Tổng quan về Phân tích kỹ thuật (Phần 1)

Reviewsantot.com – Khi lợi nhuận giao dịch của bạn ở khoảnh khắc nguy hiểm và thắng hay thua chỉ tính bằng giây, đó không phải là lúc để mạo hiểm ra quyết định bằng phỏng đoán hay cảm xúc. Cho dù bạn là nhà giao dịch trong ngày hay giao dịch xoay vòng, nắm vững kỹ năng phân tích kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Đây cũng là nội dung của bài viết ngày hôm nay.

tong-quan-ve-phan-tich-ky-thuat-phan-1-reviewsantot

Hiểu và ứng dụng phân tích kỹ thuật cổ phiếu giúp bạn dễ dàng khám phá các cơ hội giao dịch tiềm năng và thực hiện các giao dịch một cách hoàn hảo, kiếm được lợi nhuận ổn định từ các biến động giá trên thị trường. 

Từ biểu đồ đến chỉ báo, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các bước phân tích kỹ thuật cổ phiếu để bạn có thể kết hợp nó vào chiến lược giao dịch của riêng mình.

Trước khi đi sâu vào các chi tiết phức tạp của phân tích kỹ thuật, hãy cùng tìm hiểu một chút các thông tin cơ bản của phương pháp này.

Tổng quan về phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự báo giá chứng khoán thông qua việc đánh giá dữ liệu thị trường, chủ yếu là giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ.

Về bản chất, phương pháp này được thực hiện dựa trên nhận định rằng tất cả thông tin thị trường hiện tại đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Bằng cách nghiên cứu mô hình giá và các chỉ số thị trường khác, các nhà giao dịch hy vọng dự đoán được biến động giá trong tương lai.

Có nên học cách phân tích kỹ thuật và ứng dụng nó trong chiến lược giao dịch không?

Thế giới giao dịch vừa rộng lớn vừa phức tạp và phân tích kỹ thuật là một trong những công cụ gây tranh cãi nhất. Nó được nhiều người tin tưởng và sử dụng hiệu quả, nhưng cũng có những người cho rằng đó chỉ là một yếu tố làm phức tạp thêm quá trình giao dịch. Vậy, hãy cùng phân tích ưu nhược điểm của việc sử dụng phân tích kỹ thuật làm nền tảng cho chiến lược giao dịch của bạn.

how to do technical analysis of stocks

Ưu điểm:

  • Phản hồi theo thời gian thực: Phân tích kỹ thuật cung cấp thông tin chi tiết gần như ngay lập tức dựa trên dữ liệu thị trường hiện tại. Nó giống như việc “bắt mạch” thị trường, giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định nhanh chóng khi thị trường biến động.
  • Tính linh hoạt trên các thị trường: Cho dù bạn đang giao dịch cổ phiếu, ngoại hối hay hàng hóa, nguyên tắc sử dụng phân tích kỹ thuật vẫn không hề thay đổi và có thể được áp dụng rộng rãi trên nhiều thị trường.
  • Xác định xu hướng thị trường: Một trong những điểm mạnh cốt lõi của phân tích kỹ thuật là khả năng xác định và tận dụng các xu hướng tăng/giảm của thị trường, cho phép các nhà giao dịch mở/đóng các vị thế để kiếm lợi nhuận tiềm năng.

Nhược điểm:

  • Đường cong học tập: Việc hiểu rõ vô số mô hình, chỉ báo và sắc thái của chúng có thể khiến bạn nản lòng. Chỉ riêng việc nắm vững những công cụ này đã có thể khiến ngay cả các nhà giao dịch dày dặn kinh nghiệm cũng cảm thấy choáng ngợp.
  • Mất nhiều thời gian: Theo dõi các biểu đồ, mô hình và các chỉ báo không ngừng biến đổi là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian. Hơn nữa, việc dán mắt vào màn hình, theo dõi những thay đổi nhỏ không chỉ tẻ nhạt mà còn khiến tinh thần mệt mỏi.
  • Không phải lúc nào cũng chính xác: Giống như tất cả các công cụ khác, phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng chính xác. Thị trường bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố không thể đoán trước. Các dữ liệu trong quá khứ đôi khi không thể cung cấp bức tranh thị trường toàn cảnh cho nhà đầu tư.

Khi bạn đi sâu hơn vào thế giới phân tích kỹ thuật, bạn sẽ thấy rõ rằng mặc dù nó mang lại những lợi ích to lớn nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức. Câu hỏi đặt ra là: Có cách nào để khai thác sức mạnh của phân tích kỹ thuật mà không bị mắc kẹt bởi sự phức tạp của nó không?

Đáp án là có, nhưng chúng ta hãy nói về điều đó sau. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu phương pháp phân tích kỹ thuật cổ phiếu theo cách truyền thống.

Các bước phân tích kỹ thuật

Học cách phân tích kỹ thuật có thể giống như việc điều hướng trong một mê cung chứa đầy các mô hình phức tạp, các biểu đồ biến động và các chỉ báo đa dạng.

Nhưng đừng lo lắng! Với cách tiếp cận có hệ thống và một chút kiên trì, bạn có thể nắm vững nghệ thuật này, sử dụng nó để nâng cao hiệu suất giao dịch của mình.

Hãy cùng bước vào hành trình này. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về các biểu đồ phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật.

Các loại biểu đồ cơ bản

Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu 3 loại biểu đồ khác nhau mà bạn có thể sử dụng làm nền tảng cho việc phân tích kỹ thuật.

Biểu đồ đường 

Các Dạng Biểu Đồ Trong Phân Tích Kỹ Thuật | VMEX

Là dạng biểu đồ cơ bản nhất, chỉ thể hiện đóng cửa của tài sản trên các khung thời gian được lựa chọn. Biểu đồ vẽ một đường kết nối các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp bạn nhanh chóng nắm được xu hướng của cổ phiếu theo thời gian.

Mặc dù đơn giản nhưng biểu đồ đường có thể giúp các nhà giao dịch nhanh chóng nắm được quỹ đạo chung của giá cổ phiếu, cho thấy nó đang trong xu hướng tăng giá hay giảm giá. Biểu đồ này phù hợp cho những ai cần một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về hiệu suất giá cổ phiếu theo thời gian mà không cần quan tâm tới giá mở cửa, giá cao nhất hoặc thấp nhất của tài sản trong phiên.

Biểu đồ thanh 

Phức tạp hơn một chút so với biểu đồ đường, cung cấp nhiều điểm dữ liệu hơn về hiệu suất của cổ phiếu. Mỗi thanh đại diện cho một phiên giao dịch trên một khung thời gian (một ngày, 3 tháng, v.v.). Phần trên cùng của thanh hiển thị giá cao nhất trong phiên và phần dưới cùng hiển thị mức giá thấp nhất trong phiên.

Các đường ngang nhỏ nhô ra hai bên tượng trưng cho giá mở cửa (ở bên trái) và giá đóng cửa (ở bên phải).

Biểu đồ này giúp các nhà giao dịch hình dung phạm vi biến động trong từng thời kỳ, cung cấp thông tin chi tiết về biến động giá và khả năng đảo chiều xu hướng. Do đó, biểu đồ thanh phù hợp cho các nhà giao dịch muốn đánh giá mức độ biến động của cổ phiếu và muốn có nhiều thông tin hơn so với biểu đồ đường đơn giản.

Biểu đồ nến

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta có biểu đồ nến – sự lựa chọn ưa thích của hầu hết các nhà giao dịch hiện đại. Giống như biểu đồ thanh, biểu đồ nến biểu thị giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa trong phiên.

Nếu cổ phiếu đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nó sẽ được mô tả bằng một hình chữ nhật (được gọi là thân nến)màu trắng hoặc xanh. Nếu cổ phiếu đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nó sẽ được mô tả bằng một thân nến màu đen hoặc đỏ.

Các đường nhỏ nhô ra ở trên và dưới thân nến gọi là bấc hoặc bóng nến, biểu thị mức giá cao và thấp trong phiên.

Ngoài giá cả, các mô hình nến có thể cho thấy động lực, tâm lý thị trường và khả năng đảo chiều. Các mô hình như nến Doji, nến nhấn chìm tăng giá (Bullish Engulfing) hay nến sao băng giảm giá (Bearish Shooting Star) có thể chỉ ra biến động giá trong tương lai.

Các nhà giao dịch muốn kết hợp dữ liệu giá với tâm lý thị trường có thể hưởng lợi từ việc sử dụng biểu đồ nến. Biểu đồ này cũng là công cụ lý tưởng để phát hiện các mô hình giá ngắn hạn và khả năng đảo chiều.

Các chỉ báo kỹ thuật chính

Cho dù bạn đang tìm kiếm các chỉ báo tốt nhất cho giao dịch xoay vòng hay giao dịch trong ngày, bạn sẽ thường nghe thấy về các đường trung bình động trước tiên. Và điều đó hoàn toàn có lý do.

Theo dõi Reviewsantot để được cập nhật nhanh nhất các kiến thức về thị trường đầu tư.