Tổng quan về Phân tích kỹ thuật (Phần 2)

Reviewsantot.com – Những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật mà bất kỳ nha giao dịch nào cùng phải biết.

tong-quan-ve-phan-tich-ky-thuat-phan-2-reviewsantot-reviewsantot

Xem thêm: Tổng quan về Phân tích kỹ thuật (Phần 1)

Đường trung bình động đơn giản (SMA) 

SMA tính giá trung bình của cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể. Chẳng hạn, đường SMA 50 ngày sẽ tính trung bình giá đóng cửa trong 50 ngày qua. Nếu giá cổ phiếu vượt lên trên đường SMA của nó, nó có thể cho thấy giá tài sản đang trong xu hướng tăng.

Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là phiên bản linh hoạt hơn của đường SMA. Nó coi trọng dữ liệu giá vừa xuất hiện trong ngắn hạn, do đó phản ứng nhạy hơn với những biến động giá trong thời gian gần.

Khi sử dụng một trong hai chỉ báo này, hãy lưu ýtới các giao cắt của chúng trên biểu đồ. Khi đường MA ngắn hạn cắt lên trên đường MA dài hạn, đó là tín hiệu tăng giá. Giao cắt ngược lại sẽ cho tín hiệu giảm giá.

tong-quan-ve-phan-tich-ky-thuat-phan-2-reviewsantot
Tổng Quan Về Phân Tích Kỹ Thuật (phần 2)

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

RSI là một cách khác để hiểu giá cổ phiếu đang biến động như thế nào. Nó đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá, được phản ánh trên thang điểm từ 0 đến 100. Chỉ số RSI trên 70 cho thấy tài sản đang trong trạng thái quá mua, trong khi chỉ số RSI dưới 30 cho thấy tài sản đang trong trạng thái quá bán.

Đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD) 

MACD là một chỉ báo độc đáo, bao gồm 3 phần riêng biệt: đường MACD, đường tín hiệu và biểu đồ histogram MACD.

 

Đường MACD thể hiện sự khác biệt giữa hai EMA, trong khi đường tín hiệu là EMA của đường MACD. Tín hiệu tăng giá xuất hiện khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu. Ngược lại, tín hiệu giảm giá xuất hiện khi nó cắt xuống dưới.

Dải Bollinger 

Là vùng bao gồm một đường SMA và hai đường lệch chuẩn. Các dải này mở rộng và thu hẹp dựa trên sự biến động của thị trường, cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thời điểm một cổ phiếu có khả năng biến động theo hướng nào.

Khi giá cổ phiếu chạm vào dải trên,nó cho thấy giá tài sản đang quá nóng và sẽ sớm điều chỉnh. Khi giá cổ phiếu chạm vào dải dưới, cổ phiếu có thể đang bị định giá thấp.

Các mức thoái lui Fibonacci (Fibonacci Retracements) 

Là các đường ngang đại diện cho các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng dựa trên dãy Fibonacci. Sau một biến động giá đáng kể, hãy theo dõi xem giá cổ phiếu có thoái lui và sau đó bật lên từ một trong những mức này hay không.

Hiện tại, có nhiều chỉ báo khác mà bạn có thể sử dụng khi phân tích kỹ thuật nhưng các chỉ báo trên là lựa chọn tốt nhất để giúp bạn không bị lạc lối trong một mê cung phức tạp, trong khi vẫn có được tất cả thông tin chi tiết mình cần. Bạn có thể không cần phải sử dụng tất cả chúng, nhưng ít nhất bạn nên hiểu và có thể sử dụng một vài chỉ báo quan trọng.

Các mô hình trong phân tích kỹ thuật

Các mô hình cung cấp cho nhà giao dịch gợi ý về những biến động giá cổ phiếucó thể xảy ra trong tương lai. Số lượng lớn các mô hình giao dịch xoay vòng có thể khiến bạn thấy choáng váng lúc ban đầu. Nhưng một khi bạn đã quen với một vài mô hình quan trọng, bạn sẽ bắt đầu nhận ra chúng ở khắp mọi nơi.

Ví dụ: vai đầu vai là một mô hình đảo chiều. Một xu hướng tăng giá hình thành một đỉnh thấp hơn, sau đó là một đỉnh cao hơn và tiếp theo một đỉnh khác nhỏ hơn có thể báo hiệu giá tài sản sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Bạn sẽ biết đã đến lúc bán khi giá giảm xuống dưới đường viền cổ của mô hình (điểm thấp nhất giữa hai đỉnh nhỏ hơn).

Một mô hình đảo chiều khác đáng chú ý là mô hình hai đỉnh (Double Top) và mô hình hai đáy (Double Bottom). Mô hình hai đỉnh cho thấy sự đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm, trong khi mô hình hai đáy cho thấy điều ngược lại. Đối với mô hình hai đỉnh, hãy bán khi giá giảm xuống dưới điểm thấp nhất giữa các đỉnh. Đối với mô hình hai đáy, hãy mua khi giá tăng lên trên điểm cao nhất giữa các đáy.

Mô hình tam giác có thể tam giác tăng dần, tam giác giảm dần hoặc tam giác đối xứng. Chúng thường biểu thị một giai đoạn củng cố  trước khi đột phá. Hãy mua hoặc bán tài sản dựa trên hướng đột phá khỏi tam giác.

Phân tích khối lượng: Đánh giá sức mạnh thị trường

Khối lượng giao dịch cung cấp thêm thông tin về biến động giá của cổ phiếu, cho thấy xu hướng giá mạnh hay yếu. Dưới đây là 3 dấu hiệu quan trọng cần lưu ý để giúp bạn xác định thời điểm mua và bán cổ phiếu:

Khối lượng tăng khi giá tăng: Đây là tín hiệu tăng giá. Nó có nghĩa là xu hướng đi lên có sự hỗ trợ mạnh mẽ và có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài.

Khối lượng tăng khi giá giảm: Đây là tín hiệu giảm giá, cho thấy xu hướng giảm có thể tiếp tục.

Khối lượng giảm: Dấu hiệu của sự không chắc chắn. Các nhà giao dịch đang do dự và điều này thường xảy ra trong giai đoạn tích lũy.

Luôn luôn xác nhận biến động giá bằng việc xem xét khối lượng giao dịch. Xu hướng tăng giá được coi là không bền vững nếu giá tăng trong khi khối lượng giao dịch èo uột và ngược lại.

Thiết lập trình sàng lọc cổ phiếu để tìm cơ hội chiến thắng 

Nếu bạn từng băn khoăn làm thế nào tìm được cổ phiếu để giao dịch xoay vòng trong một ngày bất kỳ thì công cụ sàng lọc chính là câu trả lời.

Được ví như các “trinh sát” của riêng bạn trong thị trường sôi động, chúng sẽ lọc các tin tức gây nhiễu để tìm ra “viên ngọc” đáp ứng tiêu chí của bạn. Các trình kiểm tra này mang đến cho bạn những cổ phiếu phù hợp nhất để giao dịch xoay vòng, giao dịch trong ngày hoặc bán khống (tùy thuộc vào chiến lược của bạn) tại bất kỳ thời điểm nào.

Hầu hết các nền tảng phân tích chứng khoán đều cho phép bạn xây dựng bộ sàng lọc của riêng mình. Hãy chọn các thông số phù hợp với chiến lược của bạn, chẳng hạn như tỷ lệ P/E, vốn hóa thị trường, mức RSI, v.v. Sau khi bạn thiết lập các tiêu chí này, trình sàng lọc sẽ cung cấp danh sách các cổ phiếu đáp ứng tiêu chí mà bạn đặt ra.

Nhưng hãy nhớ rằng, mặc dù công cụ sàng lọc có tác dụng mạnh mẽ nhưng chúng chỉ là điểm khởi đầu. Đừng bao giờ bỏ qua việc phân tích sâu hơn để xác nhận cơ hội trước khi thực sự tham gia giao dịch.

Sử dụng phân tích kỹ thuật để thiết lập điểm dừng lỗ và chốt lãi

Ngay cả trước khi bạn tham gia giao dịch, bạn nên sử dụng phân tích kỹ thuật để vạch ra các điểm vào và thoát lệnh dựa trên các kịch bản tích cực và tiêu cực.

Tốt hơn hết,bạn nên thiết lập các điểm dừng giao dịch (trading stops) để cắt lỗ khi cần thiết và chốt lời khi có lãi. Điều này giúp loại bỏ việc ra quyết định dựa trên cảm xúc – một trong những yếu tố cản trở thành công của bạn.

Thông thường, điểm dừng lỗ thường được đặt ở mức hỗ trợ gần nhất vì nếu giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức này, nó có thể tiếp tục lao dốc.Tương tự, bạn có thể đặt lệnh chốt lời ở các mức kháng cự gần nhất. Nếu cổ phiếu gặp khó khăn trong việc vượt lên trên một mức giá nhất định trong quá khứ, nó có thể lại gặp phải những khó khăn tương tự một lần nữa.

Theo dõi Reviewsantot để được cập nhật nhanh nhất các kiến thức về thị trường đầu tư.