Chiến lược giao dịch Forex là gì? Top các chiến lược hiệu quả nhất

Chiến lược giao dịch Forex là gì?

Chiến lược giao dịch Forex là một trong những kỹ thuật của trader nhằm xác định nên mua hay bán cặp tiền tệ nào và tại thời điểm nào. Chiến lược này được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản, hoặc dựa trên các tin tức. Chiến lược của trader thường được tạo thành từ các tín hiệu giao dịch, kích hoạt quyết định mua hoặc bán, thường sẵn có sẵn trên internet hoặc có thể được phát triển bởi chính các nhà giao dịch.

Chiến lược giao dịch Forex là gì? Top các chiến lược hiệu quả nhất

Ví dụ: A là một trader mới vào nghề. A tham khảo cách chơi của B và B sử dụng chiến lược Position Trading và kiếm được nhiều lợi nhuận từ đó. Tuy nhiên khi A học theo chiến lược của B thì lại thất bại. Bởi chiến lược Position không phù hợp với A, nó đòi hỏi tính kỷ luật, kiên nhẫn và phải có hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Tuy nhiên khi A thay đổi chiến lược sang giao dịch ngày – Day Trading, chiến lược này tỏ ra rất phù hợp và giúp ích cho A.

>>> Xem thêm: 9 Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất 2022

Tại sao cần phải xây dựng chiến lược giao dịch?

Chiến lược giao dịch Forex nhằm xây dựng các quy tắc. Những bộ quy tắc này giúp cho trader tránh bị những cảm xúc phá hoại trong quá trình giao dịch, nhưng chỉ khi trader theo chiến lược mà không có bất cứ sự sai lệch nào.

– Chiến lược giao dịch có thể là thử nghiệm ngược dựa trên lịch sử dữ liệu, do đó bạn sẽ có căn cứ để vào ra lệnh giao dịch với xác suất thành công cao.

– Một chiến lược làm giảm thời gian phân tích thị trường. Ngay khi chiến lược cung cấp các tín hiệu, nhà giao dịch bắt đầu hành động.

Chiến lược giao dịch Forex có thể dựa trên phương pháp thủ công hoặc tự động để tạo tín hiệu giao dịch. Phương pháp thủ công đòi hỏi trader ngồi trước màn hình máy tính, tìm kiếm các tín hiệu giao dịch và diễn giải xem nên mua hay bán.

KHÓA HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN FREE

Hiểu rõ được những khó khăn của các nhà đầu tư khi tìm hiểu kiến thức trên thị trường, Tạp chí Trading đã thiết kế khóa học phù hợp nhất để bạn có thể tự xây dựng được lộ trình đầu tư chứng khoán thông minh cho riêng mình.

Tham gia khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản các nhà đầu tư sẽ được trao đổi trực tiếp 1:1 với các chuyên gia đầu ngành của chúng tôi. Đồng thời cập nhật tin tức thị trường nhanh nhất.

Trong khi một hệ thống tự động cho phép trader phát triển một thuật toán tìm các tín hiệu giao dịch và tự thực hiện các giao dịch. Các hệ thống sau đưa cảm xúc của con người ra khỏi phương trình và có thể cải thiện hiệu suất.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả?

Forex đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp với bạn. Có vô số chiến lược giao dịch, tuy nhiên, dưới đây là một vài yếu tố cần thiết để xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả nhất:

– Lựa chọn thị trường: Trader phải xác định cặp tiền giao dịch và luôn chú tâm vào việc đọc các cặp tiền đó.

– Định lượng vị trí: Các trader phải xác định mức độ lớn của từng vị trí để kiểm soát mức độ rủi ro trong mỗi giao dịch riêng lẻ.

– Điểm vào lệnh: Các trader phải phát triển các quy tắc chi phối khi nào nên vào một vị trí dài hoặc ngắn trong một cặp tiền tệ nhất định.

– Điểm thoát lệnh: Trader phải phát triển các quy tắc nhằm thông báo cho họ biết khi nào cần thoát khỏi vị trí mua hay bán, cũng như khi nào thoát khỏi vị thế thua.

– Chiến thuật giao dịch: Các trader nên đặt ra các quy tắc về cách mua và bán các cặp tiền tệ, bao gồm cả việc lựa chọn các công nghệ phù hợp.

>>> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán Mỹ cho nhà đầu tư tại Việt Nam

Các phương pháp phân tích phổ biến

Có hai phương pháp phân tích chính là Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật. Có nhiều tranh luận về việc nên lựa chọn phương pháp phân tích nào. Thật sự là không có phương pháp nào là tốt nhất và do đó chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa hai loại phương pháp phân tích này và những ưu, khuyết điểm của từng phương pháp.

Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản
Đinh nghĩa Dự báo biến động giá bằng cách sử dụng các mẫu biểu đồ. Sử dụng dữ liệu kinh tế khác nhau để thiết lập giá trị / giá mục tiêu
Mục đích Chỉ ra cho nhà giao dịch thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ lại   trên thị trường. Giúp nhà đầu tư có thể nhận biết được xu hướng biến động về giá trong tương lai.
Số liệu   tham khảo Phân tích biểu đồ Lạm phát, GDP, lãi suất V.V
Thời gian Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Trung hạn và dài hạn
Kỹ năng Phân tích biểu đồ Phân tích kinh tế & thống kê
Nhà giao dịch Giao dịch lướt sóng và ngắn hạn Giao dịch dài hạn

Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là việc đánh giá sự thịnh vượng kinh tế của một quốc gia, và tình trạng tiền tệ. Tuy nhiên, phương pháp không tính đến biến động cụ thể về giá tiền tệ. Thay vào đó, các trader sẽ sử dụng các điểm dữ liệu để xác định sức mạnh của một loại tiền tệ cụ thể.

>>> Xem thêm: Cách đầu tư chứng khoán quốc tế, rủi ro và lợi nhuận

Một trader theo phương pháp cơ bản sẽ phân tích mức độ lạm phát, cán cân thương mại, tổng sản phẩm quốc nội, sức tăng trưởng trong công việc và thậm chí lãi suất chuẩn của ngân hàng trung ương của một quốc gia.

Bằng cách đánh giá này, trader sẽ quyết định liệu có nên giao dịch theo các chuyển động trong tương lai đối với loại tiền tệ của quốc gia đó hay không.

Bảng dưới đây tóm tắt những tác động chung do các dữ liệu kinh tế khác nhau ảnh hưởng đến sức mạnh của một loại tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không được đảm bảo vì như chúng ta đều biết, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động tiền tệ.

Chỉ tiêu Tình trạng Ảnh hưởng đến tiền tệ
Tổng sản phẩm quốc nội – GDP Tốt hơn mong đợi Tích cực
Lạm phát giá tiêu dùng – CPI Tốt hơn mong đợi Tích cực
Cán cân thương mại Nhập siêu (nhập khẩu> xuất khẩu) Tiêu cực*
Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương Tăng lãi suất Tích cực
Chỉ số sản xuất – ISM Tốt hơn mong đợi Tích cực
Chỉ số giá sản xuất – PPI Tốt hơn mong đợi Tích cực

*Các quốc gia phát triển hoan nghênh lạm phát vừa phải vì đó là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển xem việc giảm, hoặc duy trì, lạm phát là một thống kê tích cực vì điều này giúp kiểm soát mức giá.

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là nhận dạng, phân tích mẫu trên biểu đồ giá. Dựa trên mô hình, trader sẽ xác định các điểm vào và điểm ra. Đây được xem như một công cụ để kiểm tra các biến động giá cả và khối lượng giao dịch, nhiều trader sử dụng phân tích này để xác định các xu hướng và các cơ hội giao dịch thuận lợi.

Không giống như các phương pháp phân tích cơ bản, một trader sử dụng phân tích kỹ thuật không quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến các chuyển động bởi vì các xu hướng và chỉ số trên biểu đồ mới là kim chỉ Nam của họ.

Trader theo phương pháp phân tích kỹ thuật thường sử dụng các công cụ sau:

  • Đường MA (Moving Average)
  • Đường RSI
  • Stochastic Oscillator
  • Dải Bollinger Bands
  • Chỉ báo MACD

Các chiến lược giao dịch phổ biến

Mỗi trader luôn có cho mình chiến lược giao dịch phù hợp nhất. Hiện nay trên thị trường người ta chia ra làm 4 chiến lược giao dịch phổ biến là:

  • Scalping
  • Day Trading
  • Swing Trading
  • Position Trading

04 chiến lược giao dịch trên được sắp xếp theo thứ tự khoảng thời gian nắm giữ lệnh từ ngắn nhất đến dài nhất. Nghĩa là Scalping yêu cầu nắm giữ lệnh ngắn nhất (có thể chỉ vài phút, vài giây), Position trading là giao dịch nắm giữ lệnh trong thời gian dài nhất, có thể vài tháng, vài năm, thậm chí hàng chục năm.

>>> Xem thêm: Tổng quan về thị trường chứng khoán quốc tế 2022

Nên lựa chọn chiến lược giao dịch nào?

Dựa trên mục đích

Để lựa chọn một chiến lược giao dịch, bạn cần phải xác định được mục đích tham gia giao dịch. Bạn mong muốn doanh thu hay lợi nhuận lớn. Trong đó:

  • Doanh thu là số tiền kiếm được mỗi tháng
  • Lợi nhuận là phần trăm thu về mỗi năm

Doanh thu:

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền từ việc giao dịch, thì bạn phải tìm nhiều cơ hội giao dịch hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Điều này có nghĩa là bạn phải giao dịch vào các khung thời gian thấp hơn và dành nhiều thời gian ngồi hơn trước màn hình máy tính hơn.

Chiến lược giao dịch Forex phù hợp với bạn là Scalping, Day Trading hoặc Swing ngắn hạn.

Lợi nhuận:

Nếu bạn muốn ngày càng lớn mạnh và đặt được nhiều lợi nhuận hơn từ giao dịch, thì bạn phải giảm bớt cơ hội giao dịch xuống. Nghĩa là bạn có thể giao dịch trong khung thời gian cao hơn và dành ít thời gian ngồi trước màn hình máy tính hơn.

Chiến lược giao dịch bạn có thể sử dụng là Swing dài hạn hoặc Position Trading.

Dựa trên vốn thời gian

Nếu bạn không thể dành hơn 12 tiếng đồng hồ ngồi trước màn hình giao dịch thì tốt nhất bạn không nên sử dụng chiến lược Scalping hoặc Day Trading. Thay vào đó bạn nên dùng giao dịch Swing hoặc Position. Nhưng nếu bạn có nhiều thời gian rảnh và thích giao dịch ngắn hạn thì cứ việc.

Chiến lược nào là tốt nhất

Hầu hết các chiến lược giao dịch luôn rơi vào 1 trong 2 loại sau:

  • Tỷ lệ lợi rủi ro cao đạt lợi nhuận cao – Swing
  • Tỷ lệ rủi ro thấp đạt lợi nhuận thấp – Position

Vậy, tiếp cận loại hình nào thì tốt hơn? Tỷ lệ đạt được lợi nhuận từ cả 2 hình thức này đều như nhau vì nó đều tùy thuộc vào tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận mà bạn đạt được. Và câu trả lời tốt nhất là, phương pháp nào khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất trong lúc giao dịch.

Nếu bạn muốn đạt được lời nhuận thấp mặc dù tỉ lệ chắc chắn có lợi cao thì bạn nên dùng Swing.

Còn nếu bạn muốn đạt lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cũng lớn thì nên dùng giao dịch Position.

Các bước xây dựng chiến lược giao dịch cho riêng mình

– Hãy tự hỏi mình là ai: nhà đầu cơ lướt sóng, nhà giao dịch theo ngày, nhà giao dịch trung hạn hoặc giao dịch dài hạn và chọn một khung thời gian – M30, hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,…

– Quyết định điều kiện thị trường bạn sẽ tập trung. Như bạn biết, có ba điều kiện chính: xu hướng, phạm vi và breakout. Mỗi điều kiện trên đều thể hiện thị trường riêng của mình. Kết quả là, một chiến lược tốt nhờ xu hướng giao dịch có thể cho thấy kết quả yếu kém khi thị trường thay đổi.

– Chọn công cụ của bạn: bạn sẽ sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và nếu có, thì là cái nào? Có hai loại chiến lược: theo chỉ báo và không theo chỉ báo. Nếu bạn thích chiến lược có chỉ báo, các chỉ báo kỹ thuật khác nhau có sẵn trong Metatrader sẽ giúp bạn xác định chuyển động thị trường. Các chiến lược không chỉ báo có thể bao gồm phân tích các mẫu hình nến, mẫu biểu đồ, các đường xu hướng và các yếu tố khác của hành động giá như tin tức giao dịch.

– Xác định các mẫu hình (điều kiện bắt buộc) và quy tắc vào lệnh của chiến lược giao dịch của riêng bạn.

– Thiết lập các thông số quản lý rủi ro nghiêm ngặt: tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận, độ lớn vị thế. Thông thường tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là 1:3. Quy tắc giao dịch cơ bản là như sau: rủi ro không quá 1-2% khoản tiền cho 1 giao dịch.

– Chọn quy tắc thoát lệnh – tạo một quy tắc để chốt lời hoặc cắt lỗ.

– Viết ra các quy tắc trong chiến lược của bạn. Ngay cả khi bạn chắc chắn nhớ được hết các bước trong chiến lược, điều quan trọng là bạn hãy viết hết ra để khi sử dụng chúng giao dịch mà không do dự.

– Thử nghiệm chiến lược của bạn trên một tài khoản demo.

– Áp dụng chiến lược của bạn trên tài khoản thực.

Kết luận

Giao dịch Forex khá phức tạp và có nguy cơ mất tiền nhanh chóng do đòn bẩy. Bạn nên xem xét liệu bạn có hiểu chiến lược giao dịch Forex hoạt động hay không và liệu bạn có đủ khả năng chịu rủi ro mất tiền cao hay không.

Nội dung của bài viết này không phải là lời tư vấn đầu tư và chỉ mang tính tham khảo của Review sàn tốt. Do đó bạn không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *