Đầu Tư Vào Cổ Phiếu Blue-Chip

Đầu Tư Vào Cổ Phiếu Blue-Chip
Đầu Tư Vào Cổ Phiếu Blue-Chip

Đầu Tư Vào Cổ Phiếu Blue-Chip

Cổ phiếu blue-chip được biết đến với chất lượng và sự ổn định. Mặc dù không có định nghĩa thống nhất, các nhà đầu tư thường đồng ý rằng cổ phiếu blue-chip có giá trị vốn hóa thị trường trên 5 tỷ USD, là công ty thuộc danh mục cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ngoài việc có bảng cân đối kế toán vững chắc và mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận hàng quý, đáp ứng cơ bản ứng kỳ vọng của các nhà phân tích, nhiều cổ phiếu blue-chip là những cổ phiếu quý tộc – tức là công ty có lịch sử trả cổ tức cao và ưu tiên tổng thu nhập của cổ đông dưới hình thức tăng cổ tức.

Tuy nhiên, sự ổn định này đánh đổi với tăng trưởng. Mặc dù những cổ phiếu này có thể hấp dẫn với các nhà đầu tư giá trị, chúng không được coi là cổ phiếu thu hút với các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng. Chúng thường có hệ số beta quanh mức 1, có nghĩa là những cổ phiếu này có mối tương quan cao với thị trường chung. Nhiều nhà đầu tư trẻ có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ các công ty vốn hóa trung bình hoặc vốn hóa nhỏ, do những công ty này có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng cao hơn.

Khi tìm mua cổ phiếu blue-chip, nhà đầu tư có thể chọn lựa các cổ phiếu riêng lẻ hoặc tận dụng lợi ích của các cổ phiếu blue-chip khi là một phần trong quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF) chuyên nghiệp. Đây là một cách hay để nhà đầu tư hưởng lợi từ việc tăng cổ tức mà không cần phải chọn lựa từng cổ phiếu riêng lẻ.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Đầu tư chứng khoán quốc tế

Giới thiệu chung

Khi nghe thấy từ “blue-chip”, chúng ta có thể hình dung thứ gì đó có chất lượng và giá trị cao nhất. Trong trò chơi poker, phỉnh (chip) màu xanh dương (blue) luôn đại diện cho mệnh giá tiền cao nhất. Một nhóm chuyên gia blue-chip được coi là gồm những cá nhân có kiến ​​thức và phẩm chất tốt nhất để thực hiện một mục tiêu.

Khi nói đến đầu tư, thuật ngữ blue-chip được sử dụng để nói về các cổ phiếu có chất lượng và giá trị cao. Tuy nhiên, khó có thể định nghĩa cổ phiếu blue-chip một cách dễ dàng. May mắn thay, Phố Wall làm điều đó hộ chúng ta bằng việc xác định cụ thể những cổ phiếu được coi là cổ phiếu blue-chip trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Những cổ phiếu này có chung nhiều phẩm chất nội tại có thể đo lường đã xếp chúng vào nhóm được khao khát này.

Bài viết này sẽ nói rõ hơn về các cổ phiếu blue-chip, đồng thời sẽ xác định lý do tại sao các nhà đầu tư tìm đến chúng. Trong đó có cả lý do tại sao cổ phiếu blue-chip được gọi là cổ phiếu trả cổ tức tuyệt vời, có thể làm tăng đáng kể tổng lợi nhuận của nhà đầu tư.

Cổ phiếu Blue-chip là gì?

Các nhà phân tích cơ bản và kỹ thuật đều đồng ý rằng không có định nghĩa cụ thể cho cổ phiếu blue-chip. Không có thước đo tài chính nào tự động phân loại một cổ phiếu thành cổ phiếu blue-chip, cũng như giá trị nội tại của một cổ phiếu không giúp đưa nó vào danh mục blue-chip.

Tuy nhiên, có một số quy tắc chung dường như xác nhận sự hòa nhập của cổ phiếu blue-chip trên một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn.

  • Họ là những công ty lớn và ổn định: Một số nhà phân tích sử dụng mức vốn hóa thị trường 5 tỷ USD như chỉ báo cho một công ty blue-chip. Mặc dù đây không phải một con số chính xác, nó phù hợp với ý tưởng theo định nghĩa, cổ phiếu blue-chip là của một công ty có bảng cân đối kế toán lớn và được quản lý tốt. Cổ phiếu blue-chip thường có khả năng tiếp cận vốn với chi phí thấp.
  • Họ dẫn đầu ngành của mình: Một thuộc tính mà các cổ phiếu blue-chip đều có là dẫn đầu trong các lĩnh vực hoạt động của họ. Họ có thị phần lớn, thường nằm trong top 3 thị phần của một lĩnh vực cụ thể. Các cổ phiếu blue-chip thường, nhưng không phải luôn luôn, có những sản phẩm có được lợi thế cạnh tranh.
  • Họ có lịch sử lâu dài về lợi nhuận đáng tin cậy: Một đặc tính khiến cổ phiếu blue-chip khác biệt với các cổ phiếu khác là hiệu quả kinh doanh được tiếp diễn. Những cổ phiếu này không phải kiểu “lóe sáng rồi vụt tắt”, chúng là những cổ phiếu đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ kinh tế thuận lợi cũng như khả năng vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn và tiếp tục tăng trưởng.

Một đặc tính khác mà các cổ phiếu blue-chip sở hữu là tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có được nhờ các phẩm chất nội tại như giá trị của thương hiệu và các chỉ số cơ bản bao gồm quyền định giá và lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Cổ phiếu Blue-chip trước tiên là về giá trị.

Theo định nghĩa, cổ phiếu blue-chip không phải là cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng không có nghĩa là chúng không phải cổ phiếu tăng trưởng. Tuy nhiên, giá trị của chúng có được nhờ sự ổn định và hiệu suất đều đặn. Giá trị của những cổ phiếu này bắt nguồn từ các chỉ số kinh doanh cơ bản vững chắc cũng như giá trị nội tại cao. Nhiều cổ phiếu trong số này đã thành lập những thương hiệu mang tính biểu tượng gắn liền với họ. Mặc dù điều này không đảm bảo hiệu quả hoạt động trong tương lai (mỗi chúng ta đều biết khá nhiều thương hiệu và công ty hiện không còn tồn tại nữa), nhưng nó có xu hướng cho thấy những công ty này có khả năng phục hồi tốt trên cả thị trường tăng và giảm.

Cổ phiếu Blue chip không biến động nhiều về giá.

Cổ phiếu blue-chip được biết đến với sự ổn định. Điều này không có nghĩa là cổ phiếu blue-chip không tăng trưởng. Nó chỉ đơn giản là những cổ phiếu này có xu hướng ít biến động hơn so với toàn thị trường nói chung.

Chúng thường sẽ có tỷ lệ P/E hấp dẫn. Sự ổn định này là một trong những đặc điểm khiến những cổ phiếu này trở nên hấp dẫn để mua, nhất là đối với các nhà đầu tư muốn nắm giữ, những người tìm kiếm về giá trị và tăng trưởng. Mặc dù những cổ phiếu này có thể không có được sự tăng trưởng tích cực như các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hoặc vốn hóa trung bình, nhưng chúng mang lại mức độ chắc chắn cao hơn cho các nhà đầu tư, giúp họ có thể tin tưởng rằng những cổ phiếu này sẽ tăng trong giai đoạn thuận lợi, nhưng có lẽ sẽ không giảm mạnh như những cổ phiếu khác khi thị trường chứng khoán giảm.

Cổ phiếu Blue-chip có lịch sử chia cổ tức tốt.

Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các cổ phiếu blue-chip đều thường xuyên trả cổ tức. Và nhiều công ty coi mục tiêu chính là tăng trưởng cổ tức như một phần thưởng cho các cổ đông của họ. Một trong những lý do tạo nên điều này là vì các công ty blue-chip thường có bảng cân đối kế toán rất vững chắc. Mặc dù điều đó không có nghĩa là những cổ phiếu này sẽ không bao giờ giảm giá trị, nhưng chúng thể hiện minh chứng cho việc coi vốn cổ đông là một ưu tiên.

Ben Graham, tác giả cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” nói rằng các nhà đầu tư bảo thủ nên tìm kiếm các cổ phiếu blue-chip có lịch sử trả cổ tức trong khoảng 20 năm. Nhiều cổ phiếu blue-chip được coi là quý tộc cổ tức. Nhóm độc quyền này (tính đến tháng 08/2018, chỉ có 53 công ty là quý tộc cổ tức trên sàn chứng khoán Mỹ) gồm các công ty thuộc S&P 500 không chỉ ưu tiên trả cổ tức mà còn tăng tỷ suất cổ tức của họ trong ít nhất 25 năm liên tiếp.

Theo định nghĩa, các nhà quý tộc cổ tức cần phải đáp ứng các yêu cầu nhất định về vốn hóa thị trường và tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là mặc dù không phải mọi cổ phiếu blue-chip đều là cổ phiếu quý tộc, tất cả các quý tộc cổ tức đều là cổ phiếu blue-chip.

Các nhà đầu tư tái đầu tư cổ tức đều có được lịch sử nhận phần thưởng là tổng lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, khi các cổ phiếu được đánh giá mà không tính đến cổ tức được tái đầu tư, tổng lợi nhuận của nhóm các cổ phiếu này không nhất thiết sẽ tốt hơn thị trường.

Bất lợi của cổ phiếu Blue-chip.

Đối với hầu hết các nhà đầu tư, cổ phiếu blue-chip là những khoản đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, sự ổn định và thương hiệu nổi tiếng gắn liền với các cổ phiếu này cũng có thể hạn chế lợi nhuận thu được đối với các nhà đầu tư trẻ hơn vì một số lý do:

  1. Cổ phiếu blue-chip nhìn chung không đánh bại thị trường chứng khoán: Gần như thể hiện trong định nghĩa, cổ phiếu blue-chip dẫn dắt mức trung bình thị trường. Nhiều cổ phiếu trong số này sẽ có hệ số beta gần bằng 1, có nghĩa là hiệu suất của những cổ phiếu này sẽ tương ứng chặt chẽ hiệu suất của Chỉ số S&P 500. Khi chỉ số đi lên, những cổ phiếu này cũng sẽ diễn biến theo rất sát. Tuy nhiên, điều này cũng đúng khi thị trường chứng khoán đi xuống. Các nhà đầu tư trẻ hơn với thời gian đầu tư dài hơn thường có thể vượt qua những tăng giảm thị trường liên quan đến các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình với những biến động lớn hơn.
  2. Họ tập trung vào thưởng cho cổ đông nhiều hơn là đầu tư vào doanh nghiệp: Các công ty nhỏ hơn có xu hướng tái đầu tư lợi nhuận của họ vào hoạt động kinh doanh dưới hình thức mua lại cổ phần hoặc nhận nợ để đẩy mạnh sự phát triển kinh doanh, từ đó giúp nâng giá cổ phiếu. Ngược lại, cổ phiếu blue-chip có xu hướng chia lợi nhuận của họ vào cổ tức để thưởng cho cổ đông. Đối với những nhà đầu tư không cần lợi nhuận thặng dư đến từ những khoản cổ tức này, họ có thể hưởng lợi tốt hơn khi mua những cổ phiếu tích cực hơn trong nỗ lực xây dựng sự giàu có.
  3. Cổ phiếu blue-chip gồm các công ty đã thành lập lâu đời hơn: Một trong những phẩm chất của cổ phiếu blue-chip là giá trị nội tại của chúng. Nhà đầu tư ở mọi lứa tuổi đều có thể nhận ra nhiều cái tên trong số này. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trẻ tuổi trở thành những người chấp nhận nhanh chóng và bắt kịp với những tiến bộ công nghệ đang tạo ra nhiều sản phẩm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Các sản phẩm này được phát triển bởi các công ty non trẻ hơn, những đơn vị có thể mang đến nhiều cơ hội phát triển hấp dẫn hơn.
  4. Tin tức tốt được phản ánh vàp giá của cổ phiếu blue-chip: Mặc dù cổ phiếu blue-chip được biết đến với sự ổn định, nhưng không có nghĩa chúng không có rủi ro. Điều này là do hiệu ứng từ hào quang mà các cổ phiếu này nhận được. Sự ổn định của chúng gây ra “lợi ích của sự hoài nghi” thường được phản ánh vào giá cổ phiếu. Khi những cổ phiếu này là tâm điểm của tin tức xấu (ví dụ: thu hồi sản phẩm, báo cáo lợi nhuận kém, một vụ bê bối về điều hành), cổ phiếu đó có thể bị giảm giá. Và vì các nhà đầu tư trẻ tuổi nhìn chung có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn các nhà đầu tư đã hoặc gần đến tuổi nghỉ hưu, họ có thể có hiệu quả tốt hơn khi đầu tư vào các cổ phiếu có khả năng phục hồi sau thua lỗ nhanh hơn.

Cách đầu tư vào cổ phiếu Blue-chip.

Các nhà đầu tư đang muốn mua cổ phiếu blue-chip có thể tìm thấy chúng trên mọi sàn giao dịch chứng khoán lớn của Mỹ: Dow Jones, S&P 500 và NASDAQ. Đặc biệt, NASDAQ có các cổ phiếu FANG (Facebook, Amazon, Netflix và Google/Alphabet) đang thu hút rất nhiều sự chú ý. Nhà đầu tư có thể tìm thấy các cổ phiếu blue-chip quốc tế trong các chỉ số nước ngoài như chỉ số TSX-60 (Canada) và chỉ số FTSE của Anh.

Các nhà đầu tư nên thực hiện thẩm định chuyên sâu với các cổ phiếu blue-chip tương tự với bất kỳ khoản đầu tư nào khác. Không có khoản đầu tư nào là không có rủi ro, nhưng cổ phiếu blue-chip có xu hướng ít biến động hơn các cổ phiếu khác, có thể hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : Đầu tư chứng khoán Mỹ

Đầu tư vào cổ phiếu blue-chip mang lại một số lợi ích quan trọng:

  1. Thương hiệu nổi tiếng: Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett luôn khuyên các nhà đầu tư nên đầu tư vào những công ty có hoạt động kinh doanh mà họ hiểu rõ. Các nhà đầu tư thích Coca-Cola hoặc những người dùng luôn ủng hộ Microsoft có thể cảm thấy an toàn khi đầu tư vào các công ty mà họ có thể “theo dõi” mà không cần đi sâu vào bảng cân đối kế toán hoặc các chỉ số phân tích kỹ thuật khác.
  2. Sự dễ tiếp cận: Vì sự phổ biến của chúng, cổ phiếu blue-chip có thể dễ dàng mua và bán. Điều này giúp đảm bảo rằng nhà đầu tư sẽ có thể mua hoặc bán một cổ phiếu khi họ muốn.
  3. Quyền lợi miễn thuế: Một cổ phiếu blue-chip có thể được đưa vào ISA (tài khoản tiết kiệm cá nhân) cổ phiếu, và có thể bảo vệ lợi nhuận khỏi bị đánh thuế.
  4. Nhiều công ty blue-chip đem lại sự đa dạng hóa danh mục đầu tư: Bởi quy mô của các công ty này, nhiều cổ phiếu blue-chip có thể mang đến cho nhà đầu tư khả năng tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau chỉ trong một cổ phiếu. Ví dụ, một khoản đầu tư vào một công ty như British Petroleum khiến nhà đầu tư tiếp xúc với không chỉ lĩnh vực dầu khí mà còn cả thị trường hàng hóa do là một phần hoạt động kinh doanh khác của đơn vị này.
  5. Nhà đầu tư có nhiều lựa chọn đầu tư: Cổ phiếu blue-chip có thể được đầu tư như một phần của quỹ chỉ số hoặc quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Các quỹ này cho phép nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực cụ thể (ví dụ: tài chính, công nghệ).

Kết luận về cổ phiếu Blue-chip

Không có một định nghĩa duy nhất về cổ phiếu blue-chip, nhưng chúng có chung các thuộc tính như bảng cân đối kế toán mạnh với dòng tiền lớn và tích cực, các mô hình kinh doanh bền bỉ tạo ra giá trị cơ bản và nội tại, từ đó giúp các cổ phiếu này mang lại sự tăng trưởng vững chắc. Đây chỉ là một phần của các lý do khiến những cổ phiếu này được coi là khoản đầu tư an toàn. Các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu blue-chip dựa vào chúng vì sự tăng trưởng ổn định và khả năng trả cổ tức thường xuyên.

Một số đặc tính của cổ phiếu blue-chip có thể khiến các khoản đầu tư này trở nên quá thận trọng đối với nhà đầu tư trẻ tuổi, những người có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn và còn khoảng thời gian đầu tư dài hơn có thể khiến cho các cổ phiếu nhỏ hơn của những công ty tân tiến trở nên hấp dẫn hơn.

Cổ phiếu blue-chip xứng đáng có trong danh mục đầu tư của mọi nhà đầu tư và là cách đầu tư chứng khoán hiệu quả mà các nhà đầu tư nên cân nhắc. Tuy nhiên, giống với bất kỳ khoản đầu tư nào, chúng không nên là cổ phiếu duy nhất, nhất là đối với những nhà đầu tư trẻ tuổi, những người thường có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn. Đối với những nhà đầu tư này, con đường dẫn đến sự giàu có có thể gồm cả các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và trung bình. Một danh mục đầu tư cân bằng cũng nên đảm bảo có cả các khoản đầu tư vào trái phiếu và tiền mặt. Tất nhiên, mức độ phân chia danh mục đầu tư cho cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt sẽ khác nhau tùy vào mỗi nhà đầu tư.

Trên đây là tất tần tật thông tin về cổ phiếu Blue-chip mà Reviewsantot muốn chia sẻ, bạn đang muốn bổ sung cho mình thêm kiến thức về chứng khoán và forex thì đừng quên tham gia khóa học đầu tư chứng khoán. Chúc các nhà giao dịch thành công trên thị trường này!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *