Mục Đích Và Chức Năng Của Cục Dự Trữ Liên Bang

Mục Đích Và Chức Năng Của Cục Dự Trữ Liên Bang

Ngày nay, chúng ta không nghĩ rằng sẽ có chuyện người gửi tiền “đồng loạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng”. Nhưng trong lịch sử thời điểm hơn 100 năm về trước, điều này thực sự đã diễn ra. Câu chuyện về các bà vợ Mỹ xưa chọn cất tiền mặt dưới đệm hơn là gửi tiền vào ngân hàng là một ví dụ điển hình cho sự lo ngại của người Mỹ về sự an toàn của tiền họ gửi trong ngân hàng.

Tất cả đã thay đổi vào năm 1913 khi Cục Dự trữ Liên bang (the Federal Reserve) ra đời, gọi tắt là “Fed”. Cục Dự trữ Liên bang đã cơ bản thay đổi hệ thống tiền tệ của Hoa Kỳ. Trong khi phần lớn các nhà kinh tế cho rằng điều này là tốt thì khi phạm vi ảnh hưởng của Cục Dự trữ Liên bang mở rộng trong những năm gần đây, một số nhà kinh tế đã lo ngại liệu nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang có đang trở nên quá lớn.

Bài viết này sẽ giải thích Cục Dự trữ Liên bang là gì và cách Fed định hình chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Cùng tìm hiểu những thay đổi mà Fed tạo ra, đặc biệt đối với tỷ lệ lãi suất, điều này ảnh hưởng như thế nào đối với các nhà đầu tư và người tiêu dùng, đồng thời xem xét vai trò của Fed đã thay đổi như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử.

 

>> XEM THÊM : Đầu tư chứng khoán Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang là gì?

Cục Dự trữ Liên bang là ngân hàng trung ương của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là “ngân hàng của ngân hàng” và “nhà cho vay cuối cùng”. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và định hướng chính sách tiền tệ của quốc gia.

Vai trò và chức năng của Cục Dự trữ Liên

Theo trang web của Cục Dự trữ Liên bang (Federalreserve.gov), vai trò chính của Cục Dự trữ Liên bang là:

  1. Thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích “tối đa hoá việc làm, ổn định giá cả và điều hoà lãi suất dài hạn trong nền kinh tế Hoa Kỳ”.

Về mặt lịch sử, Fed cố gắng thúc đẩy nền kinh tế Goldilocks. Fed muốn tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng muốn kiểm soát kinh tế. Khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng quá nhanh, Fed có thể thực hiện các hành động như tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Khi nền kinh tế đang trì trệ hoặc suy thoái, Fed có thể hạ lãi suất, vay nợ ngân hàng sẽ gia tăng trong nỗ lực “thúc đẩy” nền kinh tế. Khi thay đổi lãi suất, Fed không chỉ xem xét chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà còn dựa trên các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp và Chỉ số giá tiêu dùng. Qua đó, Fed cân nhắc đưa ra các chính sách không làm tổn hại đến việc làm của người dân hay làm gia tăng lạm phát.

  1. “Thúc đẩy sự ổn định và tính cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức tài chính và giám sát tác động của các tổ chức này đối với hệ thống tài chính nói chung”.

Có lẽ không gì đúng hơn khi nói về Fed trong 10 năm qua bằng câu nói “quá lớn để sụp đổ”. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, Cục Dự trữ Liên bang đã thực thi những hành động chưa từng có để “cứu trợ” một số ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ đảm bảo rằng các ngân hàng này có đủ khả năng thanh khoản trong hệ thống tài chính. Chương trình “nới lỏng định lượng” này đã làm tăng nguồn cung tiền tệ của Hoa Kỳ lên mức chưa từng có.

  1. “Thúc đẩy sự an toàn và tính cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức tài chính và giám sát tác động của chúng đối với hệ thống tài chính nói chung”.

Như một điều kiện của các gói cứu trợ, các ngân hàng quốc gia này cần vượt qua những “bài kiểm tra căng thẳng” để đảm bảo có thể hoạt động một cách khả thi. Các bài kiểm tra căng thẳng này vẫn đang diễn ra.

  1. Thúc đẩy hệ thống thanh toán và quyết toán an toàn và hiệu quả “thông qua các dịch vụ dành cho ngành ngân hàng và Chính phủ Hoa Kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và thanh toán bằng đồng USD”.

Một trong những cách được thực hiện là thông qua việc sử dụng Cơ chế chiết khấu và Dự trữ bắt buộc của Fed. Để đảm bảo khả năng thanh toán và quyết toán của các ngân hàng, Fed yêu cầu mỗi ngân hàng phải dự trữ một lượng tiền nhất định. Thông thường, các ngân hàng sẽ vay lẫn nhau để đáp ứng yêu cầu này, tuy nhiên, trong một số tình huống, những ngân hàng gặp khó khăn hơn có thể không tìm được nơi sẵn sàng cho vay. Các ngân hàng này có thể tận dụng Cơ chế chiết khấu của Fed để vay tiền nhằm đáp ứng yêu cầu.

  1. “Thúc đẩy bảo vệ người tiêu dùng và phát triển cộng đồng thông qua giám sát và kiểm tra tập trung vào người tiêu dùng, nghiên cứu và phân tích các vấn đề và xu hướng tiêu dùng mới nổi, các hoạt động phát triển kinh tế cộng đồng và việc quản lý các quy định và luật pháp về người tiêu dùng”.

Fed làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức cộng đồng khác để đảm bảo mọi tầng lớp trong xã hội có thể tham gia vào nền kinh tế thông qua thực thi cơ hội tín dụng bình đẳng và công bằng gia cư.

 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : thị trường chứng khoán quốc tế 

Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Liên bang

Cục Dự trữ Liên bang là một thực thể của Chính phủ Hoa Kỳ. Fed có một Hội đồng Thống đốc gồm bảy thành viên cư trú tại thủ đô Washington DC, trong đó Chủ tịch và Phó Chủ tịch, được bổ nhiệm vào vị trí bởi Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ và xác nhận của Thượng viện Hoa Kỳ. Cục Dự trữ Liên bang cũng bao gồm 12 ngân hàng khu vực tại các thành phố trên khắp Hoa Kỳ. Các ngân hàng này đóng vai trò quan trọng là “cánh tay điều hành” của Cục Dự trữ Liên bang nhằm thu thập dữ liệu kinh tế quan trọng mà Hội đồng Thống đốc sử dụng để theo dõi các điều kiện kinh tế nhằm đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.

Cục Dự trữ Liên bang xác định tỷ lệ lãi suất như thế nào?

Cục Dự trữ Liên bang thông qua Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), bao gồm tất cả bảy thành viên của Hội đồng Dự trữ Liên bang cũng như Chủ tịch của mỗi trong số 12 ngân hàng dự trữ khu vực, để đưa ra các quyết định về tỷ lệ lãi suất.

Một trong những công cụ mà Cục Dự trữ Liên bang sử dụng để hướng dẫn thiết lập lãi suất là lãi suất LIBOR. Lãi suất LIBOR là tỷ giá thấp nhất mà các ngân hàng tính cho nhau để cho vay. Về mặt lịch sử, Lãi suất Fed hầu như giống với lãi suất LIBOR. Tuy nhiên, vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và 2008, lãi suất LIBOR đã cao hơn rất nhiều do Cục Dự trữ Liên bang đang hạ lãi suất xuống mức có hiệu lực là 0% trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng.

Mặc dù cuộc họp hàng tháng của Cục Dự trữ Liên bang thường gây ra đầu cơ và thậm chí khiến thị trường chứng khoán tăng hoặc giảm dựa trên những tin tức được dự đoán trước, nhưng hầu hết các động thái của Cục Dự trữ Liên bang về lãi suất của Quỹ Liên bang đều có thể đo lường và dự đoán trước. Qua đó, Fed giúp cung cấp cho các ngân hàng một kế hoạch đáng tin cậy để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định tăng lãi suất phần lớn vẫn là một quyết định chủ quan dù đã cân nhắc những yếu tố đầu vào. Hơn thế nữa, vì Cục Dự trữ Liên bang là một tổ chức của chính phủ nên các quyết định của họ thường được nhìn nhận qua lăng kính chính trị.

Tại sao Cục Dự trữ Liên bang được thành lập?

Cục Dự trữ Liên bang được thành lập như một phần của Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913. Trước khi đạo luật này được thông qua, hệ thống ngân hàng quốc gia đã trải qua một cuộc hoảng loạn ngân hàng. Nếu khủng hoảng tài chính diễn ra, chẳng hạn như suy thoái, không có gì lạ khi người gửi tiền “đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng”, khi đó họ sẽ đến tổ chức cho vay của mình và rút tất cả số tiền họ đã gửi. Điều này tạo ra hai vấn đề. Thứ nhất, vì bản chất của ngành ngân hàng dựa vào việc ngân hàng có sẵn nguồn tiền gửi để tài trợ cho các khoản cho vay mà họ phát hành; mất tiền gửi theo nghĩa đen sẽ khiến ngân hàng ngừng hoạt động. Thứ hai, việc đột biến rút tiền gửi sẽ gây ra một hiệu ứng tâm lý, nghĩa là khi một ngân hàng diễn ra đột biến rút tiền gửi sẽ kéo theo đột biến rút tiền gửi ở một ngân hàng khác.

Một trong những ví dụ đáng chú ý và khét tiếng nhất là vụ hoảng loạn ngân hàng diễn ra vào năm 1907 gây ra một loạt vụ rút tiền gửi khỏi ngân hàng đã tác động thảm khốc tới hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ đang còn mong manh vào thời điểm đó. Cuộc khủng hoảng ngân hàng và sự phản đối kịch liệt ngày càng tăng của dân chúng đối với sự can thiệp của chính phủ đã giúp bầu cử thành công Woodrow Wilson làm Tổng thống Hoa Kỳ. Một trong những sáng kiến ​​chính sách lớn đầu tiên của Wilson là thành lập Đạo luật Dự trữ Liên bang, trong đó khởi đầu là việc thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang.

Việc thành lập Cục Dự trữ Liên bang đã giúp ổn định ngay lập tức hệ thống ngân hàng quốc gia của Hoa Kỳ bằng việc mang đến cho người gửi tiền sự đảm bảo rằng tiền gửi của họ được Chính phủ Liên bang “bảo hiểm”.

 

 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : đầu tư chứng khoán hiệu quả

Cục Dự trữ Liên bang đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?

Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Liên bang vẫn không có nhiều thay đổi. Cục Dự trữ Liên bang hoạt động với quyền tự chủ gần như hoàn toàn về việc đưa ra quyết định lãi suất và mua lại tài sản của Kho bạc Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hai diễn biến quan trọng trong 30 năm qua đã có tác động lớn đến cách thức điều hành của Fed. Đầu tiên, vào năm 1999, Quốc hội đã ban hành Đạo luật Gramm-Leich-Bliley làm cho các ngân hàng thực hiện các hoạt động ngân hàng bán lẻ và đầu tư trở nên hợp pháp. Các hoạt động này đã được tách biệt bởi Đạo luật ngân hàng Glass-Steagall năm 1933, vốn là ứng phó với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Đạo luật Gramm-Leich-Bliley đã làm tăng phạm vi hoạt động của Fed. Trong đó, Fed hiện chịu trách nhiệm đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng quốc gia.

Tuy nhiên, khả năng thực hiện cả hoạt động bán lẻ và đầu tư đã tạo ra một môi trường có tính rủi ro giữa các ngân hàng. Việc chấp nhận rủi ro này, điển hình là cho vay thế chấp dưới chuẩn, là một trong những tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 tạo ra một nhiệm vụ khác cho Fed. Khi Quốc hội thông qua Đạo luật Dodd-Frank năm 2010, Fed hiện được trao quyền để điều chỉnh “rủi ro hệ thống” và đã tạo ra các “bài kiểm tra căng thẳng” mà các ngân hàng phải tuân theo để để nhận được gói cứu trợ nhằm đủ dự trữ trong trường hợp khủng hoảng tài chính diễn ra. Nhiều điều khoản trong Đạo luật Dodd-Frank vẫn chưa được ban hành.

Tóm tắt về Cục Dự trữ Liên bang

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ. Là ngân hàng trung ương quốc gia, Fed đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo tính thanh khoản các ngân hàng quốc gia và sự toàn vẹn khoản tiền gửi của người gửi tiền.

Một trong những vai trò nổi tiếng nhất của Cục Dự trữ Liên bang là cung cấp báo cáo hàng tháng từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). Ủy ban này bao gồm bảy thành viên của Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang và Chủ tịch của 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, sử dụng báo cáo này để thông báo liệu lãi suất sẽ tăng, giảm hay giữ nguyên. Mặc dù những động thái này có thể có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế, nhưng các động thái này có thể đo lường và dễ dàng được các nhà phân tích dự đoán.

Cục Dự trữ Liên bang được thành lập nhằm ứng phó với đột biến rút tiền gửi tại các ngân hàng vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ đầu 20. Cuộc khủng hoảng ngân hàng ngày càng tăng dẫn đến việc Quốc hội thông qua Đạo luật Dự trữ Liên bang vào năm 1913, trong đó cho phép thành lập Cục Dự trữ Liên bang. Trong những năm qua, nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang đã thay đổi phản ánh những thay đổi đối với hệ thống ngân hàng. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang được giao nhiệm vụ bảo vệ chống lại “rủi ro hệ thống” trong hệ thống ngân hàng.

 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : học đầu tư chứng khoán online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *