USD/JPY chạm đáy 136,30

Mở cửa phiên ngày Thứ Ba trên sàn giao dịch Tokyo, tỷ giá USD/JPY đã chạm đáy ở ngưỡng 136,30. Đây là diễn biến đảo ngược chiều tăng của phiên trước đó. Các tác nhân hàng đầu đến cặp tỷ giá này thời điểm hiện tại là bình luận của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BOJ và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.

Thông tin kinh tế chung

Trích nguồn tin từ Reuters cho thấy các nhà hoạch định chính sách của BOJ đã nhất trí sẽ duy trì lãi suất cực thấp để hỗ trợ nền kinh tế phát triển. đây là nỗ lực nhằm đảm bảo lạm phát đi kèm với đồng lương cao hơn. Tuyên bố của BOJ cũng cho thấy các thành viên trong ban điều hành đều nhất trí với quan điểm ngân hàng sẽ hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh giá cả mọi hàng hóa đều tăng. Đây là nguyên nhân khiến đồng JPY đi xuống.
Về phía đồng USD, áp lực tăng lãi suất từ FED gia tăng khi các số liệu kinh tế cho thấy suy thoái vẫn có khả năng đe dọa nền kinh tế Mỹ. Gần đây, hai quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ, gồm Ben Harris, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính về Chính sách Kinh tế và Neil Mehrotra, Phó Trợ lý Bộ trưởng về Kinh tế Vĩ mô, đã thể hiện kỳ vọng cao cho kết quả Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của nền kinh tế Mỹ.
Theo Reuters, 2 quan chức này tin vào tổng thu nhập quốc nội (GDI), một chi số đo lường thu nhập tổng hợp gồm tiền lương, lợi nhuận kinh doanh, thu nhập cho thuê và lãi, sẽ tiếp tục tăng trong quý đầu tiên với tốc độ 1,8% hàng năm trong khi GDP giảm.
Trong một bài phỏng vấn vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, đồng thời cũng là Cựu Chủ tịch FED nhận định ít có khả năng nền kinh tế Mỹ suy thoái. Tuy nhiên, bà không loại trừ kinh tế Mỹ giảm tốc: “Việc GDP suy giảm trong quý thứ hai không hề báo hiệu suy thoái vì thị trường lao động cơ bản vẫn rất khỏe, nhu cầu và các chỉ số khác về sức khỏe của nền kinh tế cũng còn tốt.”
Trong ngày đầu tuần, FED Chicago cũng đã điều chỉnh Chỉ số hoạt động quốc gia thành -0,19 vào tháng 6 so với dự báo -0,03, trong khi Chỉ số sản xuất của Fed Dallas cho tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2020 xuống còn -22,6 so với -12,5 theo dự kiến ​​và -17,7 trong kỳ trước.
Thêm vào, các số liệu kinh tế đáng lo ngại từ Trung Quốc cũng tạo áp lực lên tỷ giá USD/JPY. Nhận định về kinh tế Trung Quốc, Bloomberg viết “Đà suy thoái kinh tế của Trung Quốc đang lan sang các quốc gia xuất khẩu lớn ở châu Âu và Đông Á do nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất giảm xuống, khiến Đức và Hàn Quốc báo cáo thâm hụt so với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”.
Thông tin trong tuần về Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng CB trong tháng 7 của Mỹ sẽ là tiêu điểm của thị trường ngoại hối trong tuần này. Kết quả của kỳ trước chỉ số này đứng ở ngưỡng 98,7. Và quan trọng hơn là cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang FOMC trong ngày thứ Tư tới. Dự kiến FED sẽ tăng lãi suất 0,75% trong cuộc họp tuần này.

Phân tích kỹ thuật

Đà phục hồi của cặp tỷ giá USD/JPY đang đổi hướng về đường hỗ trợ dốc lên nối từ đầu tháng 3 ở mức 135,00. Trước đó, cặp tiền này đã không vượt được ngưỡng kháng cực DMA 21 ở khoảng 136,80.

Các mức kỹ thuật cần lưu ý

TỔNG QUAN
Giá mới nhất hôm nay 136,37
Biến động hôm nay -0,33
Biến động hôm nay (%) -0,24%
Giá mở cửa hôm nay 136,7
XU HƯỚNG
SMA 20 ngày 136,84
SMA 50 ngày 133,71
SMA 100 ngày 129,22
SMA 200 ngày 121,84
Các MỨC GIÁ
Đỉnh hôm qua 136,79
Đáy hôm qua 135,89
Đỉnh tuần trước 138,88
Đáy tuần trước 135,57
Đỉnh tháng trước 137
Đáy tháng trước 128,65
Fibonacci 38,2% hôm nay 136,45
Fibonacci 61,8% hôm nay 136,23
Điểm xoay pivot S1 136,13
Điểm xoay pivot S2 135,56
Điểm xoay pivot S3 135,23
Điểm xoay pivot R1 137,03
Điểm xoay pivot R2 137,36
Điểm xoay pivot R3 137,93

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *