Trong phiên giao dịch châu Á thứ Sáu 17/6, bối cảnh thị trường trầm lắng đã khiến cặp EUR/USD đứt mạch tăng giá sau khi thúc đẩy xu hướng tăng kéo dài hai ngày qua lên mức đỉnh mới trong tuần.
EUR/USD tạm rút quanh mức 1,0545. Với diễn biến này, EUR/USD đã giảm trở xuống từ mức đỉnh cao nhất tuần xung quanh vùng 1,0600, mặc dù vậy gần đây giá đã ít dao động hơn.
Nếu giá không chốt phiên ngày vượt ngưỡng DMA 10 ở khoảng 1,0565 thì tỷ giá EUR/USD có thể sẽ hồi trở xuống. Vùng giá nằm ngang chạm từ đầu tháng 5 gần mốc 1,0640 cũng có thể sẽ là ngưỡng kháng cự chặn lại đà tăng.
Hợp đồng chứng khoán tương lại tăng nhẹ
Mặc dù lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm vào ngày thứ Năm, dao động ở mức 3,24% và các hợp đồng chứng khoán tương lai tăng nhẹ, tâm lý lo ngại trái chiều trên thị trường là nguyên nhân chính kìm hãm phe mua cặp đôi EUR/USD.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm trong hai ngày liên tiếp xuống mức 3,195%. Sau khi giảm khoảng 3,25%, chỉ số S&P 500 Futures đã ghi nhận mức tăng 0,25% trong ngày. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trung bình trong 4 tuần qua đã tăng 218.500 trong khi mức tăng dự kiến là 215.000 cho giai đoạn kết thúc vào ngày 10/06. Trong khi đó, kết quả Khảo sát sản xuất của Fed Philadelphia là -3,3 cho tháng 6, tương ứng với mức giảm đầu tiên kể từ tháng 05/2020.
Nhà hoạch định chính sách Francois Villeroy de Galhau bày tỏ nỗi lo lạm phát và gián tiếp báo hiệu rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần phải nâng lãi suất. Theo ông Villeroy, lạm phát ở châu Âu tăng cao không chỉ là vấn đề giá lương thực mà còn ảnh hưởng lan rộng hơn. Thành viên Hội đồng thống đốc ECB Ignazio Visco cùng quan điểm, tin tưởng rằng ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách một cách từ từ và nhất quán sau tháng 9.
Nhấn mạnh của Chủ tịch ECB
Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde cũng nhấn mạnh quan điểm thắt chặt tiền tệ hơn so với trước đây. ECB đã cam kết đưa ra hỗ trợ mới và thiết kế một kế hoạch mới tiềm năng để điều chỉnh xu hướng thị trường, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ mới ở vành đai phía Nam của Eurozone.
Theo bà Lagarde, việc nghi ngờ cam kết của ECB sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, bởi “mục tiêu của công cụ chống phân mảnh không phải là để xóa chênh lệch mà là để chuẩn hóa chênh lệch”. Quan điểm của người đứng đầu ECB cũng gợi ý rằng tổ chức này đã sẵn sàng hành động.
Các dữ liệu tổng kết cuối cùng về Chỉ số giá tiêu dùng cân đối (HICP) của Eurozone và Lạm phát Chuẩn của EU cho tháng 5 có thể sẽ mang lại tín hiệu cho các nhà giao dịch EUR/USD trước khi Mỹ công bố dữ liệu Sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 5. Theo dự kiến, Sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ở mức 0,4% so với kết quả 1,1% trước đó.
Dữ liệu thống kê cuối cùng về lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Báo cáo Chính sách Tiền tệ hai năm một lần của Fed và bài phát biểu của ông Powell sẽ là những tiêu điểm quan trọng thu hút mọi sự chú ý của các nhà đầu tư trong thời gian tới.
>> Có thể bạn quan tâm: Tin nóng 10/06/2022 – EUR/USD giảm sau khi ECB thông báo tăng lãi suất vào tháng 7