Suy thoái và lạm phát đang đè nặng thị trường tiền tệ

Suy thoái và lạm phát đang đè nặng thị trường buộc các ngân hàng trung ương phải đưa ra nhiều biện pháp siết chặt hơn. Trong thời gian tới, giới đầu tư sẽ tập trung vào các chỉ số flash PMI cho tháng 6. Trong khi đó, số liệu lạm phát ở Canada, Nhật Bản và Vương quốc Anh có thể sẽ gây thêm áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách.

PMI tháng 6 và nỗi đau khu vực đồng Euro

Ngân hàng Trung ương châu Âu dù sắp có chủ trương nghiêng thắt chặt chính sách nhưng đã không thể nâng đỡ cho đồng EUR mặc dù lợi suất trái phiếu khu vực đồng euro đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong khi đó, đồng bạc xanh đang chiếm ưu thế sau quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Ngoài ra, các nhà đầu tư lo ngại rằng nguy cơ suy thoái kinh tế ở châu Âu lớn hơn vì giá năng lượng tại khu vực này tăng mạnh hơn ở Mỹ.
Bức tranh kinh tế đang ngày càng ảm đạm hơn.  

Đồng bảng Anh có khả năng sụt giảm giá trị

Lạm phát tại Anh cũng đang tăng vọt gây sức ép cho chính phủ Anh, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn cung và lao động đã trở nên trầm trọng hơn do Brexit, và căng thẳng giữa London và Brussels lại đang âm ỉ một lần nữa về vấn đề ở Bắc Ireland.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp đang cảm thấy vô cùng ảm đạm và chỉ số PMI tháng 6 trong ngày thứ Năm dự kiến ​​sẽ phản ánh tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, trước đó, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào chỉ số giá tiêu dùng mới nhất vào ngày thứ Ba.
Tỷ lệ lạm phát toàn phần của Vương quốc Anh đã tăng lên mức 9,0% vào tháng 4 và dự kiến ​​sẽ nhích lên 9,1% vào tháng 5, mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Trước rủi ro đình lạm, số liệu lạm phát nếu tăng nóng cũng khó có thể hỗ trợ nhiều cho đồng bảng Anh, nhưng nếu dữ liệu doanh số bán lẻ tốt hơn mong đợi thì có thể vì lúc này nỗi lo về nguy cơ tăng trưởng âm sẽ giảm bớt.

CPI Canada có thể thúc đẩy phe mua CAD

Nền kinh tế Canada có thể là điểm sáng hiếm trong trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, lạm pháp và doanh số bán lẻ cũng sẽ là tâm điểm chú ý của giới trader tại đây. Tuy nhiên, đồng CAD bớt đi áp lực so với USD vì loại tiền tệ hàng hóa này rất nhạy cảm với tâm lý rủi ro chung.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem hồi đầu tháng đã gợi ý rằng ngân hàng này sẵn sàng tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản. Và sau khi Fed đã thực hiện điều đó trong tuần qua, nhiều khả năng BoC sẽ làm điều tương tự trong cuộc họp tiếp theo.
Báo cáo doanh số bán lẻ vào ngày thứ Ba và chỉ số CPI vào ngày thứ Tư có thể sẽ ủng hộ cho kịch bản tăng lãi suất nhiều hơn, còn nếu những dữ liệu vừa nêu gây thất vọng thì có lẽ điều đó cũng sẽ không cản trở các nhà hoạch định chính sách thắt chặt mạnh tay hơn.

Giới trader tại Australia tập trung vào RBA và Trung Quốc

Đồng Dollar Úc cũng là một loại tiền tệ nhạy cảm với rủi ro. Những lo ngại về nguy cơ giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc và các nơi khác đã phần nào bù trừ lại cho động lực thúc đẩy từ việc giá hàng hóa tăng cao hơn. Tuy nhiên, mức giảm từ đầu năm đến nay của đồng AUD ít hơn đáng kể so với nhiều đồng tiền khác.
Ngân hàng Trung ương Úc sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách gần nhất vào ngày thứ Ba. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chủ trương của RBA nghiêng về phe thắt chặt hơn nữa thì điều đó có thể sẽ khiến Dollar Úc tăng nhẹ, tuy nhiên AUD có thể sẽ có một ít rủi ro sụt giảm khi đến thời điểm công bố các chỉ số flash PMI vào ngày thứ Năm.
Giới giao dịch AUD cũng sẽ để mắt đến quyết định chính sách của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào ngày thứ Hai. Có một bộ phận nhà đầu tư suy đoán rằng lãi suất cơ bản tại nước này sẽ được cắt giảm trong cuộc họp thứ hai liên tiếp. Nếu thực tế đúng như vậy thì kịch bản đó có thể vực dậy tâm lý thị trường vào các phiên giao dịch đầu tuần.
> Xem thêm các bài viết liên quan đến tình hình lạm phát tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *