Thị trường CFD là gì?

Hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference – CFD) là một công cụ tài chính phái sinh, cho phép trader đầu cơ dựa trên giá của một tài sản. CFD Trading có phí giao dịch thấp cùng khả năng đầu tư trực tuyến ở bất cứ nơi đâu. Thế nhưng, nó khá trừu tượng và có nhiều yêu cầu kỹ thuật. Vì thế, rất nhiều trader chưa hiểu rõ thị trường CFD là gì, cách giao dịch và cách tính lợi nhuận CFD.

Trong bài viết hôm nay, Reviewsantot sẽ giải thích CFDs là gì, cách giao dịch CFD, lợi ích và rủi ro trong CFD trading, cách chọn phần mềm giao dịch cùng nhiều kiến thức khác.

CFD là gì? Contract for difference là gì?

Thị trường CFD là gì, CFDs là gì, CDF là gì?

CFD là viết tắt của Contract For Difference, nghĩa là Hợp đồng chênh lệch. Về cơ bản, CFD được thực hiện dựa trên sự chênh lệch giá của một tài sản tài chính giữa 2 thời điểm mở và đóng hợp đồng.

Để hiểu rõ hơn CFDs là gì cũng như cách giao dịch CFD, chúng ta hãy cùng nhìn lại cách đầu tư truyền thống. Nếu đầu tư vào một công ty, trước tiên trader cần mua cổ phiếu của công ty đó bằng giá cổ phiếu hiện tại. Tương tự, nếu đầu tư vàng hoặc dầu thô thì trader cần mua một thỏi vàng hoặc một thùng dầu. Sau đó chờ đến khi giá của chúng tăng lên và bán ra với mức giá cao hơn để ăn lợi nhuận từ sự chênh lệch này.

CFD trading cũng giống như vậy – trader mở lệnh giao dịch với mức giá hiện tại, sau đó chờ đến khi giá tài sản tăng hoặc giảm rồi ăn lợi nhuận (hoặc chịu thua lỗ) dựa trên sự chênh lệch này.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa CFD trading và đầu tư truyền thống là trader không cần sở hữu tài sản thực. CFDs phản ánh giá của tài sản cơ sở. Nhờ đó, thay vì phải mua tài sản thực, trader có thể dự đoán biến động giá trong tương lai và đầu tư dựa trên dự đoán này.

Sau khi đã hiểu CFD là gì, Contract for Difference là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thức hoạt động của CFD trading

Cách thức hoạt động của CFD Trade

CFD trading cho phép trader kiếm lời trên cả thị trường tăng và thị trường giảm.

Để giao dịch trên thị trường CFDs, trader cần:

  1. Mở tài khoản giao dịch với một CFD broker.
  2. Tải phần mềm CFD mà sàn chứng khoán sử dụng.
  3. Chọn tài sản mà trader muốn giao dịch.
  4. Dự đoán giá tài sản sẽ tăng hay giảm.

Nếu giá một ounce vàng hiện tại là 1.500 USD và được dự đoán sẽ tăng trong thời gian sắp tới. Khi đó, trader có thể mở lệnh ‘mua’ hay ‘long position’ tại mức giá nhất định với hy vọng mức giá này sẽ tăng lên trong tương lai.

Nếu giá vàng tăng lên như kỳ vọng, thì trader đóng lệnh giao dịch (hoặc ‘bán’) với mức giá cao hơn và kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Như vậy, nếu mở lệnh giao dịch khi giá vàng là 1.500 USD, sau đó, đóng lệnh giao dịch khi giá vàng đạt mốc 1.525 USD thì trader đã kiếm được 25 USD lợi nhuận (Xin lưu ý đây chỉ là một ví dụ đơn giản. Ta sẽ tìm hiểu cách tính lợi nhuận CFD chi tiết hơn ở những phần sau của bài viết).

Ngược lại, nếu dự đoán giá vàng giảm, trader có thể mở lệnh ‘bán’ hay ‘short position’ trên nền tảng giao dịch. Lệnh “short” được thực hiện khi ta dự đoán giá của một tài sản tài chính sẽ giảm.

Khi giá tài sản tài chính giảm như kỳ vọng, ta sẽ đóng lệnh giao dịch (hoặc ‘mua’ lại tài sản) và kiếm lời từ sự chênh lệch này.

Như vậy, nếu mở vị thế bán CFD khi giá vàng là 1.500 USD, sau đó, đóng vị thế khi giá vàng là 1.450 USD thì trader sẽ kiếm được 50 USD lợi nhuận.

Giao dịch CFDs dựa trên giá trị thị trường, vì thế trader đầu tư thành công (hay không thành công) phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của thị trường.

Lợi ích của CFD trading là gì?

Tuy hiện nay các CFD broker ra sức quảng cáo về lợi ích mà thị trường CFD mang lại, nhưng đôi khi trader lại không biết nên tin vào đâu – liệu mọi thứ sàn giao dịch nói đều đúng, hay đấy chỉ là lời chào bán hàng?

Hãy tiếp tục đọc bài viết hôm nay để có cái nhìn tổng quan nhất về lợi ích mà giao dịch CFD đem lại cũng như các rủi ro liên quan.

Tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFDs

Một trong những ưu điểm nổi trội nhất của Hợp đồng chênh lệch CFD là tỷ lệ đòn bẩyTỷ lệ đòn bẩy (leverage) cho phép trader giao dịch với số tiền lớn hơn số dư tài khoản hiện có (mức ký quỹ).

Phụ thuộc vào công cụ tài chính, sàn giao dịch và cơ quan chính quyền, trader với tài khoản Professional có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 1000 lần số dư tài khoản hiện có. Trong khi đó, trader với tài khoản retail có thể mở vị thế giao dịch cao gấp 30 lần số vốn hiện có trên một số công cụ giao dịch.

Như vậy, nếu có $1.000 trong tài khoản với mức đòn bẩy là 1:30, thì trader có thể mở vị thế giao dịch giá trị 30 USD cho mỗi 1 USD trong tài khoản, hoặc thực hiện lệnh giao dịch có giá trị lên tới $30,000.

Quay trở lại với ví dụ đầu tư vàng. Thông thường, nếu mua một lượng vàng trị giá 1.500 USD, thì trader cần phải trả 1.500 đô. Tuy nhiên, với thị trường CFD, trader có thể mở vị thế giao dịch với giá trị tương đương nhưng chỉ mất một phần tiền nhỏ trong tài khoản.

Ví dụ: Khi giao dịch với 1 sàn CFD có tỷ lệ đòn bẩy 1:20 thì với mỗi đô la trong tài khoản, trader có thể giao dịch dịch vàng với giá trị tương đương 20 USD. Như vậy, nếu mở vị thế giao dịch tương đương với một ounce vàng trị giá $1,500, trader chỉ cần mức ký quỹ $300 trong tài khoản.

Giao dịch Mua/Bán trong thị trường CFD

Nhược điểm lớn nhất của đầu tư truyền thống là trader chỉ có thể kiếm lợi nhuận khi thị trường đang có xu hướng tăng. Nếu thị trường sụp đổ hoặc một trong những tài sản mà trader nắm giữ có dấu hiệu xuống dốc thì nó sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ các khoản đầu tư.

Ngược lại, thị trường CFD cho phép trader thực hiện cả 2 lệnh mua và bán, nghĩa là trader có thể kiếm lợi nhuận từ thị trường đang lên cũng như thị trường đang xuống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *