Tiêu điểm thị trường forex tuần sau: BoE và Fed tăng lãi suất, NFP

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) gần như chắc chắn sẽ quyết định tăng lãi suất lên 0,5% trong tuần sau, điều này sẽ đưa mức giới hạn trên của lãi suất Quỹ liên bang lên 1%. Đây được cho là động thái tối thiểu nhất của Fed trong đợt công bố quyết định vào tuần sau. Câu hỏi trọng tâm sẽ là về tốc độ cắt giảm bảng cân đối kế toán cùng với tốc độ của các đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Ông Powell đã trình bày trước IMF rằng Fed có thể sẽ hành động quyết liệt hơn nhiều. Và nguy cơ Fed tăng lãi suất nhanh hơn đã khiến giới đầu tư lo ngại rằng cơ quan này có thể đã quá lạm dụng biện pháp tăng lãi suất vào thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu có vẻ sẽ suy giảm tốc độ tăng trưởng dài dài khi Trung Quốc vẫn đang chật vật với cuộc chiến chống Covid.
Trong khi một số nhà đầu tư đang tìm kiếm thêm manh mối để xác định xem Fed có thể thực hiện thêm bao nhiêu đợt tăng lãi suất 0,5% nữa, thì một nhóm các nhà quan sát khác cũng đang tập trung theo dõi diễn biến giảm bảng cân đối kế toán, có khả năng cũng sẽ bắt đầu trong tuần sau. Theo kỳ vọng chung, Fed có lẽ sẽ cắt giảm 95 tỷ USD mỗi tháng, 60 tỷ USD trong số đó là trái phiếu chính phủ Mỹ và 35 tỷ USD là chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp.
Từ các biên bản cuộc họp kỳ trước, rõ ràng là một số quan chức thậm chí còn muốn cắt giảm mạnh tay hơn với tốc độ không giới hạn. Điều này cho thấy rằng Fed không chỉ có thể nâng lãi suất thêm 0,5% trong tuần sau, mà còn có thể bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán.
Động thái đó của ngân hàng trung ương Mỹ chẳng khác nào cú “quay xe” gắt đến 180 độ vì họ chỉ mới ngừng nới rộng bảng cân đối kế toán từ hồi tháng 3.
  1. Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ trong tháng 4 (06/05)

Kết quả báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 3 đạt kết quả tốt với 431 nghìn vị trí việc làm được tạo ra thêm vào tháng 3, thấp hơn một chút so với kỳ vọng là 490 nghìn. Mức chênh lệch này đã được bù đắp nhiều hơn khi số liệu tháng 2 được sửa đổi tăng từ 678 nghìn lên 750 nghìn, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,8% xuống 3,6%.
Hơn nữa, tỷ lệ tham gia lao động tại Mỹ đã tăng lên mức 62,4% trong khi thu nhập trung bình hàng giờ đã tăng từ 5,2% lên 5,6% và là mức cao nhất kể từ tháng 05/2020. Kể từ đó, có rất ít dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, cụ thể các cuộc khảo sát mới nhất vẫn cho thấy nhu cầu còn khá mạnh, mặc dù vậy áp lực giá cả đã bắt đầu tăng cao trở lại và có thể bắt đầu tạo áp lực đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng.
Số lượng vị trí tuyển dụng ở Mỹ vẫn ở mức cao và báo cáo việc làm tháng 4 trong tuần sau dự kiến ​​sẽ tiếp tục cho thấy xu hướng tuyển dụng mạnh mẽ do số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đang đứng ở mức chưa từng thấy kể từ cuối những năm 1960. Theo kỳ vọng sẽ có thêm 400 nghìn việc làm mới với tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ​​sẽ duy trì ổn định ở mức 3,6%, trong khi tiền lương dự kiến ​​sẽ vẫn ổn định ở mức 5,6%.
Ngoài ra, các bạn trader cũng nên theo dõi số liệu tín dụng tiêu dùng của tháng 3 sau khi con số này đạt mức khủng 41,8 tỷ USD vào tháng 2.
  1. Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (05/05)

Với việc lạm phát ở Anh đã leo lên mức 7% trong tháng 3 và dự kiến ​​sẽ còn tăng cao hơn nữa, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đang phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đặc biệt là sau khi doanh số bán lẻ sụt giảm mạnh trong cùng tháng.
Một số quan chức trong Ủy ban chính sách tiền tệ Anh đã bày tỏ quan ngại về tác động tiêu cực của việc tăng lãi suất đối với nhu cầu tiêu thụ, nền kinh tế Anh và niềm tin của người tiêu dùng. Đây là một kịch bản đã được Ngài Jon Cunliffe đề cập tại cuộc họp gần đây nhất của BoE khi ông bỏ phiếu ủng hộ giữ nguyên lãi suất, nhưng thực ra cũng khó có thể bỏ qua tác động của kịch bản giá cả tăng cao đối với những yếu tố vừa nêu.
Làn sóng tăng giá cả tiêu dùng đang ảnh hưởng trực tiếp đến giá quần áo, đồ nội thất, đồ ăn, thức uống và nhà hàng, trong khi đồng bảng Anh lại đang mất dần giá trị, qua đó càng làm tăng thêm áp lực. Với giá nguyên liệu đầu vào tăng 19,2%, lạm phát toàn phần đang đứng trước áp lực tăng mạnh và Ngân hàng Trung ương Anh có thể sẽ có rất ít lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất chỉ để duy trì mức chênh lệch lãi suất với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Một số người có thể sẽ lập luận rằng Ngân hàng Trung ương Anh có thể chọn phương án dễ dàng hơn bằng cách tăng lãi suất lên 0,25%. Tuy nhiên, nước cờ mang tính chất thăm dò ​​và yếu kém như vậy nếu không được hoạch định theo kế hoạch vững vàng trong trương lai thì sẽ cho thấy rằng ngân hàng trung ương Anh rất yếu kém trong việc đáp ứng mục tiêu lạm phát. Có một rủi ro lớn hơn trong tuần sau là ngân hàng trung ương Anh có nguy cơ sẽ “án binh bất động”, với kỳ vọng tối thiểu là tăng 0,25% cho đến 1%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *