Khép phiên giao dịch hôm thứ Ba (6/9), EUR/USD tăng lên mức cao nhất trong ngày, tiếp tục bật ra xa khỏi đường hỗ trợ kéo dài bảy tuần. Tuy nhiên, đây chỉ là đợt phục hồi ngắn hạn trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB nỗ lực tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát phi mã và thúc đẩy đồng euro.
Phân tích kĩ thuật cặp EUR/USD
EUR/USD bám sát vùng giá điều chỉnh của ngày hôm trước khi bật ra xa khỏi đường hỗ trợ quan trọng ngắn hạn xung quanh ngưỡng 0,9960 trong phiên giao dịch Châu Á hôm thứ Ba. Với diễn biến này, đà phục hồi của EUR/USD cũng được thúc đẩy nhờ tín hiệu giao cắt tăng từ chỉ báo MACD, qua đó giúp củng cố đà tăng lên ngưỡng kháng cự DMA 10 xung quanh mức 0,9980.
Tiếp theo sau đó, mức ngang giá 1,0000 và đường kháng cự dốc xuống từ ngày 17/08, gần mức 1,0030, có thể sẽ test lực tăng phục hồi. Đáng chú ý, mức DMA 50 tại ngưỡng 1,0150 sẽ là mức phòng thủ cuối cùng đối với phe bán EUR/USD trước khi phe mua chiếm quyền kiểm soát trở lại.
Ngoài ra, đường hỗ trợ giảm dần nối từ giữa tháng 7 gần mức 0,9880 sẽ đóng vai trò cản đà giảm ngắn hạn.
Mức Fibonacci mở rộng 61,8% và 78,6% của cặp EUR/USD giữa cuối tháng 5 và đầu tháng 8, tương ứng ở các mức khoảng 0,9845 và 0,9700, sẽ đóng vai trò hỗ trợ.
Cần lưu ý rằng chỉ báo RSI (14) đã gần như rơi vào vùng quá bán và do đó dư địa giảm có thể sẽ không còn nhiều.
Đường kháng cự tháng và DMA 50 cũng góp phần test và cản đà tăng.
Xu hướng: dự kiến phục hồi nhẹ
EUR/USD: biểu đồ hàng ngày
Ngày 5.9 vừa qua là một dấu mốc đáng buồn mới đối với đồng euro nói riêng và EU nói chung khi tỷ giá giữa đồng Euro và đồng USD là 1/0,9878, tức là 1 euro chỉ còn đáng giá bằng 0,9878 USD – thấp nhất kể từ đầu tháng 12.2002 trở lại đây.
Kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, đồng euro bị mất giá triền miên so với đồng USD, đã không ít lần “yếu hơn đồng USD”, tức là 1 euro không có giá trị bằng 1 USD như hiện tại và mọi lần phục hồi vượt quá ngưỡng 1:1 đều rất ngắn ngủi.
Đồng euro bị trượt giá như thế chủ yếu bởi hai nguyên nhân là tác động tiêu cực của chiến sự ở Ukraine và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). So với sự điều hành chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ECB đã tăng lãi suất cơ bản cho đồng euro muộn hơn và không quyết liệt bằng, nếu như không muốn nói là quá muộn và chưa đủ mức. Vì thế, lạm phát trong khu vực đồng euro (Eurozone) tăng nhanh và cao hơn so với lạm phát ở Mỹ.
Chiến sự ở Ukraine kéo theo cuộc đối đầu quyết liệt giữa EU và NATO với Nga. EU chủ trương cấm vận Nga xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và than đá trong khi nguồn cung ứng thay thế chưa được đảm bảo.
Một số nhà hoạch định chính sách cho rằng ECB phải quan tâm nhiều hơn đến đồng euro so với thời kỳ suy yếu trước đó, bởi vì khí đốt được định giá bằng USD và đồng euro yếu sẽ khiến giá năng lượng tăng cao hơn.
Giới chuyên gia dự đoán ECB có khả năng lãi suất cơ bản tăng lên 75 điểm trong tuần này, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều đó cũng không giúp gì nhiều cho đồng euro.
Agnès Belaisch – chiến lược gia tại Viện Đầu tư Barings – cho biết: “Đợt tăng lãi suất lớn này không thể cứu được đồng euro. Một cuộc suy thoái đang ở phía trước và những lo ngại về địa chính trị là không thể kiểm soát. Trên thực tế, lãi suất tăng cao trùng với lạm phát và suy thoái vào năm 2023”.
Các mức kỹ thuật quan trọng
TỔNG QUAN | |
Giá gần đây trong ngày | 0,9962 |
Mức thay đổi trong ngày | 0,0035 |
Mức thay đổi trong ngày (%) | 0,35% |
Giá mở cửa trong ngày | 0,9927 |
XU HƯỚNG | |
SMA 20 ngày | 1,0072 |
SMA 50 ngày | 1,0159 |
SMA 100 ngày | 1,0379 |
SMA 200 ngày | 1,0789 |
CÁC NGƯỠNG GIÁ | |
Đỉnh ngày trước | 0,9953 |
Đáy ngày trước | 0,9878 |
Đỉnh tuần trước | 1,0079 |
Đáy tuần trước | 0,9911 |
Đỉnh tháng trước | 1,0369 |
Đáy tháng trước | 0,9901 |
Fibonacci 38,2% trong ngày | 0,9907 |
Fibonacci 61,8% trong ngày | 0,9924 |
Điểm xoay trong ngày S1 | 0,9886 |
Điểm xoay trong ngày S2 | 0,9845 |
Điểm xoay trong ngày S3 | 0,9811 |
Điểm xoay trong ngày R1 | 0,9961 |
Điểm xoay trong ngày R2 | 0,9994 |
Điểm xoay trong ngày R3 | 1,0035 |