Tuần qua, thị trường đã chứng kiến một động thái gây ngạc nhiên từ Ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ khi mở rộng biên độ giao dịch cho trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm. Đa phần giới giao dịch đang nhận định động thái này có thể khiến cho đồng USD yếu đi tuy nhiên, Goldman Sachs cho biết cặp USD/JPY vẫn còn dư địa để tăng giá. Trong khi một chỉ số khác từ Vương quốc Anh cho thấy cặp GBP/JPY sẽ tiếp tục đi xuống.
Đồng USD vẫn còn lực để tiếp tục tăng mạnh so với đồng JPY
Goldman Sachs cho biết hướng đi của đồng yen phụ thuộc vào động thái của BoJ là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật như ngân hàng trung ương này nêu ra hay là sự khởi đầu của một cơ chế chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
Goldman Sachs cho rằng hiện tại, động thái của BoJ là một sự điều chỉnh kỹ thuật và là “dấu hiệu cho thấy chính sách lãi suất có thể được điều chỉnh thêm trong tháng tới”, mặc dù khuôn khổ cơ bản của BoJ vẫn không thay đổi.
Trong kịch bản ban đầu của ngân hàng này, lợi suất trái phiếu chính phủ tiếp tục có “mức độ tự do cao hơn” so với JGB, đồng thời lưu ý rằng lãi suất trả trước của Mỹ “đang định giá quá cao tỷ lệ suy thoái và định giá thấp hơn chu kỳ lãi suất của Fed”. Goldman Sachs lưu ý rằng điều này sẽ khiến tỷ giá đồng USD/JPY tăng cao hơn trong những tháng tới.
Kinh tế Anh trong quý III/2022 giảm sâu hơn dự kiến
Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), sản lượng kinh tế nước này giảm 0,3% trong giai đoạn từ quý II đến quý III/2022, thấp hơn mức ước tính trước đó là 0,2%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2022 ước tính giảm 0,8% so với quý IV/2019 trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Trước đó, ONS dự báo GDP trong quý III chỉ thấp hơn 0,4% so với mức trước đại dịch.
Với số liệu mới công bố, Anh trở thành nước duy nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chưa đạt mức phục hồi trước đại dịch khi nền kinh tế toàn cầu bị phong tỏa vào năm 2020. Trong 3 tháng tính đến tháng Chín, kinh tế Mỹ tăng 4,3% so với quý IV/2019, trong khi GDP của Canada tăng 2,7%; kinh tế Khu vực đồng euro tăng 2,2%; kinh tế Nhật Bản tăng 0,9%.
Nhà kinh tế học tại công ty tư vấn Pantheon Macroeconomics, Gabriella Dickens, cảnh báo kinh tế Anh sẽ tiếp tục tụt hậu so với các nước G7 khác, nhận định Anh sẽ hứng chịu cuộc suy thoái sâu nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến lớn vào năm 2023 do mức độ nghiêm trọng của những hạn chế từ các chính sách tiền tệ và tài khóa.
Tháng trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng dự báo trong 2 năm tới, Anh sẽ là nền kinh tế tăng trưởng kém nhất trong Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), trừ Nga.
Số liệu của ONS cũng cho thấy người tiêu dùng Anh không chi lạm vào khoản tiết kiệm cao như dự báo, cho thấy suy thoái kinh tế Anh có thể nghiêm trọng hơn dự kiến. Việc người tiêu dùng tiếp tục tiết kiệm, thay vì chi tiêu, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế sâu hơn so với mức giảm 2,1% từ đỉnh đến đáy suy thoái mà OBR dự báo trước đó.
Dữ liệu của ONS cũng cho thấy thu nhập khả dụng thực tế của các gia đình giảm 0,5% trong giai đoạn từ quý II đến quý III/2022.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tin rằng nền kinh tế suy giảm trong quý III/2022 đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc suy thoái sâu tại Anh, có thể kéo dài đến hết năm 2024.
Diễn biến này có thể ảnh hưởng tới đồng bảng Anh, khiến đồng tiền yếu đi. Xu hướng của cặp GBP/JPY là giảm giá trong thời gian tới. Vị thế bán của cặp tiền ở dưới mốc 161,31 và giá mục tiêu là 158,31. Trong khi ngược lại, nếu cặp tỷ giá đột phá trên ngưỡng 161,88 có thể mở ra ngưỡng giao dịch mới tại 163.