CAD/JPY có xu hướng đi xuống

Những diễn biến trên thị trường chính sách sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ trong tuần này. Thị trường đang chờ đợi dữ liệu bán lẻ tại Mỹ, và số liệu CPI của Anh.

Tâm điểm thị trường tuần 16-20/1/2023

17/1: Anh công bố dữ liệu kinh tế. Theo kỳ vọng chung, số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp sẽ cải thiện một chút, với lượng nhân số thất nghiệp tăng 19,8 nghìn. Dự báo này thấp hơn so với mức tăng 39,5 nghìn trong kỳ trước.
Ngoài ra, chỉ số thu nhập trung bình dự kiến sẽ tăng cao hơn từ 6,1% lên 6,2%, qua đó có khả năng khiến lạm phát giữ ở mức cao.
18/1: Mỹ công bố doanh số bán lẻ. Doanh số bán lẻ toàn phần có khả năng giảm mạnh hơn 0,8% trong tháng 12 sau khi giảm 0,6% trong kỳ trước. Doanh số bán lẻ cơ bản có thể giảm 0,5% trong kỳ nghỉ lễ sau khi giảm 0,2% trong tháng 11.
Nếu kết quả yếu kém hơn dự kiến thì điều này có thể sẽ tạo nên nghi ngờ về kế hoạch tiếp tục tăng lãi suất của Fed trong thời gian tới, từ đó có khả năng khiến các nhà đầu tư lo lắng bất an về nguy cơ suy thoái kinh tế trong giai đoạn sau của năm nay.
18/1: Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) công bố chính sách tiền tệ. BOJ đã tích cực thu mua trái phiếu nhưng vẫn đang cố gắng kiểm soát áp lực giá cả. Chỉ cần BOJ có sự điều chỉnh lớn đối với triển vọng kinh tế và xu hướng chính sách thì đều có thể gây ra các đợt biến động giá đột biến đối với các cặp đồng yên, đặc biệt là trong lúc diễn ra cuộc họp báo.

Giá bán buôn tại Nhật Bản tiếp tục tăng cao trong tháng 12/2022

Ngày 16/1, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã công bố báo cáo cho biết chỉ số giá bán buôn tại nước này trong tháng 12/2022 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021, ghi nhận tháng tăng thứ 22 liên tiếp.
Giá bán buôn thể hiện xu hướng giá cả hàng hóa giao dịch giữa các doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng giá bán buôn tại Nhật Bản trong tháng 12/2022 đã cao hơn mức dự báo trung tâm là 9,5% được các cơ quan tư nhân đưa ra trước đó. Trong số 515 mặt hàng được khảo sát, có 454 mặt hàng tăng giá và chỉ có 50 mặt hàng giảm giá, trong đó, mặt hàng ghi nhận mức tăng đáng chú ý là sắt thép (20,9%), thực phẩm (7,7%), nông, lâm, thủy sản (6,9%).

Nhận định từ chuyên gia

Chuyên gia Shirai Sayuri thuộc Đại học Keio cho rằng giá bán buôn tại Nhật Bản tăng cao, song cũng có thể nhận thấy giá cả nhập khẩu đang có xu hướng giảm xuống do nguyên nhân chủ yếu là sự điều chỉnh tỉ giá đồng USD so với đồng yen và giá cả năng lượng giảm trên phạm vi toàn thế giới. Áp lực tăng giá đang có xu hướng giảm xuống không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Chuyên gia Shirai cũng cho rằng giá năng lượng sụt giảm chủ yếu do kinh tế thế giới đình trệ, trong đó có Trung Quốc, tuy nhiên, cần chú ý khả năng nhu cầu năng lượng thế giới tăng trường hợp kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh trong quý II/2023.
Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đồng JPY trong tương lai ngắn.

Phân tích kỹ thuật

CAD/JPY đang dao động ở vùng đáy kênh giá giảm dần trên khung thời gian hàng giờ, vì vậy phe mua có thể sẽ nhảy vào để giữ mức sàn. Nếu đúng như vậy, khả năng điều chỉnh có thể thành hiện thực khi CAD/JPY tiến gần hơn đến các mức thoái lui được đánh dấu bởi công cụ Fibonacci.
Điểm vào lệnh bán hấp dẫn có thể là khu vực giữa kênh xung quanh mức Fib 38,2% có hoặc mức Fib 61,8% gần hơn với mức kháng cự động tại các đường trung bình động.
Tín hiệu giao cắt giảm giữa hai đường trung bình động cũng đang bắt đầu thành hình, qua đó xác nhận rằng làn sóng bán tháo có thể sẽ tiếp tục kéo dài thêm vào một thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ báo Stochastic đang cho thấy cung đã cạn. Do đó, nhịp hồi có thể sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi chỉ báo dao động này đạt đến mức quá mua.

Theo dõi Reviewsantot để được cập nhật nhanh nhất các kiến thức về thị trường đầu tư. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *