GBP/NZD bật tăng khỏi ngưỡng hỗ trợ tại mốc tâm lý 1,8850

Đúng như dự báo của thị trường, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản trong tháng thứ 6 liên tiếp, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có nhiều dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn sụt giảm do đại dịch gây ra. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới các thị trường đối tác lớn như New Zealand (NZD). Cùng reviewsantot.com tìm hiểu ngay.

PBoC giữ nguyên lãi suất cơ bản tháng thứ sáu liên tiếp

GBP/NZD bật tăng khỏi ngưỡng hỗ trợ tại mốc tâm lý 1,8850
GBP/NZD bật tăng khỏi ngưỡng hỗ trợ tại mốc tâm lý 1,8850

Trong thông báo sáng 20/2, PBoC cho hay Lãi suất cơ bản cho vay (LPR) kỳ hạn một năm được giữ ở mức 3,65%, còn LPR kỳ hạn 5 năm không đổi ở mức 4,30%.

Hầu hết các khoản vay mới và dư nợ ở Trung Quốc đều dựa trên LPR kỳ hạn một năm, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm ảnh hưởng đến việc định giá các khoản thế chấp. Lần gần nhất Trung Quốc cắt giảm cả hai lãi suất chuẩn là vào tháng 8/2022 để thúc đẩy nền kinh tế.

Một loạt số liệu tốt hơn mong đợi gần đây cho thấy hoạt động kinh tế tại Trung Quốc đang phục hồi, sau khi chính phủ nước này nới lỏng các chiến lược Zero COVID-19 nghiêm ngặt vào tháng 12/2022 và chuyển sang các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Nhận định từ chuyên gia

Các nhà phân tích tại ngân hàng Barclays nhận định PBoC sẽ duy trì chính sách hỗ trợ trong nửa đầu năm nay, nhưng chỉ thông qua các hành động liên quan đến thanh khoản chứ không thực hiện cắt giảm lãi suất.

Ngân hàng này lưu ý không giống như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc vẫn là ngoại lệ trong môi trường chính sách tiền tệ thế giới. Lạm phát tại nước này vẫn ở mức vừa phải, trong khi hoạt động kinh tế phục hồi nhưng vẫn còn yếu, tạo cơ hội cho PBoC duy trì chính sách hỗ trợ trong nửa đầu năm nay.

Bất chấp đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Giới đầu tư cũng cho biết quyết định giữ nguyên LPR nằm trong dự kiến, khi PBoC tăng cường bơm thanh khoản trung hạn, kéo dài các khoản vay chính sách đáo hạn vào tuần trước trong khi vẫn giữ nguyên lãi suất.

Tuy nhiên, bất chấp đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một số nhà phân tích kỳ vọng lãi suất sẽ giảm sau Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thường niên sẽ khai mạc vào ngày 5/3, khi chính phủ công bố các mục tiêu tăng trưởng chủ chốt trong năm.

Ông Tommy Xie, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Trung Quốc đại lục tại Ngân hàng OCBC, đồng ý rằng lãi suất có thể sẽ bị cắt giảm trong những tháng tới. Theo ông Xie, nới lỏng chính sách tiền tệ có thể sẽ đi đôi với mở rộng chính sách tài khóa trong bối cảnh nhu cầu nội địa yếu. Lãi suất thấp hơn sẽ giúp giảm thiểu chi phí phát hành trái phiếu chính phủ, đồng thời lãi suất thế chấp thấp hơn cũng có thể giúp xoa dịu rủi ro hệ thống.

Phân tích kỹ thuật

GBP/NZD: khung 1D

Tiếp theo, GBP/NZD đã hình thành mô hình tam giác giảm dần trên khung thời gian hàng ngày.
Cặp tiền này cuối cùng đã bật tăng khỏi ngưỡng hỗ trợ tại mốc tâm lý 1,8850 và hiện có thể đang nhắm đến mép trên tam giác một lần nữa.
Chỉ báo stochastic vẫn còn một ít dư địa tăng trước khi bị quá mua, vì vậy phe mua có thể sẽ cố rướn hết đà tăng cho đến khi chỉ báo dao động này giảm trở lại.
Ngoài ra, đường SMA 100 đang cao hơn một chút so với đường SMA 200, từ đó gợi ý rằng khả năng tăng có phần nhỉnh hơn. GBP/NZD chỉ cần vượt qua các điểm uốn động này một lần nữa thì sẽ xác nhận được động lực tăng giá.
Tuy nhiên, nếu mức trần tam giác không bị phá thủng và chỉ báo stochastic bắt đầu quay đầu giảm xuống thì có thể GBP/NZD sẽ test ngưỡng hỗ trợ tam giác một lần nữa.
Cùng theo dõi những tin tức tiếp theo về thị trường đầu tư tại website của Review Sàn Tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *