Cách kết hợp RSI và MACD hiệu quả trong giao dịch Forex

Tìm hiểu RSI và MACD trong Forex là gì?

cach-ket-hop-rsi-va-macd-hieu-qua-trong-giao-dich-forex-reviewsantot

MSI là gì?

RSI là viết tắt của thuật ngữ Relative Strength Index hay được gọi chính xác là chỉ số sức mạnh tương đối, đây là chỉ báo kỹ thuật đo dao động, đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá Forex.

Chỉ báo RSI thường được dùng trong thị trường chứng khoán, tiền ảo, cổ phiếu và đặc biệt đó là Forex bởi đó là những tài sản có sự biến động về giá mạnh. Thông qua tốc độ và sự thay đổi về giá đo lường được thì có thể biết được xu hướng giá trong thời gian tiếp theo.

MACD là gì?

MACD viết tắt của Moving Average Convergence Divergence hay còn gọi là Đường trung bình động hội tụ phân kỳ là chỉ báo trong phân tích kỹ thuật để đo lường sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.

Cấu thành MACD gồm:

  • Đường MACD: lấy EMA 12 – EMA 26
  • Đường Signal: Đường EMA 9 của Đường MACD
  • Histogram: lấy Đường MACD – Đường Signal

Tại sao nên kết hợp MSI với MACD trong giao dịch Forex

Đặc điểm của đường RSI:

  •  Là một biểu đồ nằm ngang, gắn với phần dưới cùng của biểu đồ cặp tiền tệ, có một đường duy nhất dao động từ 0 đến 100.
  •  RSI từ 0-30: Thị trường quá bán => điều chỉnh tăng giá ở mức cao.
  • RSI từ 30-70: Đây là vùng trung lập => không mua quá nhiều hoặc bán quá mức
  •  RSI từ 70-100: Thị trường quá mua => điều chỉnh giá theo hướng giảm.
  • RSI cắt từ bên dưới đường trung tâm (mức 50) đến khu vực phía trên => xu hướng giá tăng trong cặp tiền bị ảnh hưởng.
  • RSI cắt từ phía trên đường trung tâm xuống vùng bên dưới nó => xu hướng giá giảm trong cặp tiền bị ảnh hưởng.

Đặc điểm của MACD:

  • Đường MACD: lấy đường EMA dài hạn hơn và trừ nó khỏi đường EMA ngắn hạn. Giá trị thường sử dụng nhất là 26 ngày đối với EMA dài hạn và 12 ngày đối với EMA ngắn.
  • Đường Tín hiệu: Thường thì chọn số 9 là thích hợp nhất.

Nếu bạn muốn tìm hiểu tại sao khi phân tích kỹ thuật mà phải kết hợp MACD với MSI thì xem qua mối quan hệ của chỉ báo này.

  • Chỉ báo RSI là đo lường tốc độ, sự thay đổi về giá => Nên cho trader xác định được lúc nào nên mua và lúc nào nên bán, hay nói chính xác nó giúp người giao dịch dự đoán được xu hướng giá trong thời gian gần nhất.
  • Chỉ báo MACD là đo lường động lượng, giúp xác định xác định khi nào xung lượng tăng hoặc giảm cao tìm được các điểm vào và ra cho các giao dịch được lý tưởng nhất.=> Phục vụ cho việc tìm thời điểm vào lệnh, xác định được mốc thời gian vào lệnh chính xác.

Như vậy có thể thấy 2 chỉ báo này có sự liên quan và logic cho quá trình trade đó là RSI cung cấp dự đoán về xu hướng giá giúp mọi người biết được nên mua hay bán. Tiếp đó mọi người phân tích chỉ báo MACD để tìm điểm vào lệnh, ngay sau khi biết được xu hướng nếu mua hay bán thì cũng phải xác định được chính xác điểm vào lệnh có lợi nhất.

macd-la-gi-cach-su-dung-reviewsantot

Cách kết hợp RSI và MACD hiệu quả trong Forex

Là 2 chỉ báo kỹ thuật khác nhau, nhưng mục đích chính của chúng đều là để xác định được xu hướng của thị trường, giúp người đầu tư có những quyết định chính xác, thực hiện phân tích ngay trên 1 biểu đồ Forex.

Để có thể kết hợp mang lại hiệu quả cao từ chỉ số RSI với chỉ báo MACD mọi người đọc ngay những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Cách thiết lập RSI và MACD trên biểu đồ Forex

Trước hết bạn phải vẽ được được đường chỉ báo trên biểu đồ, mọi người giao dịch Forex có thể vẽ chỉ báo RSI và MACD trên nền tảng giao dịch thực hiện giao dịch thử.

  • Tradingview: Mô phỏng giao dịch Forex, hỗ trợ phân tích kỹ thuật
  • MT4: Nền tảng giao dịch thật
  • MT5: Giao dịch
  • Tài khoản demo

Dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người thiết lập các chỉ báo này trên nền tảng hay sử dụng nhất đó là MT4.

Vẽ chỉ báo RSI:

  • Mọi người đăng nhập vào tài khoản của mình trên MT4
  • Sau đó trên giao diện chính chọn vào Insert => Indicators => Oscillators => Relative Strength Index
  • Thiết lập các thông số để cài đặt:

# Tag Parameters

  • Period 14 : Số lượng cây nến hiển thị, bạn có thể chọn số 14 bởi nhiều trader lựa chọn con số này.
  • Apply to: “Close” – tính toán dựa trên giá đóng cửa của 14 cây nến này còn nếu chọn (Open – Tính toán dựa trên giá mở cửa, giá cao nhất của phiên (High), hoặc giá thấp nhất của phiên (Low) tùy sở thích.
  • Style: Màu sắc của đường RSI hiển thị trên biểu đồ
  • Fixed Minimum và Fixed Maximum: đường biên của chỉ báo RSI với giá trị đường biên dưới là 0 và giá trị đường biên trên là 100.

# Tag Level

  • Thẻ biểu thị cũng như cài đặt các mức giá quá mua, quá bán mọi người có thể thiết lập dựa trên sở thích.
  • Hoặc có thể chọn theo chuẩn thế giới 30 – 70
  • Phía dưới là màu sắc hiển thị, đường chỉ báo mọi người có thể chọn màu nổi bật

# Tag Visualization

  • Mọi người chọn khung thời gian giao dịch

Vẽ chỉ báo MACD trên biểu đồ

  • Trước hết bạn phải thiết lập chỉ báo này trên nền tảng MT4
  • Sau khi mở giao diện MT4 => Inser => Indicators => MACD

Cách thiết lập các thông số như sau:

# Tag Parameters – Thông số

  • Fast EMA (12 chu kỳ) trừ đi đường EMA slow(26 chu kỳ)
  • Apply To: Colse – Đóng , nhưng nếu bạn không muốn thì có thể chọn Typical Price – Giá điển hình được tính theo công thức: (Cao + Thấp + Đóng) / 3.
  • Fixed Minimum and Fixed : 0 và 100 tương ứng;

# Tag Color

  • Thay đổi màu sắc của : Đường tín hiệu (Fast – Slow) và màu của Đường chính (MACD) của bạn

# Tag Level – Các cấp

  • Nhấn vào Add – Thêm để chèn cấp độ bạn muốn quan sát và thực hiện.

# Tag Visualization: Chọn khung thời gian chỉ báo xuất hiện và hiển thị đường chỉ báo trên biểu đồ.

Xác định tín hiệu mua Forex

Để xác định tín hiệu mua thì mọi người cần quan tâm đến:

Đối với đường RSI trên biểu đồ:

Đường RSI sẽ đưa ra tín hiệu hiệu mua hay bán khi trong tình trạng quá mua quá bán. Mức vùng quá mua và quá bán được mặc định từ 30 – 70, tốt nhất bạn nên sử dụng nó để phân tích không nên thay đổi bởi đây là số liệu được áp dụng nhiều năm, được các chuyên gia đưa ra mức chuẩn.

Trên biểu đồ:

  • Đo độ mạnh yếu từ 0 – 14 ngày
  • Biên độ đo từ 0 – 100
  • Vùng quá mua – bán: 30 – 70

Trong khoản 0 – 30 của vùng quá mua và bán thì bạn sẽ mua khi:

  • Đường RSI cắt trên 50, nếu vượt qua 55 thì nó chắc chắn xu hướng tăng.
  • Nên mua tại vùng quá bán: Đường giá cắt xuống dưới 30 sẽ là xu hướng quá bán, lúc này bán chắc chắn là lỗ nên đây là thời điểm mua tốt nhất

Tín hiệu mua đối với đường MACD:

Đường MACD là chỉ báo, đường biểu đồ giúp bạn xác định được sớm thời điểm mua và bán tốt nhất.

  • MACD mà cắt trên đường trung bình động => Xu hướng tăng giá => Nên mua vào bởi giá sắp tăng nên bán sẽ có lời.
  • Đường MACD đi cao hơn đường trung bình động, có nghĩa là nó cách khá xa đường trung bình ở phía trên thì báo hiệu một xu hướng còn tăng mạnh.
  • So với đường giá nếu như MACD cắt hay chính xác là có xu hướng di chuyển theo hướng từ âm sang dương => Xu thế còn tăng mạnh => Nên mua

Để kết hợp MACD với RSI để tìm tín hiệu mua thì mọi người nên :

  • Phân tích xu hướng của đường MACD trước, sau đó phân tích dường RSI để xem kết quả của 2 đường này phân tích chính xác không.
  • RSI cho biết được độ mạnh yếu của xu hướng còn đối với MACD giúp bạn tìm được 1 mức giá mua tốt nhất.

Xác định tín hiệu bán Forex

Đi ngược với tín hiệu bán Forex thì bạn cũng áp dụng tương tự đối với 2 đường này, sẽ phân tích kết hợp. Nên phân tích đường RSI trước để có thể nắm được độ mạnh yếu của một xu hướng như thế nào, sau đó phân tích MACD để tìm được điểm nên vào lệnh phù hợp với xu hướng đó.

Dưới đây là tín hiệu bạn có thể cảm nhận:

  • Là khi vào vùng thời gian quá mua, bởi khi giá ở vùng này thì nếu bạn mua sẽ có khả năng cao là bị lỗ. Đây là thời điểm giá cao nên đặt lệnh bán.
  • Khi đường RSI với đường giá phân kỳ theo hướng đi xuống thì giá có bắt đầu có dấu hiệu giảm => Tốt nhất bạn có thể tìm điểm vào lệnh bán để tránh thua lỗ nặng hơn.
  • Đối với đường RSI thì khi bạn thấy đường ở trên 50 thì nên bán

Đối với đường MACD

  • Đường MACD cắt ở phía dưới đường trung bình động thì xu hướng giá đang giả => Nên bán sớm
  • Nếu như đường MACD chuyển từ vùng dương sang âm theo đường giá thì báo hiệu một xu hướng giảm, bạn nên tìm một điểm bán ở thời điểm tốt nhất. Để có thể tìm được điểm bán sớm thì kết hợp chỉ báo.
  • Đường giá với MACD đi ngang thì giá bắt đầu đi ngang

Phương pháp kết hợp RSI và MACD hiệu quả trong Forex

Sử dụng lệnh Stop và limit trong giao dịch

Mọi người sử dụng các kết hợp 2 chỉ báo này mục đích cũng chỉ là để có thể đưa ra xu hướng cũng như tìm điểm vào lệnh mua bán phù hợp để có nhiều lợi nhuận cũng như tránh thua lỗ. Và để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như giúp bản thân hạn chế được những rủi ro lớn đó là sử dụng lệnh Stop – lệnh dừng và lệnh Limit – Lệnh giới hạn.

stop-loss-la-gi-reviewsantot

2 lệnh này đều có đặc điểm chung đó là người chơi sẽ được thực hiện thiết lập mức giá giao dịch. Bạn chỉ cần thực hiện tìm xu hướng tăng hay giảm, nên đặt lệnh mua hay bán sau đó chọn mức giá muôn giao dịch, đặt lệnh sau đó khi thị trường đạt giá mong muốn thì lệnh sẽ được thực hiện, nếu không đạt lệnh sẽ tự động bị hủy.

Việc sử dụng lệnh Stop và Limit trong giao dịch Forex, thị trường biến động mạnh sẽ có lợi thế rất nhiều, giúp bạn tuân thủ được kế hoạch đầu tư của mình ban đầu, tránh những vấn đề ảnh hưởng của cảm xúc đến giao dịch.

Kết hợp MACD, RSI với các chỉ báo khác

Thường thì khi sử dụng bạn chỉ tập trung phân tích 1 chỉ báo nhất định nào đó, có thể bạn chỉ phân tích RSI hay bạn chỉ phân tích MSCD mà thôi, sau đó đưa ra quyết định nên hay không nên đặt lệnh. Tuy nhiên, với thị trường biến động như Forex, cũng là sản phẩm đầu tư khá mới, thị trường cũng không có nhiều chuyên gia hay có bất kỳ chu kỳ chính xác nào. Vậy nên bản thân bạn khi kết hợp nên sử dụng phân tích thêm các chỉ báo khác, để xem có kết quả trùng khớp hay không.

Những chỉ báo nên kết hợp với RSI và MACD:

  • Đường trung bình động đơn giản (SMA): SMA có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc chuyển động giá ngoại hối có khả năng thay đổi hướng hay không.
  • Giá trung bình theo khối lượng (VWAP): Dựa trên chuyển động giá và khối lượng, điều này đưa ra một phép tính khác để xác nhận thông tin chi tiết được cung cấp bởi MACD và RSI.
  • Dải Bollinger: Nếu bạn đang dự đoán giá đảo chiều, việc xác định xem giá có tiếp cận một trong các dải này hay không sẽ luôn hữu ích – đặc biệt nếu bạn đang mong đợi các nhà giao dịch mở hoặc đóng các vị thế dựa trên các mức này.
  • Xem các mô hình nến đảo chiều Forex, để tìm chính xác điểm giá bán và mua cũng như sự đảo chiều của xu hướng thị trường.

Kết hợp RSI + MACD trong Forex có chính xác không?

Nếu bạn hỏi kết quả mà mình phân tích kết hợp chỉ báo RSI với MACD có chính xác hay không thì câu trả lời ngắn gọn nhất đó là “ Chỉ mang tính tương đối”. Việc phân tích kỹ thuật các cặp tỷ giá Forex giúp bạn đưa ra các dự đoán về xu hướng giá Forex trong thời gian ngắn sẽ như thế nào thông qua kết quả phân tích giá cũ trước đó.

Dự đoán có nghĩa cũng có thể là sai, bởi đối với thị trường giao dịch ngoại hối thì khá nhiều biến động, chịu nhiều yếu tố tác động nên giá cả sẽ thay đổi liên tục. Đôi khi sẽ thay đổi chỉ thông qua một tin tức nào đó hay đơn giản là dựa trên nhu cầu mua bán và bạn sẽ không lường trước được những vấn đề đó xả ra như thế nào.

Vậy nên phân tích RSI và MACD sẽ không đúng hoàn toàn 100% mà chỉ mang tính tương đối, đôi khi sẽ cho kết quả sai. Đặc biệt nếu người phân tích chỉ cần sai 1 dữ liệu sẽ cho ra kết quả không đúng, nên để đảm bảo tính chính xác cao thì trader Forex cần nắm chắc từng bước phân tích, có thể thử nhiều lần để đảm bảo hiệu quả phân tích kỹ thuật được chính xác.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn kết hợp RSI và MACD hiệu quả trong Forex, mọi người có thể tham khảo qua. Tuy nhiên, đây chỉ là hướng dẫn cơ bản, để có thể phân tích chuyên sâu bản thân trader nên thực chiến, giao dịch và rút ra cho mình những kinh nghiệm phân tích chính xác nhất. Nhưng đối kết quả phân tích kỹ thuật kết hợp này tiến hành cần có độ chĩnh xác cao để tránh cho dự đoán sai lệnh, bên cạnh đó cần kết hợp với nhiều dữ liệu cũng như chỉ báo khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *