Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã lớn đến một mức gần như khó hiểu ở thời điểm hiện tại. Tổng vốn hóa thị trường của bốn công ty lớn nhất tại Mỹ — Apple (AAPL), Microsoft, Alphabet và Amazon — hiện đạt đến gần 6 nghìn tỷ USD. Nhưng Apple đã xếp trên phần còn lại trong vài năm qua. Là công ty duy nhất có vốn hóa thị trường hơn 2 nghìn tỷ USD vào lúc này, chuyên gia sản xuất phần cứng máy tính và iPhone là một trong những cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trong lịch sử.
Nhưng liệu Apple có thể tiếp tục duy trì vị thế là công ty lớn nhất thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường vào năm 2023? Hay họ có thể phải từ bỏ vị trí số một của mình?
Apple sẽ không bị đánh bật khỏi vị trí thống lĩnh thị trường điện tử tiêu dùng
Điều đáng kinh ngạc trong sự phát triển của Apple là hoạt động kinh doanh chính của công ty lại nằm trong một lĩnh vực khét tiếng khó khăn: điện tử tiêu dùng. Steve Jobs – thông qua một chiến lược tiếp thị đáng chú ý nâng tầm các sản phẩm của Apple vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh – đã đặt công ty vào một vị trí cho phép họ liên tục bán iPhone, iPad, AirPods và các sản phẩm khác với giá cao hơn so với đối thủ. Ví dụ: mẫu iPhone mới nhất được bán với giá hơn 1.000 USD tại Mỹ, trong khi Google Pixel mới nhất chỉ được bán với giá 599 USD. Tuy nhiên, khoảng một nửa số người mua điện thoại thông minh ở Mỹ vẫn tiếp tục mua thiết bị của Nhà Táo.
Dự báo tăng trưởng:
Ước tính đồng thuận Zacks Consensus Estimate về EPS năm 2018 và 2019 cho TOT lần lượt là 5,53 đô la và 6,26 đô la, tương đương mức tăng so với năm trước là 34,2% và 13,4%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng dài hạn của công ty được chốt ở mức 12%, cao hơn nhiều so với mức trung bình cả ngành là 7,5%.
Khởi động các dự án thăm dò và khai thác:
TOTAL hiện đang triển khai một số dự án thăm dò và khai thác, tập trung vào hoạt động của các dự án này, cũng như giảm chi phí vốn.
Các dự án thăm dò và khai thác được đưa vào hoạt động và có khả năng cho ra sản lượng trong những năm tiếp theo sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng sản xuất dài hạn là trung bình 5%/năm từ năm 2016 đến năm 2022.
Nguồn thu từ các thương vụ mua lại:
TOTAL, nhằm tận dụng nhu cầu tăng cao trên toàn cầu về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đã mua lại danh mục các tài sản phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác LNG của Engie, để mở rộng hoạt động LNG của hãng. Thương vụ mua lại này sẽ giúp công ty quản lý nguồn dự trữ với tổng sản lượng LNG khoảng 40 Mt mỗi năm vào năm 2020. Nó cũng giúp công ty gây dựng chỗ đứng trong thị trường LNG của Hoa Kỳ.
Thương vụ mua lại Maersk Oil hồi năm ngoái đã củng cố vị trí của Total trong ngành và tạo ra sức cạnh tranh gay gắt hơn trước các công ty siêu lớn như Exxon Mobil Corporation XOM, Chevron Corporation CVX và BP p.l.c. BP.
Vốn chủ sở hữu:
TOTAL tự hào có nguồn vốn chủ sở hữu vững mạnh cũng như kế hoạch chi trả cổ tức hấp dẫn, giúp công ty vừa có thể đem lại lợi nhuận cho cổ đông thông qua tăng cổ tức, các đợt mua lại cổ phiếu đồng thời theo đuổi triển khai các sáng kiến nhằm đẩy nhanh tăng trưởng.
Các dự án tạo nguồn tiền mới được đưa vào triển khai, cộng thêm nguồn thu từ các tài sản mới (đặc biệt là Maersk Oil), sẽ tiếp tục thúc đẩy khả năng tạo dòng tiền của công ty. Khả năng tạo dòng tiền mạnh mẽ giúp ban quản trị đem lại lợi nhuận lớn cho các cổ đông, thông qua việc hàng năm tăng lợi tức thêm 10% trong giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra, Total SA cũng có kế hoạch mua lại số cổ phiếu trị giá 5 tỷ USD trong cùng kỳ.