Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là một công cụ phái sinh cung cấp quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một chứng khoán – thông thường nhất là vốn chủ sở hữu (cổ phiếu) – ở một mức giá nhất định trước khi đáo hạn. Giá mà chứng khoán cơ bản có thể được mua hoặc bán được gọi là giá thực hiện. Chứng quyền của Mỹ có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào vào hoặc trước ngày đáo hạn, trong khi chứng quyền của Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn. Chứng quyền cung cấp quyền mua một chứng khoán được gọi là chứng quyền mua (call); chứng quyền để bán một chứng khoán được gọi là chứng quyền bán (put).
=>> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người bắt đầu
Cách thức hoạt động của chứng quyền
Chứng quyền có nhiều điểm giống với quyền chọn, nhưng có một vài điểm khác biệt chính giúp phân biệt chúng. Chứng quyền thường được phát hành bởi chính công ty phát hành cổ phiếu chứ không phải bên thứ ba và chúng thường xuyên được giao dịch qua môi giới hơn là trên sàn giao dịch. Nhà đầu tư không thể bán chứng quyền như cách họ có thể làm với quyền chọn.
Không giống như quyền chọn, chứng quyền có tính chất pha loãng. Khi một nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng quyền của mình, họ sẽ nhận được cổ phiếu mới phát hành, thay vì cổ phiếu đã lưu hành. Chứng quyền thường có thời hạn (khoảng thời gian từ khi phát hành đến khi đáo hạn) dài hơn nhiều so với quyền chọn, tính theo năm chứ không theo tháng.
Chứng quyền không trả cổ tức hoặc đi kèm với quyền biểu quyết. Các nhà đầu tư bị thu hút bởi chứng quyền bởi vì nó như một phương tiện để tận dụng các vị thế chứng khoán của họ, phòng ngừa rủi ro giảm giá (ví dụ: bằng cách kết hợp một chứng quyền với một vị thế mua cổ phiếu cơ sở) hay khai thác các cơ hội chênh lệch giá.
Lưu ý: Chứng quyền không còn phổ biến ở Hoa Kỳ nhưng được giao dịch nhiều ở Hồng Kông, Đức và các quốc gia khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chia cổ tức là gì?
Các loại chứng quyền
Chứng quyền truyền thống được phát hành cùng với trái phiếu như một quyền lợi bổ sung giúp công ty phát hành có thể đưa ra mức lãi suất trái phiếu thấp hơn. Những trái phiếu này được gọi là trái phiếu liên kết với chứng quyền. Các chứng quyền này thường có thể được tách rời ra khỏi trái phiếu và được bán trên thị trường thứ cấp trước khi đáo hạn. Một chứng quyền có thể tách rời cũng có thể được phát hành cùng với cổ phiếu ưu đãi.
Chứng quyền đính kèm là chứng quyền không thể tách rời và nhà đầu tư phải từ bỏ trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi mà chứng quyền được “đính kèm” để thực hiện chính quyền đó.
Chứng quyền có bảo đảm được phát hành bởi các tổ chức tài chính chứ không phải công ty. Do đó, không có cổ phiếu mới nào được phát hành khi chứng quyền có bảo đảm được thực hiện. Đúng hơn, chứng quyền được bảo đảm ở chỗ tổ chức phát hành có sở hữu cổ phiếu cơ sở hoặc có thể mua chúng bằng cách nào đó. Chứng khoán cơ sở không nhất thiết là cổ phiếu như với các loại chứng quyền khác, mà có thể là tiền tệ, hàng hóa hoặc bất kỳ công cụ tài chính nào khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lợi suất trái phiếu là gì? Công thức tính lợi suất trái phiếu
Điều cần quan tâm đặc biệt
Việc giao dịch và tìm kiếm thông tin về chứng quyền có thể khó khăn và tốn thời gian vì hầu hết các chứng quyền không được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn và dữ liệu về các đợt phát hành chứng quyền không phải có sẵn và miễn phí. Khi một chứng quyền được niêm yết trên một sàn giao dịch, ký hiệu mã chứng quyền của nó thường sẽ là ký thiệu của cổ phiếu phổ thông của công ty phát hành với một chữ W được thêm vào cuối. Ví dụ: các chứng quyền của Abeona Therapeutics Inc (ABEO) đã được niêm yết trên Nasdaq dưới ký hiệu ABEOW.1 Trong các trường hợp khác, chữ cái được thêm vào có thể là chữ Z hoặc một chữ cái nào đó thể hiện cho đợt phát hành cụ thể (A, B, C…).
Chứng quyền thường giao dịch ở mức “giá chứng quyền”. Mức giá này có thể giảm dần theo thời gian khi ngày đáo hạn gần đến. Cũng như các quyền chọn, chứng quyền có thể được định giá bằng cách sử dụng mô hình Black Scholes.
Đặc điểm của Chứng quyền
Chứng quyền thể hiện những đặc điểm của chứng khoán cơ sở và bao gồm các quyền hoặc nghĩa vụ của chủ sở hữu. Tất cả các chứng quyền đều có ngày đáo hạn được chỉ định trước. Đó là ngày cuối cùng các quyền của chứng quyền có thể được thực hiện.
Chứng quyền cũng được phân loại theo thời điểm có thể thực hiện của chúng. Ví dụ: một chứng quyền của Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước hoặc vào ngày đáo hạn đã nêu, trong khi một chứng quyền của Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Chứng quyền cũng bao gồm thông tin chi tiết về công cụ tài chính cơ sở. Một chứng quyền thường tương ứng với một số lượng cổ phiếu cụ thể, nhưng nó cũng có thể đại diện cho một loại hàng hóa, chỉ số hoặc tiền tệ. Giá thực hiện cho biết số tiền phải trả để mua lệnh mua hoặc bán lệnh bán. Giá thực hiện khi được thanh toán dẫn đến sự chuyển nhượng đối với số cổ phần hoặc giá trị cụ thể của công cụ cơ sở.
Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số lượng chứng quyền cần thiết để mua hoặc bán một đơn vị chứng khoán cơ sở. Ví dụ, một chứng quyền mua có tỷ lệ chuyển đổi để mua cổ phiếu XYZ là 3: 1, nghĩa là người nắm giữ cần ba chứng quyền để mua một cổ phiếu.
>>> Tham khảo: 9 Phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả nhất 2022
Đầu tư vào chứng quyền
Chứng quyền là những chứng chỉ minh bạch và có thể chuyển nhượng, thường phù hợp hơn với các chương trình đầu tư trung và dài hạn. Những công cụ đầu tư thường có lợi nhuận cao đi cùng với rủi ro cao này phần lớn vẫn chưa được khai thác trong các chiến lược dài hạn song lại là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu cơ và phòng vệ rủi ro. Mặc dù vậy, chứng quyền là một lựa chọn khả thi cho các nhà đầu tư cá nhân nhờ chi phí sở hữu thấp và khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho một lượng lớn vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ.
Lưu ý: Chứng quyền có thể cung cấp một số biện pháp phòng vệ trong trường hợp thị trường giảm điểm. Khi giá của cổ phiếu cơ sở bắt đầu giảm, chứng quyền với giá thường thấp hơn so với cổ phiếu có thể không bị lỗ nhiều như mức lỗ thực tế của cổ phiếu đó.
Ưu điểm của chứng quyền
Dưới đây là ví dụ minh họa về một lợi ích tiềm năng của chứng quyền. Giả sử cổ phiếu XYZ hiện đang được báo giá 1,50$ mỗi cổ phiếu. Với mức giá này, một nhà đầu tư sẽ cần 1.500 đô la để mua 1.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chọn mua một chứng quyền mua XYX (đại diện cho một cổ phiếu) có giá 0,5 đô la, thì với số vốn ở trên, nhà đầu tư có để kiểm soát tới 3.000 cổ phiếu.
Bởi vì giá chứng quyền thường thấp trong khi đòn bẩy và sức mạnh mà chúng mang lại thường cao, do vậy mà chúng tạo ra mức lãi và lỗ lớn hơn. Mặc dù giá cổ phiếu và chứng quyền luôn biến động song song về giá trị tuyệt đối, nên phần trăm lãi hay lỗ sẽ thay đổi đáng kể do có sự chênh lệch giá ban đầu. Nói cách khác, phần trăm thay đổi giá của chứng quyền thường là tỉ lệ phóng đại của phần trăm thay đổi giá của cổ phiếu.
>>> Xem thêm: Cách mua cổ phiếu
Một ví dụ khác về chứng quyền
Tiếp theo là một ví dụ minh họa khác. Giả sử cổ phiếu XYZ tăng thêm 0,30$ từ mức giá 1,50$ và đóng cửa ở mức 1,80$, tương ứng với tỉ lệ tăng 20%. Đồng thời, chứng quyền có lãi 0,30 đô la, tương đương với tỉ lệ tăng 60%, từ 0,50 lên 0,80 đô la. Trong ví dụ này, hệ số đòn bẩy được tính bằng cách chia giá cổ phiếu ban đầu cho giá chứng quyền ban đầu: 1,50$/0,50$ = 3. Con số này biểu thị mức độ đòn bẩy tài chính chung mà chứng quyền cung cấp. Con số này càng cao thì khả năng lãi hoặc lỗ vốn càng lớn.
Ví dụ thực tế, Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã thực hiện một thỏa thuận đầu tư vào Bank of America (BAC). Công ty mua chứng quyền cho cổ phiếu phổ thông BAC với giá thực tế là 7,14 USD mỗi chứng quyền với tổng số tiền đầu tư là khoảng 5 tỷ USD. Cổ phiếu này sau đó tăng lên 24,32 USD/cổ phiếu và Oracle of Omaha đã thực hiện các chứng quyền đó với giá trị thu về hơn 17 tỷ đô la, tức họ đã lãi 12 tỷ đô la từ khoản đầu tư ban đầu.
Nhược điểm của chứng quyền
Giống như bất kỳ loại hình đầu tư nào khác, chứng quyền cũng có những mặt hạn chế và rủi ro. Như đã đề cập ở trên, đòn bẩy và sức mạnh mà chứng quyền mang tới có thể cao, nhưng những điều này cũng có thể gây bất lợi cho nhà đầu tư.
Giả sử nếu đảo ngược kết quả của ví dụ XYZ với giá cổ phiếu giảm 0,30 đô la thì phần trăm lỗ đối với giá cổ phiếu sẽ là 20%, trong khi mức lỗ trên chứng quyền là 60%. Đòn bẩy có thể là một điều tốt đến một giới hạn nhất định. Giá trị của chứng quyền có thể giảm xuống 0. Đây là một bất lợi khác cho nhà đầu tư chứng quyền bởi vì, nếu nó xảy ra trước khi thực hiện, chứng quyền sẽ không còn giá trị thu hồi.
Cuối cùng, người nắm giữ chứng quyền không có quyền biểu quyết, quyền cổ đông hoặc quyền nhận cổ tức và không có tiếng nói trong hoạt động của công ty, mặc dù họ bị ảnh hưởng bởi các quyết định và chính sách của công ty.
Kết luận
Chứng quyền có thể là một khoản đầu tư hữu dụng bổ sung cho danh mục đầu tư truyền thống. Song các nhà đầu tư cần chú ý đến các biến động thị trường bởi chúng có tính rủi ro cao. Mặc dù vậy, giải pháp đầu tư thay thế không máy được sử dụng này lại mang đến cơ hội đa dạng hóa mà không phải cạnh tranh với những người chơi lớn nhất trên thị trường. Điều gì đúng với chứng quyền cũng đúng với quyền chọn.
Tìm hiểu thêm chiến lược giao dịch cùng Reviewsantot qua các bài viết dưới đây:
- Cách mở tài khoản chứng khoán
- Cách nhận cổ tức chứng khoán
- Có nên đầu tư chứng khoán quốc tế? Thị trường nào tốt nhất?
- Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán Mỹ ở Việt Nam