Phe mua USD/JPY nhắm mức đỉnh 2015 sau khi phá ngưỡng kỹ thuật quan trọng
Bước sang quý đầu tiên của năm mới, đồng yên Nhật giảm sâu hơn 5%, trong đó phần lớn nhịp giảm diễn ra vào tháng 3 khi USD/JPY leo lên trên mức tâm lý quan trọng 120. Điều đó đã khiến giá trị đồng Yên rơi xuống mức thấp nhất so với Đồng Dollar Mỹ kể từ đầu năm 2016. Đồng Yên có thể sẽ giảm hơn nữa, căn cứ trên biểu hiện kỹ thuật của cặp tiền tệ USD/JPY.
USD/JPY đã tăng đều đặn kể từ đầu năm 2021. Xu hướng tăng đó bắt nguồn từ mức thoái lui Fibonacci 38,2% của sóng giảm từ 1998 đến 2011. Gần đây hơn, giá đã chọc thủng lên trên mức Fib 61,8%. Mức đỉnh cao nhất năm 2015 ở ngưỡng 125,85 hiện đang nằm trong khoảng cách có thể đột phá. Trên khung thời gian hàng tháng, Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) có chiều hướng tăng cao hơn trong vùng quá mua, trong khi đó chỉ báo dao động MACD có cũng có xu hướng leo lên cao hơn. Giá có thể chạm đỉnh năm 2015, vốn dĩ cách mức giá hiện tại chưa đến 4%, trong những tháng tới.
>> Xem thêm: USD/CAD: giằng co tại khu vực 1,26 nhờ USD mạnh, dầu tăng
Xu hướng của đồng Yên
Hơn nữa, mức đỉnh năm 2002 sẽ trở thành tâm điểm chú ý của phe mua nếu đồng Yên suy yếu đủ nhiều để tỷ giá USD/JPY leo lên mức cao nhất năm 2015. Mức tâm lý 130 và mức Fib 78,6% có thể sẽ là mức kháng cự chính trước khi giá ngấp nghé đến ngưỡng 135,16, hiện chỉ cao hơn khoảng 7,5%. Mặc dù nếu có tăng thì khoảng cách như vậy cũng quá lớn, nhưng với tốc độ chuyển biến gần đây, kịch bản này không phải là không thể xảy ra.
Ngoài ra, với tốc độ suy yếu của đồng Yên trong quý trước, phe bán Yên Nhật rất dễ bị ảnh hưởng khi giá đảo chiều, nhất là khi phe mua USD/JPY quyết định bắt đầu chốt lời. Mức Fib 61,8% gần mức 120 sẽ là một mức mục tiêu khả dĩ khi giá đảo chiều. Tuy nhiên, căn cứ trên bối cảnh cơ bản của thị trường, đồng Yên có vẻ sẽ còn tiếp tục suy yếu nữa trong quý 2.
USD/JPY: biểu đồ hàng tháng
>> Xem thêm: Tin nóng 14/04/2022 – USD/JPY gần đỉnh 20 năm