Sử dụng P/E trong chiến lược đầu tư

Chỉ số P/E và chỉ số P/B là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Vậy chỉ số P/E là gì? Chỉ số này bao nhiêu là tốt?

su-dung-p-e-trong-chien-luoc-dau-tu-reviewsantot

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E ( viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá trị thị trường của cổ phiếu ( Price) và thu nhập trên một cổ phiếu ( EPS).

Chỉ số P/E được xác định bởi công thức sau:

P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu ( Price)/ Mức thu nhập trên cổ phiếu đó ( EPS)

Ý nghĩa 

Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng giúp phản ánh cho mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một đồng lợi nhuận mà các loại cổ phiếu sinh ra. Hiểu đơn giản hơn, P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để mua về cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa theo thu nhập nhận được từ cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2022 của cổ phiếu X là 22.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11.

P/E như thế nào là tốt?

Thông thường, P/ E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Làm sao để nhận định được P/E nào là tốt? Điều này thật sự khó nói. Chỉ số này hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu như đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

Đặc điểm của P/E là gì?

Chỉ số P/E có những mặt lợi thế và hạn chế riêng trong phân tích đầu tư chứng khoán.

Ưu điểm:

  • Tính đơn giản: không khó khăn để nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được chỉ sống P/E của một doanh nghiệp. Do đó nó phù hợp với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
  • Tính hiệu quả: chỉ số này phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời thể hiện được tâm lý của thị trường thông qua giá thị trường của cổ phiếu. Nhiều NĐT dựa vào chỉ số này để định giá doanh nghiệp theo phương pháp đầu tư cơ bản.

Nhược điểm:

  • Chỉ số này của doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng để phân tích chứng khoán được nếu chỉ số này âm do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
  • NĐT sẽ mắc phải sai lầm nếu chưa đánh giá mức độ bền vững của lợi nhuận doanh nghiệp  mà đã sử dụng để xác định P/E thông qua EPS.

Làm thế nào để sử dụng chỉ số này trong lựa chọn cổ phiếu?

P/E chỉ là một chỉ số trong để NĐT có thể tham khảo, đánh giá xu hướng của cổ phiếu, không nên sử dụng nó trong tất cả các quyết định giao dịch cổ phiếu.

  • P/E cao có thể là hiểu hiện của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến chỉ số EPS thấp ( thậm chí gần bằng 0) sẽ khiến chỉ số P/E ở mức lớn.
  • P/E thấp thể hiện cho các NĐT thấy rằng EPS đang ở mức cao. Điều này giúp họ đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu này hay không.

Có rất nhiều trường hợp ngược lại xảy ra, thị trường liên tục biến động và vô cùng khó đoán và P/E cao hay thấp cũng chỉ ở mức tạm thời ở một thời điểm nhất định. Nó cũng chỉ có giá trị tham khảo hơn là dựa vào đó để mua bán.

Như vậy, Reviewsantot.com đã tổng hợp và cung cấp cho NĐT tất cả những thông tin và kiến thức về P/E. Hi vọng NĐT có thể vận dụng hiệu quả trong việc lựa chọn cổ phiếu và thận trọng mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư. Các bạn cũng có thể đọc thêm những kiến thức cơ bản TẠI ĐÂY.

Tham gia khóa học Đầu tư chứng khoán cho người mới của Reviewsantot.com TẠI ĐÂY.