Một trong những cụm từ phổ biến nhất thường được nghe thấy khi nhắc đến đầu tư là “phe bò và phe gấu”. Phe bò dùng để chỉ thị trường bò – thị trường tăng, được coi là một sự kiện tốt cho các nhà đầu tư.
Bài viết này sẽ định nghĩa thị trường bò cũng như đánh giá các đặc điểm kinh tế, tâm lý và người tiêu dùng của nó. Bài viết cũng sẽ đề xuất cách đầu tư trên thị trường bò và giải thích lí do tại sao thị trường bò có thể xuất hiện ngay cả khi nền kinh tế đang suy thoái.
Thị trường bò là gì?
Thị trường bò diễn ra khi một tài sản cụ thể đang tăng giá trị. Điều này khuyến khích mua vào, khiến cho tài sản đó tiếp tục tăng giá. Mặc dù thường được dùng một cách chung chung, định nghĩa cổ điển của “thị trường bò” là một loại tài sản hoặc thị trường có mức tăng từ 20%. Mức tăng này thường, nhưng không phải luôn luôn, diễn ra sau khi một đợt giảm giá hơn 20%, và thị trường bò thường sẽ được tiếp nối bởi một đợt giảm 20% khác. Vì lý do này, thị trường bò có xu hướng chỉ được nhận ra khi đã kết thúc, hoặc trong trường hợp nó kéo dài thì là khi đã diễn ra.
>>> Xem thêm: Tổng quan về thị trường chứng khoán quốc tế 2022
Mặc dù thường được đề cập liên quan đến thị trường chứng khoán, nhưng thị trường bò có thể nói về bất kỳ loại tài sản nào. Ví dụ, trong giai đoạn mà thị trường chứng khoán được coi là thị trường gấu, vàng và một số kim loại quý khác đang trải qua một thị trường bò rất lớn. Dù điều này một phần do sự hoảng loạn của các nhà đầu tư, thực chất là bởi các loại tài sản có xu hướng biến động ngược chiều nhau. Khi cổ phiếu tăng giá, trái phiếu có xu hướng giảm giá và ngược lại. Trong một số thị trường bò rất mạnh, chứng khoán trở thành làn sóng tăng nâng giá mọi loại tài sản.
Đặc điểm kinh tế của thị trường
Khi nói về thị trường chung rộng lớn, thị trường bò thường là dấu hiệu của nền kinh tế mạnh mẽ và đang mở rộng. Trong một thị trường bò, tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung thấp hoặc giảm còn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng mạnh. Bản thân những đặc điểm này không thể hiện đó là thị trường bò, nhưng khi các chỉ số kinh tế này mạnh, các công ty thường dần báo cáo doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Điều này kích thích sự lạc quan của nhà đầu tư khiến nhiều khả năng họ sẽ mua cổ phiếu. Các công ty cũng tin tưởng vào sự lạc quan này vì thị trường bò nói chung là thời điểm mà hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cũng gia tăng.
>>> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán quốc tế, rủi ro và lợi nhuận
Bản chất kinh tế cơ bản của mọi thị trường bò được phản ánh trong nguyên tắc cung và cầu. Là người tiêu dùng, chúng ta biết rằng bất cứ khi nào có nhu cầu mạnh mẽ (tức là có số lượng lớn người mua) đối với một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, nhưng lại chỉ có một số lượng hạn chế của cùng sản phẩm hay dịch vụ đó (là những người bán) thì giá thường tăng lên.
KHÓA HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN FREE
Hiểu rõ được những khó khăn của các nhà đầu tư khi tìm hiểu kiến thức trên thị trường, Tạp chí Trading đã thiết kế khóa học phù hợp nhất để bạn có thể tự xây dựng được lộ trình đầu tư chứng khoán thông minh cho riêng mình.
Tham gia khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản các nhà đầu tư sẽ được trao đổi trực tiếp 1:1 với các chuyên gia đầu ngành của chúng tôi. Đồng thời cập nhật tin tức thị trường nhanh nhất.
Hãy xem ví dụ phía dưới để hiểu hơn về thị trường
Hãy liên tưởng đến thị trường bán lại vé. Nếu bạn là dân phe vé của một đội nào đó trong một mùa giải, và đội đó đang có một mùa giải tuyệt vời, giá vé của bạn trên thị trường mua lại sẽ tăng lên. Nhu cầu mua vé sẽ cao, nhưng có ít người bán muốn sang nhượng vé của họ hơn. Điều này đồng nghĩa giá vé có sẵn sẽ tăng và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi nhu cầu đạt mức bão hòa hoặc giá trở nên cao quá mức.
Việc này cũng giống với chứng khoán trong một thị trường bò. Khi các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, nhu cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, các công ty chỉ có một lượng hữu hạn cổ phiếu đang lưu hành có thể mua. Người bán (thường là các nhà đầu tư tổ chức) sẽ muốn nắm giữ những cổ phiếu này khi chúng tăng giá trị, khiến giá mỗi cổ phiếu tăng.
>>> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán Mỹ cho nhà đầu tư tại Việt Nam
Điều này sẽ tiếp tục cho đến khi một cổ phiếu hoặc một nhóm cổ phiếu cụ thể đạt đến “điểm tới hạn” nơi nhu cầu của nhà đầu tư được đáp ứng. Khi đó, các nhà đầu tư có thể tìm cách bán để thu lại lợi nhuận mà họ đã kiếm được. Chỉ bởi có hoạt động bán ra không có nghĩa là thị trường bò đã kết thúc. Trên thực tế, thường xuyên diễn ra những lần “tạm dừng” hoặc thậm chí giảm xuống trong một thị trường bò trước khi có đợt tăng kế tiếp.
Diễn biến tâm lý của thị trường
Mặc dù có nhiều đặc điểm có thể đo lường được của thị trường bò, đây là một sự kiện bị tác động bởi tâm lý. Một khi thị trường nhận thấy đủ điều kiện phù hợp cho một thị trường bò, thị trường bò có thể trở thành một tiên đoán tự ứng nghiệm khi các nhà đầu tư đổ xô vào mua cổ phiếu. Một khi đà tăng này bắt đầu, nó có thể được khuếch đại bởi nỗi sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội.
Điều này dựa trên khuynh hướng tự nhiên của mỗi người luôn muốn thu được lợi nhuận tốt nhất có thể. Một thực tế của thị trường bò là một khi tài sản bắt đầu tăng ở một tốc độ hoặc vượt quá một mức độ nhất định, các nhà đầu tư khác sẽ muốn nhảy vào và rồi tạo động lực cho tài sản đó tiếp tục tăng giá.
>>> Xem thêm: 9 Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất 2022
Chuyên gia khẳng định nó đã tiếp từ năm 2009
Một phần khác của tâm lý thị trường bò là, do là sự kiện mang tính chất thống kê, nó thường kết thúc bởi các nhà đầu tư cảm thấy rằng đã đến lúc kết thúc. Lấy ví dụ đối với thị trường bò hiện giờ, một số chuyên gia khẳng định nó đã tiếp diễn từ năm 2009. Những người khác chỉ ra một cách chính xác rằng thị trường đã giảm hơn 20% trong năm 2011 và một lần nữa trong năm 2016.
Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là điều gì định ra quy tắc 20% này. Con số này có phải chỉ có thể xác định bởi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones hoặc Chỉ số Trung bình S&P 500 hay các chỉ số khác cũng được tính? Thắc mắc này tác động đến tâm lý của thị trường.
Hành vi của người tiêu dùng trong thị trường
Vai trò của người tiêu dùng là một trong những chỉ báo hàng đầu của thị trường bò. Bạn sẽ thường xuyên nghe thấy cụm từ “niềm tin của người tiêu dùng” trong các dự báo kinh tế hàng tháng. Đây giống như một cuộc khảo sát không có cơ sở khoa học nhằm đánh giá tâm lý người tiêu dùng. Thông thường, niềm tin của người tiêu dùng chuyển sang tích cực trước một thị trường bò. Khi người tiêu dùng cảm thấy rằng nền kinh tế đang hồi phục, họ sẵn sàng mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.
Điều này lại khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng và làm tăng doanh thu và có thể là cả lợi nhuận của công ty. Sản lượng của một công ty tăng lên cũng làm tăng lưu lượng vận chuyển bằng xe tải, đường sắt hoặc đường hàng không. Những điều này sẽ lại tác động đến các lĩnh vực khác của thị trường, chẳng hạn như giá dầu. Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại khiến các nhà đầu tư trở nên lạc quan về vận may của công ty và mong muốn mua cổ phiếu của công ty đó.
Cách đầu tư vào thị trường
Lời khuyên từ xưa về việc mua thấp và bán cao không thể nào đúng hơn đối với thị trường bò. Là một nhà đầu tư, đây là thời điểm đảm bảo bạn có được lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, rất ít nhà đầu tư có thể xác định thời điểm thị trường một cách chính xác và nhiều nhà đầu tư bước vào thị trường bò khi còn rất ít lợi nhuận có thể thu được. Một số nhà đầu tư khác lại có thể nắm giữ cổ phiếu quá lâu. Mua và bán là một phần tự nhiên của thị trường bò.
Ngay cả trong một thị trường bò, không có cổ phiếu nào sẽ tăng giá mãi mãi. Ghi nhớ câu thần chú “lợn béo lên, lợn bị thịt” sẽ rất hữu ích. Nhà đầu tư nên tìm cách đặt mục tiêu giá, thậm chí có thể sử dụng lệnh chốt lời để tự động chốt lợi nhuận khi cổ phiếu đã đạt đến mục tiêu cụ thể của bạn. Hãy nhớ rằng việc nắm giữ một cổ phiếu đã sẵn sàng để thu về lợi nhuận mà bạn kiếm được không phải là một chiến lược đầu tư sinh lời.
Một trong những thách thức đối với các nhà đầu tư là biết được khi nào thị trường bò diễn ra. Đó là một luận điểm để luôn tham gia bất kể thị trường đang biến chuyển theo xu hướng nào, và có thể chi tiêu nhiều hơn trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế.
Thị trường bò diễn ra thường xuyên đến đâu?
Không thật sự có số liệu khoa học nào để tính toán tần suất xảy ra các thị trường bò. Tuy nhiên, dựa trên hiệu suất của S&P 500 kể từ năm 1926, đã có 11 thị trường bò, tính cả thị trường bò hiện nay. Tính trung bình ra là 9,1 năm và lợi nhuận tích lũy trung bình là 480%. Thị trường bò ngắn nhất là vào đầu những năm 1970, chỉ kéo dài 2,5 năm. Thị trường bò lâu nhất trải dài từ năm 1990 đến tháng 03/2000, cho khoảng 10 năm.
Một điểm thú vị về thị trường bò có thể khá trái ngược với kì vọng thông thường của nhiều nhà đầu tư là chúng đôi khi có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, ví dụ như vào đầu những năm 1980. Có điều này là do thị trường bò có các chỉ báo kinh tế và kỹ thuật thường chỉ ra sự hiện diện của nó trước cả khi tâm lý của người tiêu dùng và nhà đầu tư tương thích. Thường thì các chỉ báo kỹ thuật “tăng giá” này sẽ bắt đầu đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Kết luận
Thị trường bò là giai đoạn ngày càng tăng trưởng của một loại tài sản. Cụm từ thị trường bò được sử dụng phổ biến nhất đối với cổ phiếu. Khi đó, nó đề cập đến một giai đoạn mà giá cổ phiếu nhìn chung đều tăng lên. Sự quan tâm tăng cao của nhà đầu tư khiến lợi nhuận tiếp tục phát triển.
Thị trường bò gồm có ba yếu tố. Yếu tố kinh tế là dễ đo lường được nhất. Thông thường, một thị trường bò được ghi nhận khi thị trường tăng 20% so với mức đáy. Mức tăng này thường diễn ra sau khi thị trường giảm 20%, và sẽ được nối tiếp bởi một đợt giảm 20% khác. Trong thời kỳ thị trường bò, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung giảm. Kết quả là, các công ty báo cáo lợi nhuận cao hơn và các nhà đầu tư mong muốn kiếm lời từ các công ty này.
Thị trường và những nguyên tắc
Thị trường bò cũng minh họa nguyên tắc cung và cầu thông qua việc các nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu và các cổ đông muốn giữ lại cổ phiếu mà họ có, do đó làm cho nguồn cung trở nên khan hiếm và khiến mỗi cổ phiếu trở nên giá trị hơn.
Một yếu tố cần thiết khác tạo nên thị trường bò là tâm lý nhà đầu tư. Điều này thường được diễn giải là nỗi sợ hãi của việc bỏ lỡ cơ hội. Khi giá cổ phiếu tăng, các nhà đầu tư muốn mua vào vì sợ bỏ lỡ lợi nhuận có thể đạt được. Điều này xây dựng một động lực như kiểu một tiên đoán tự ứng nghiệm cho thị trường bò. Thật không may, tâm lý này cũng có thể khiến các nhà đầu tư vẫn đầu tư vào một cổ phiếu nào đó ngay cả khi thị trường bò đang có dấu hiệu sắp kết thúc.
Yếu tố thứ ba phổ biến đối với mọi thị trường bò là niềm tin của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng thấy thị trường chứng khoán tăng và các công ty mở rộng nhân sự, họ dự cảm tốt hơn khi chi ra thu nhập khả dụng của mình. Điều này sẽ thúc đẩy lợi nhuận của công ty, làm cho cổ phiếu đó trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và vòng tuần hoàn tiếp tục.
Sự kiện vừa mang tính kỹ thuật lại vừa mang tính tâm lý.
Thị trường bò là một sự kiện vừa mang tính kỹ thuật lại cũng mang tính tâm lý. Trong nhiều trường hợp, thị trường bò đã bắt đầu từ trước khi người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư nhận ra điều đó. Đây là lý do vì sao thị trường bò vẫn có thể xuất hiện ngay cả khi một quốc gia đang ở giữa thời kỳ suy thoái. Mặc dù một số nhà phân tích có thể không đồng ý về độ dài cụ thể của một thị trường bò, nhưng nói chung có sự công nhận rằng kể từ năm 1926, S&P 500 đã ghi nhận từ 9 đến 11 thị trường bò.