Để có thể đầu tư chứng khoán hiệu quả thì các trader cần phải quản trị thật tốt rủi ro. Một sai lầm cơ bản với các trader mới, chưa có kinh nghiệm đó là thường không thoát lệnh giao dịch thua lỗ vì nghĩ rằng thị trường chứng khoán quốc tế sẽ dịch chuyển như mong muốn. Các trader kinh nghiệm lâu năm sẽ biết cách làm sao để dừng lỗ bằng lệnh stop loss trong giao dịch của mình. Cùng Reviewsantot tìm hiểu xem sức mạnh của stoploss là gì nhé!
Lệnh Stop-Limit Là Gì?
Lệnh dừng – giới hạn (stop-limit) là một giao dịch có điều kiện trong khung thời gian đã định, kết hợp giữa hai đặc tính của lệnh dừng và lệnh giới hạn, được sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Đây là một dạng câu lệnh liên kết, bao gồm lệnh giới hạn (thực hiện việc mua hoặc bán một lượng cổ phiếu tại một mức giá cho trước hoặc tốt hơn) và lệnh dừng (thực hiện chiều mua hoặc bán một cổ phiếu khi vượt qua mức giá nhất định).
Nhà đầu tư sẽ phải thiết lập hai điểm giá cụ thể, bao gồm:
- Giá dừng: Mức giá kích hoạt đặt lệnh giới hạn trong giao dịch
- Giá giới hạn: Mức giá sẽ được thực hiện ở chiều mua hoặc chiều bán
Lệnh dừng được thực hiện sau khi thị trường đạt đến mức giá đã ấn định. Khi được kích hoạt, các lệnh dừng truyền thống sẽ hoạt động toàn bộ mặc cho những sự biến động về giá trên thị trường hiện tại.
>> Có thể bạn quan tâm: khóa học đầu tư chứng khoán
Stoploss được thiết lập ở một mức giá nhất định
Các giao dịch này sẽ được sàn tự động thực hiện khi giá trên thị trường đáp ứng ngay mức yêu cầu, hoặc khi xuất hiện mức giá tốt hơn. Tuy nhiên, lệnh sẽ bị xoá nếu không tìm được mức khớp với giá đã đặt trước.
Nếu giá của cổ phiếu AAPL vượt qua mức $ 175.00 thì sàn sẽ tự động kích hoạt và chuyển lệnh từ dừng sang giới hạn. Từ đó, sẽ có hai kết quả xảy ra. Đầu tiên, lệnh sẽ được duy trì nếu thị trường chuyển động dưới giá giới hạn là $185.00. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu bất ngờ tạo khoảng trống và nhảy vọt qua khỏi mốc $185.00 thì lệnh sẽ bị huỷ.
Lưu ý, các lệnh giới hạn mua thường được đặt cao hơn giá thị trường tại thời điểm đặt lệnh, trong khi lệnh dừng giới hạn bán sẽ được đặt dưới giá thị trường.
Nhìn chung, nhà đầu tư cần phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau khi đưa ra quyết định đặt mua một cổ phiếu; tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng vài điều quan trọng cơ bản bị bỏ sót. Theo nhận định từ các chuyên gia, việc sử dụng lệnh cắt lỗ phù hợp sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong vấn đề quản lý rủi ro.
>> Xem thêm: Đầu tư chứng khoán Mỹ
Khái niệm lệnh cắt lỗ (stoploss)
Lệnh cắt lỗ là lệnh mà nhà đầu tư đặt tại sàn giao dịch để mua hoặc bán một cổ phiếu cụ thể khi thị trường tiến đến một mức giá nhất định. Đây là lệnh được thiết kế để hạn chế khoản lỗ của nhà đầu tư ở một vị thế giao dịch.
Ví dụ, khi thiết lập lệnh cắt lỗ thấp hơn 10% so với giá mua ban đầu thì mức độ rủi ro sẽ được giới hạn tại 10%. Giả sử, nhà đầu tư vừa mua Microsoft (MSFT) với giá $20 cho mỗi cổ phiếu. Sau đó, một lệnh cắt lỗ được đặt với giá $18. Nếu cổ phiếu giảm xuống dưới $18 thì lệnh bán sẽ được thực hiện khớp với mức giá hiện hành trên thị trường.
Nhìn chung, lệnh dừng giới hạn tương tự như lệnh cắt lỗ. Tuy nhiên, giống như tên gọi, có một giới hạn về giá để lệnh được kích hoạt. Nhà đầu tư sẽ phải thiết lập hai mức giá cụ thể, bao gồm: giá dừng (sẽ được chuyển thành lệnh bán khi đạt đủ điều kiện) và giá giới hạn. Ngoài ra, lệnh bán này chỉ được thực hiện ở mức giá giới hạn (hoặc cao hơn), thay vì lệnh bán ngang mức giá thị trường.
>> Sàn chứng khoán là gì? Có nên đầu tư vào sàn chứng khoán?
Lợi ích quan trọng nhất khi thực hiện stoploss là hoàn toàn miễn phí
Chi phí hoa hồng thông thường chỉ được tính khi thỏa hai điều kiện cơ bản; bao gồm: thời điểm giá cổ phiếu chạm đến giá cắt lỗ và nhà đầu tư buộc phải bán loại cổ phiếu đó. Vì thế, đây có thể được xem như là một chính sách bảo hiểm miễn phí đối với các nhà đầu tư.
Thêm một lợi ích của lệnh cắt lỗ là cho phép việc ra quyết định không bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc. Mọi người thường có xu hướng quá “mê mẩn” đối với một số loại cổ phiếu nhất định hoặc “giữ khư khư” một niềm tin sai lệnh rằng nếu được trao thêm cơ hội thì giá cổ phiếu sẽ bật tăng trở lại.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần phải xác định rõ ràng lý do để bản thân nắm giữ một cổ phiếu; bởi vì, xét theo các tiêu chí chuẩn thì sẽ có sự khác nhau giữa 3 loại nhà đầu tư cơ bản, bao gồm: nhà đầu tư giá trị, nhà đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư giao dịch hằng ngày. Dù đang theo chiến lược giao dịch nào thì nhà đầu tư chỉ có thể thành công khi có sự kiên trì với các kế hoạch cá nhân.
Đối với các nhà đầu tư dài hạn các lệnh stoploss gần như không có ý nghĩa
Cuối cùng thì, để thành công trên thị trường tài chính ngày nay, nhà đầu tư cần phải tự tin với chiến lược và kiên trì để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Thêm vào đó, các lợi thế của lệnh cắt lỗ sẽ góp phần giữ cho mọi thứ di chuyển theo đúng hướng và ngăn cản các yếu tố cảm xúc ảnh hưởng đến việc đưa ra phán đoán.
Tóm lại, một điều vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư cần hết sức lưu tâm là stoploss không thể đảm bảo cho việc kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán; nhưng, loại lệnh này giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư thông minh. Mặt khác, các lệnh dừng lỗ chỉ giúp cho việc mất tiền chậm đi.
>> Xem thêm: Thuật ngữ chứng khoán
Stoploss cũng là một cách để chốt lợi nhuận
Các lệnh cắt lỗ thông thường được coi là một cách để ngăn ngừa thua lỗ. Tuy nhiên, một công dụng khác là để chốt lợi nhuận. Trong trường hợp này, đôi khi lệnh cắt lỗ được gọi là “lệnh xu hướng”. Ở đây, lệnh sẽ được đặt theo mức phần trăm thấp hơn giá thị trường hiện tại (không phải giá nhà đầu tư đã mua). Từ đó, giá cắt lỗ sẽ điều chỉnh khi giá cổ phiếu biến động.
Điều quan trọng cần lưu ý là nếu giá tăng lên, nhà đầu vẫn chưa thực sự có lợi nhuận nếu vẫn còn nắm giữ số cổ phiểu đó; số tiền thật chỉ được tính khi số cổ phiếu đó được bán ra. Vì thế, việc sử dụng lệnh xu hướng giúp sinh lợi cho nhà đầu tư, đồng thời cũng đảm bảo mức rủi ro thấp nhất như việc có thể thu về được số vốn đã bỏ ra.
Tiếp tục với ví dụ về Microsoft ở trên, giả sử nhà đầu tư đặt lệnh xu hướng ở mức thấp hơn 10% so với giá hiện tại trên thị trường và cổ phiếu tăng vọt lên $30 trong vòng một tháng. Sau đó, lệch xu hướng cuối cùng sẽ được chốt ở mức $27 cho mỗi cổ phiếu ($30 – (10% x $30) = $27). Do đó, đây sẽ là mức giá cổ phiếu được bán ra thấp nhất, mặc cho có bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào xảy ra, và đảm bảo cho tài khoản của nhà đầu tư không bị cháy. Tuy nhiên, bởi vì công cụ này vẫn chỉ là lệnh thị trường nên chỉ được kích hoạt khi giá về đến vùng này. Vì thế, giá giao dịch thực thế có thể hơi khác so với lúc đặt lệnh ban đầu.
Nhược điểm của stoploss
Một lợi thế của stoploss là nhà đầu tư không phải theo dõi hoạt động của một cổ phiếu hàng ngày. Đặc biệt, sự tiện lợi này phát huy tối đa công dụng trong các kỳ nghỉ hoặc trong những tình huống nhà đầu tư không thể theo dõi các cổ phiếu mỗi ngày.
Điểm bất lợi chính là sự biến động trong ngắn hạn của cổ phiếu có thể kích hoạt giá dừng. Điều quan trọng là việc đặt tỷ lệ cắt lỗ sẽ cho phép giá giao động hàng ngày, đồng thời ngăn ngừa rủi ro giảm giá nhiều nhất có thể. Do đó, thiết lập lệnh cắt lỗ 5% trên một cổ phiếu có lịch sử dao động 10% trở lên trong một tuần không phải là một chiến lược tốt; bởi vì, nhà đầu tư có thể sẽ thường xuyên mất phí hoa hồng từ các lệnh cắt lỗ.
Ngoài ra, không có bất kỳ quy tắc nhất quán nào cho các mức độ cắt lỗ; và điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách đầu tư của riêng mỗi người. Ví dụ như, một nhà đầu giao dịch hằng ngày sẽ áp dụng mức 5%, trong khi nhà đầu tư dài hạn sẽ chọn mức 15% hoặc hơn.
Một điều khác cần lưu ý thêm, lệnh dừng sẽ trở thành lệnh thị trường khi đạt đến mức giá đã định trước. Vì thế, giá bán có thể sẽ khác nhiều so với mục tiêu đưa ra. Thực tế này đặc biệt đúng trong một thị trường đầy những biến động, nơi giá cổ phiếu có thể thay đổi liên tục. Thêm vào đó, nhiều sàn giao dịch không cho phép sử dụng công cụ này trên một số mã chứng khoán nhất định như OTC Bulletin Board hay trên những mã cổ phiếu có mệnh giá nhỏ.
Stoploss – giới hạn cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
Mặc dù, công cụ này có thể đảm bảo mức giá giới hạn, nhưng giao dịch có thể không được thực hiện. Việc này rất có hại đối với các nhà đầu tư trong những thời điểm thị trường bị biến động mạnh, lệnh dừng được kích hoạt, nhưng lệnh giới hạn không thể thực hiện vì mức giá hiện hành đã tăng vượt mức giá giới hạn. Ví dụ như, nếu trong trường hợp một công ty vấp phải tin đồn xấu hoặc giá giới hạn chỉ thấp hơn giá cắt lỗ $1 hay $2, nhà đầu tư sẽ phải chuẩn bị tâm lý để giữ cổ phiếu trong một khoảng thời gian không xác định trước khi giá có thể tăng trở lại. Và cả hai loại lệnh này đều có thể xảy ra như các lệnh trong ngày hoặc lệnh GTC (Good-until-canceled) – lệnh có giá trị đến khi bị huỷ bỏ.
Hy vọng bài viết trên, Reviewsantot có thể giúp các trader hiểu rõ hơn về lệnh stoploss trên sàn chứng khoán. Xu hướng của thị trường luôn cập nhật liên tục và mức ảnh hưởng của stoploss ngày càng quan trọng giúp các trader hạn chế tối đa được rủi ro và thua lỗ. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Có thể bạn chưa biết: Cách để đọc biểu đồ tỷ giá
-
Mô hình cờ đuôi nheo trong giao dịch là gì?