EUR/USD có xu hướng tiếp tục giảm

Cuối tuần vừa qua Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED Jerome Powell đã có bài phát biểu tại Hội nghị kinh tế Jackson Hole, qua đó cho thấy khả năng FED sẽ tiếp tục giữ nguyên tốc độ tăng lãi suất để sớm đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ngay lập tức đồng USD đã tăng mạnh sau triển vọng lãi suất tiếp tục tăng. Những ý kiến về việc ủng hộ Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB tiếp tục tăng lãi suất cũng được đưa ra trong hội nghị lần này. Cặp EUR/USD ảnh hưởng giảm sau các động thái trên.

Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ giá hàng tuần cho thấy DXY đã in một hình nến tăng giá đóng cửa, phù hợp với xu hướng dài hạn là tăng giá. Giá đóng cửa hàng tuần là mức cao nhất trong 20 năm và mức tăng trong tuần đến sau khi giá từ chối mức hỗ trợ dưới 105,00 một vài tuần trước. Đây là những dấu hiệu lạc quan và với việc chủ tịch Fed đã có phát biểu “diều hâu” về sự cần thiết phải tăng lãi suất nhiều hơn để đối phó lạm phát, bức tranh kỹ thuật tăng giá được hỗ trợ bởi tâm lý và các nguyên tắc cơ bản về chính sách tiền tệ.
Biểu đồ giá hàng tuần DXY
EUR/USD đã tăng lên mức cao nhất trong 5 ngày vào hôm thứ Sáu, nhịp tăng chỉ dừng lại ngay dưới mức Fibonacci 161,8%. Tuy nhiên, cú đảo chiều mạnh mẽ đã khiến phiên giao dịch trong ​​ngày kết thúc với một cây nến thu lôi (pin bar) giảm dài trên biểu đồ ngày, đánh dấu một mức đỉnh đảo chiều tiềm năng ngay dưới ngưỡng 1,0100.
Biểu đồ 4 giờ cho thấy một nến nhấn chìm giảm. Giá vừa chọc thủng xuống dưới mức hỗ trợ xu hướng và ngấp nghé phá vỡ mức thấp nhất trong tháng 7 (0,9992). Xu hướng thị trường vẫn nghiêng về chiều giảm hướng xuống dưới vùng kháng cự ngang giá và giảm xuống mức Fibonacci 138,2% và 161,8%.
Biểu đồ giá EUR/USD 4 giờ

Fed kiên định với lộ trình tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Trong bài phát biểu thường niên tại hội nghị kinh tế Mỹ ở Jackson Hole, bang Wyoming, Chủ tịch FED Jerome Powell nói: “Đáng tiếc, đây là những cái giá phải trả cho việc giảm lạm phát. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tái lập được bình ổn giá cả thì sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa”.

Phát biểu của ông Powell đã gây chấn động thị trường chứng khoán New York khiến cả ba chỉ số chính đều giảm mạnh từ 3% giá trị trở lên.

Hiện Mỹ đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao gây nhiều khó khăn cho người dân. Một số chuyên gia Phố Wall dự đoán nền kinh tế Mỹ có thể sẽ bắt đầu đi vào suy thoái từ cuối năm nay hoặc đầu năm tới, buộc Fed sau đó sẽ phải giảm dần lãi suất. Tuy nhiên, các quan chức Fed tới nay vẫn bác bỏ khả năng này và cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên khoảng 3,75-4% vào năm sau để chặn đà lạm phát nhưng sẽ không gây ra quá nhiều tổn thất phụ hay gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế. đây là yếu tố giúp đồng USD vọt tăng trong phiên đầu tuần.

Các quan chức ECB đưa ra lập luận ủng hộ khả năng tăng mạnh lãi suất

Cũng tại Hội nghị Jackson Hole, thành viên hội đồng quản trị ECB Isabel Schnabel, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau và Thống đốc Ngân hàng trung ương Latvia Martins Kazaks đều đưa ra lập luận ủng hộ các hành động chính sách mạnh mẽ hoặc quy mô lớn.

Bà Schnabel cho hay cả khả năng lẫn cái giá phải trả cho việc lạm phát phi mã trở thành điều tất yếu trong kỳ vọng của thị trường đang ở mức cao đang lo ngại. Trong môi trường này, các ngân hàng trung ương cần phải hành động một cách quyết liệt.
Chỉ cách đây vài ngày, các thị trường vẫn đặt cược vào khả năng ECB tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào ngày 8/9. Nhưng một loạt các nhà hoạch định chính sách hiện cho rằng ECB cũng nên xem xét một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.

Ông Kazaks nói với báo giới rằng việc tăng lãi suất mạnh là một lựa chọn chính sách hợp lý. Theo ông, các quan chức nên cởi mở thảo luận cả khả năng tăng 50 và 75 điểm cơ bản. Ông cũng nhấn mạnh từ quan điểm hiện tại, mức tăng tại cuộc họp tháng Chín ít nhất phải là 50 điểm cơ bản.

Các nhà hoạch định chính sách còn lập luận rằng ECB nên tiếp tục việc tăng lãi suất sau đó.
Việc tăng lãi suất diễn ra ngay cả khi sự tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) chậm lại và nguy cơ suy thoái xuất hiện. Nhưng suy thoái chủ yếu sẽ là do chi phí năng lượng tăng cao, điều chính sách tiền tệ không thể chi phối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *