới chứng khoán ở New York hoạt động dưới thỏa thuận này đã thực hiện một số thay đổi quan trọng và để thành lập sở giao dịch chứng khoán New York (the New York Stock and Exchange board).

Cách thức hot động ca thtrường chng khoán

NYSE và Nasdaq là hai sàn giao dịch lớn nhất trên thế giới, dựa trên tổng giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các công ty niêm yết trên sàn. Số lượng các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ đã lên đến con số gần 20, mặc dù hầu hết trong số này thuộc sở hữu của CBOE, Nasdaq hoặc NYSE. Được xếp hạng theo tổng vốn hóa thị trường từ các công ty niêm yết, dưới đây là danh sách 20 sàn giao dịch lớn nhất trên toàn cầu.

Hy vọng bài viết mà Reviewsantot chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được về thị trường chứng khoán quốc tế hiện nay. Hãy là các nhà đầu tư thông minh nhé. Chúc các bạn thành công!

 

>> Xem thêm: Mô hình cờ đuôi nheo

>> Xem thêm: Quyền chọn nhị phân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *