Chính sách tiền tệ là gì?

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là giữ cho nền kinh tế luôn hoạt động ở mức độ. vừa phải, không quá gò bó nhưng cũng không quá lỏng lẻo. Để giữ cho nền kinh tế luôn ở mức cân bằng, Ngân hàng Trung ương sẽ giảm lãi suất để khuyến khích người dân hoặc doanh nghiệp vay mượn và tiêu xài nhiều hơn trong trường hợp lạm phát xảy đến.

Và ngược lại, khi giảm phát diễn ra, Ngân hàng Trung ương sẽ áp mức lãi suất vay cao để giảm sức chi của người dân và các doanh nghiệp.

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là một bộ công cụ được Ngân hàng Trung ương dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế bền vững thông qua hình thức kiểm soát tổng nguồn tiền có thể cung của các Ngân hàng của chính quốc gia đó, bao gồm cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng của các Ngân hàng đó.

Chính sách tiền tệ là gì

Công cụ chính yếu của chính sách này là lượng tiền của một quốc gia. Ngân hàng Trung ương sẽ ấn định mức lãi suất vay đối với cho các Ngân hàng trong nước. Tương tự, khi lãi suất tăng hoặc giảm, các tổ chức tài chính trong nước buộc phải tự điều chỉnh mức lãi suất cho vay đối với các khách hàng, bao gồm từ những doanh nghiệp lớn vay vốn để thực hiện dự án cho đến các cá nhân vay thế chấp để mua nhà.

>>> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán quốc tế, rủi ro và lợi nhuận

Chính sách tiền tệ là tập hợp các hoạt động được thực thi bởi Ngân hàng Trung ương của một quốc gia với mục tiêu kiểm soát tổng cung tiền, nhằm hướng đến sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chính sách tiền tệ được phân chia thành 2 chủ yếu, bao gồm chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp.

Và một số biện pháp giải quyết tức thời bao gồm việc hiệu chỉnh lãi suất lên hoặc xuống, cho Ngân hàng vay tiền mặt trực tiếp, và thay đổi yêu cầu dự trữ tiền mặt của Ngân hàng.

KHÓA HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN FREE

Hiểu rõ được những khó khăn của các nhà đầu tư khi tìm hiểu kiến thức trên thị trường, Tạp chí Trading đã thiết kế khóa học phù hợp nhất để bạn có thể tự xây dựng được lộ trình đầu tư chứng khoán thông minh cho riêng mình.

Tham gia khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản các nhà đầu tư sẽ được trao đổi trực tiếp 1:1 với các chuyên gia đầu ngành của chúng tôi. Đồng thời cập nhật tin tức thị trường nhanh nhất.

Kiến Thức Thêm Về Chính Sách Tiền Tệ

Chính sách tiền tệ là hình thức kiểm soát lượng tiền đang lưu thông trên thị trường và các kênh cung ứng tiền mới.

Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương là tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm lạm phát, tốc độ tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và thanh khoản tổng thể bằng cách quản lý nguồn cung tiền.

Chính sách tiền tệ là gì

Ngoài việc điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng Trung ương có thể mua hoặc bán trái phiếu chính phủ, ấn định tỷ giá hối đoái (ngoại hối) và lượng tiền mặt mà các Ngân hàng được phép dự trữ.

Trên thực tế, hầu hết tất cả các chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích hay nhà đầu tư rất quan tâm đến các quyết định từ chính sách tiền tệ và thậm chí cả biên bản cuộc họp từ Ngân hàng Trung ương; bời vì đây là nguồn tin tức chính thống có sức tác động lớn và lâu dài đến nền kinh tế nói chung, cũng như các ngành và từng thị trường cụ thể khác nói riêng.

>>> Xem thêm: Tổng quan về thị trường chứng khoán quốc tế 2022

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Quyết Định Của Chính Sách Tiền Tệ

Chính sách tiền tệ được xây dựng dựa trên nhiều nguồn thông tin đầu vào khác nhau. Và cơ quan quản lý tiền tệ sẽ xem xét đến các số liệu kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỉ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và các lĩnh vực cụ thể, cũng như các số liệu liên quan.

Chính sách tiền tệ là gì

Bên cạnh đó, các diễn biến địa-chính trị (geopolitical) cũng được kiểm soát. Các lệnh cấm vận dầu mỏ hay việc áp đặt (hoặc dỡ bỏ) thuế quan thương mại là những ví dụ thực tiễn mang tính ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia cụ thể.

Hơn thế nữa, Ngân hàng Trung ương cũng có thể xem xét đến những vấn đề được đưa ra bởi các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm hay các doanh nghiệp cụ thể, hoặc cân nhắc kết quả khảo sát từ các tổ chức tư nhân và thông tin từ các cơ quan chính phủ khác trước khi đưa ra các quyết sách tiền tệ.

>>> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán Mỹ cho nhà đầu tư tại Việt Nam

Ủy Quyền

Các cơ quan quản lý tiền tệ thường được giao nhiệm vụ và ủy quyền để thực thi các chính sách mở rộng nhằm mục tiêu gia tăng sự ổn định của lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, duy trì tỷ giá hối đoái (forex) và tỉ lệ lạm phát luôn nằm trong mức kiểm soát được.

Chính sách tiền tệ là gì

Ngoài chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cũng được dùng như một công cụ kinh tế. Cụ thể hơn, chính phủ có thể tăng việc cho vay và chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cả hai công cụ tài chính và tiền tệ đã được triển khai nhiều trong các chương trình đối phó với đại dịch COVID-19 của chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang có trách nhiệm quản lý chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có nhiệm vụ kép, nghĩa là phải đạt được tỉ lệ lao động có việc làm ở mức tối đa song song với việc kiểm soát lạm phát.

Điều này đồng nghĩa với việc Fed có trách nhiệm duy trì mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở trạng thái cân bằng, nhằm đạt được mục đích giữ lãi suất dài hạn ở mức tương đối thấp.

Vai trò cốt lõi của Fed là trở thành phương án vay nợ cuối cùng của các Ngân hàng, tạo điều kiện thanh khoản và được quản lý bởi các tổ chức tài chính nhằm ngăn chặn sự sụt giá và hoảng loạn kinh tế.

>>> Xem thêm: 9 Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất 2022

Các Loại Chính Sách Tiền Tệ

Nói một cách tổng thể, các chính sách tiền tệ có thể được phân loại thành chính sách mở rộng hoặc chính sách thu hẹp:

Chính Sách Tiền Tệ Mở Rộng

Nếu một quốc gia đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao do kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái, cơ quan quản lý tiền tệ có thể chọn chính sách mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh tế.

Chính sách tiền tệ là gì

Thêm vào đó, cơ quan quản lý tiền tệ thường hạ lãi suất như một phần của chính sách mở rộng nhằm kích thích chi tiêu.

Việc tăng nguồn cung tiền trên thị trường nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư và chi tiêu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất với nhiều điều kiện ưu đãi sẽ giúp các doanh nghiệp và cá nhân vay tiền dễ dàng hơn.

Nhiều nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã áp dụng cách tiếp cận mở rộng này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cố gắng giữ lãi suất ở mức xấp xỉ bằng 0.

Chính Sách Tiền Tệ Thu Hẹp

Mục đích của chính sách tiền tệ thu hẹp là tăng lãi suất để kiềm hãm tốc độ phát triển của nguồn cung tiền và giảm lạm phát.

Có thể thấy, chính sách này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và thậm chí làm tăng tỷ lệ thất nghiệp; tuy nhiên, lại được xem xét là cần thiết để hạ nhiệt nền kinh tế và giữ giá cả trong tầm kiểm soát.

Vào đầu những năm 1980, khi nền kinh tế Mỹ đang sở hữu tỷ lệ lạm phát lơ lửng ở mức hai con số, Fed đã nâng lãi suất chuẩn lên mức kỷ lục 20%. Mặc dù mức lãi suất cao đã gây ra suy thoái kinh tế, nhưng lại góp phần điều chỉnh mức lạm phát trở về phạm vi mong muốn từ 3% đến 4% chỉ trong vài năm sau đó.

Các Công Cụ Thi Hành Chính Sách Tiền Tệ

Các Ngân hàng Trung ương sử dụng một số công cụ để định hình và thực hiện chính sách tiền tệ.

Công cụ đầu tiên

Có thể kể đến là việc mua và bán trái phiếu ngắn hạn trên thị trường mở bằng cách sử dụng nguồn tiền mặt dự trữ mới được tạo ra – hay còn gọi là nghiệp vụ thị trường mở. Hoạt động này nhắm vào các loại lãi suất ngắn hạn như lãi suất quỹ liên bang.

Chính sách tiền tệ là gì

Trên thực tế, để làm tăng dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Trung ương sẽ mua vào tài sản — hoặc giảm bằng cách bán ra. Điều này khiến các Ngân hàng thương mại khác sẽ dễ dàng phản hồi bằng cách cho các doanh nghiệp khách hang của mình vay với mức lãi suất thấp hơn — hoặc với lãi suất cao hơn nếu trong trường hợp khoản vay khó — cho đến khi đạt mục tiêu lãi suất của Ngân hàng Trung ương đã đề ra.

Hơn nữa, nhằm mục tiêu tăng trưởng có hạn định số lượng cung ứng tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể cho phép các Ngân hàng vay vốn dễ dàng hơn bằng cách mua một lượng tài sản cụ thể. Quá trình này được gọi là nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE).

Giải pháp thứ hai

Là thay đổi mức lãi suất hoặc tài sản thế chấp bắt buộc khi Ngân hàng Trung ương, trong vai trò là người cho vay cuối cùng, cho các Ngân hàng vay khẩn cấp trực tiếp. Ở Mỹ, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ chiết khấu. Các Ngân hàng sẽ cho vay tự do hơn hoặc ít tự do hơn tùy thuộc vào mức lãi suất này.

Việc hạ thấp yêu cầu dự trữ này sẽ giúp các Ngân hàng giải ngân được nhiều vốn hơn để có thể thực hiện việc vay hoặc mua các tài sản khác. Mặt khác, việc tăng tiền ký quỹ sẽ làm giảm hoạt động cho vay của Ngân hàng và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian gần đây, chính sách tiền tệ trở nên bất thường. Khi nền kinh tế ở giai đoạn cực kỳ biến động, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fed đã bơm hàng nghìn tỷ đô la vào bảng cân đối kế toán trong trái phiếu kho bạc và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS), áp dụng các chương trình cho vay và mua tài sản mới kết hợp nhiều khía cạnh của việc cho vay chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở và nới lỏng định lượng (QE). Tương tự, các cơ quan quản lý tiền tệ của các nền kinh tế hàng đầu khác trên toàn cầu cũng áp dụng theo phương thức này.

Sự Khác Nhau Giữa Chính Sách Tiền Tệ Và Chính Sách Tài Khóa

Ngân hàng Trung ương ban hành chính sách tiền tệ với nhiệm vụ giữ cho nền kinh tế phát triển đồng đều với mục đích là giữ cho tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, bảo vệ giá trị của đồng tiền, và duy trì tăng trưởng kinh tế ở tốc độ ổn định. Để đạt được những mục tiêu này, phía Ngân hàng sẽ thao túng lãi suất; do đó làm tăng hoặc giảm tỷ lệ đi vay, chi tiêu hoặc tiết kiệm ngân sách.

Chính sách tiền tệ là gì

Chính sách tài khóa được ban hành bởi chính phủ quốc gia nhằm mục đích chi tiêu tiền thuế để thúc đẩy phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình thức gửi tiền – trực tiếp hoặc gián tiếp –  cũng là một cách thức góp phần gia tăng chi tiêu và kích thích tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Hai Loại Chính Sách Tiền Tệ

Nhìn chung, chính sách tiền tệ có tính chất mở rộng hoặc mang tính thu hẹp. Mục tiêu của chính sách mở rộng là tăng chi tiêu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng cách giảm chi phí vay mượn. Trái lại, chính sách thu hẹp lại kìm hãm chi tiêu bằng cách tăng lãi suất vay.

Chính sách tiền tệ là gì

Tùy thuộc vào thị trường kinh tế ở mỗi thời điểm nhất định, các chính sách mở rộng hoặc thu hẹp sẽ kiểm soát lạm phát trong phạm vi cho phép, giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức chấp nhận được và duy trì giá trị của đồng tiền.

Những Thay Đổi Trong Các Chính Sách Tiền Tệ Thay Đổi

Theo thường lệ, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Cục Dự trữ Liên bang họp 8 lần/năm. Sau vài ngày thảo luận, Ủy ban sẽ thông báo việc có thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với các chính sách tiền tệ của quốc gia hay không, và nếu có, các chi tiết thay đổi sẽ được đưa ra một cách cụ thể.

Nói cách khác, Cục Dự trữ Liên bang có thể hành động trong trường hợp khẩn cấp nếu thật sự cần thiết. Cục dự trữ Liên Bang đã áp dụng cách thức này trong các cuộc khủng hoảng gần đây, bao gồm khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2008 và việc ngưng hoạt động kinh doanh trong đại dịch COVID-19.

Trên đây là những thông tin về chính sách tiền tệ mà review sàn tốt muốn gửi tới nhà đầu tư. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các nhà đầu tư trên con đường chinh phục thị trường chứng khoán của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *