USD/JPY nối gót đà giảm của lợi suất trái phiếu Mỹ

USD/JPY đã phá thủng qua vùng giá khởi điểm tháng 7, dường như đang nối gót theo đà giảm của lợi suất trái phiếu Mỹ.
USD/JPY có khả năng điều chỉnh mạnh hơn khi phá xuống dưới đường SMA 50 ngày (134,13). Nếu kịch bản này xảy ra, USD/JPY có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh lớn hơn khi tỷ giá giảm xuống dưới mức trung bình động lần đầu tiên kể từ tháng 3. USD/JPY chạm đáy mới trong tháng (134,20) trong phiên giao dịch ngày 29/7.
Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ (BEA), nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm trong quý 2, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp và là tín hiệu mạnh về suy thoái. Theo ước tính của BEA, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0.9% trong quý 2/2022, trái ngược hơn dự báo tăng 0.3% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Dữ liệu này cho thấy thấy tốc độ tăng trưởng bất ngờ giảm và mối đe dọa suy thoái có thể tiếp tục tạo ra những “làn gió ngược” cho đồng đô la Mỹ do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đứng trước áp lực buộc phải hạ nhiệt chu kỳ tăng lãi suất.
Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng – được đo lường thông qua chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – tăng chỉ 1% trong quý 2/2022 khi lạm phát tăng mạnh. Thông tin cập nhật về thước đo lạm phát ưa thích của Fed có thể buộc FOMC thực hiện chính sách hạn chế vì chỉ số này dự kiến ​​sẽ giữ ổn định ở mức 4,7% vào tháng 6.
Chủ tịch Fed Jerome Powell
Với bằng chứng về tình trạng lạm phát kéo dài, USD/JPY có thể kiềm chế đà sụt giảm gần đây khi Chủ tịch Fed Jerome Powell thừa nhận có thể tăng mạnh lãi suất bất thường tại cuộc họp tiếp theo.
“Khi lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa, việc giãn tiến độ tăng lãi suất có thể sẽ là phù hợp, trong lúc chúng tôi đánh giá xem các động thái điều chỉnh chính sách đã có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và lạm phát”, ông Powell nói trong cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ trong 2 ngày 26 và 27/7.
Do đó, USD/JPY có thể tiếp tục men theo xu hướng dốc lên của đường SMA 50 ngày (134,14) vì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn chưa muốn thay đổi chính sách và vẫn còn phải chờ xem liệu Chủ tịch Powell và các đồng sự có vạch ra lộ trình lãi suất Quỹ Liên bang cao hơn hay không trước cuộc chiến chống lạm phát.
Kinh tế Mỹ sắp suy thoái, thậm chí có thể đang suy thoái rồi, là một vấn đề được nói đến nhiều ở Phố Wall thời gian gần đây. Thị trường đang kỳ vọng Fed nâng lãi suất ít nhất nửa điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 9 (tháng 8, Fed sẽ không có cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ). Theo dữ liệu của CME Group, các nhà giao dịch đang đặt cược khả năng 53% Fed nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tới.
Khi giới trader đầu cơ theo kịch bản tăng lãi suất chậm hơn, tỷ giá USD/JPY có thể sẽ chịu áp lực khi Fed đặt mục tiêu hạ cánh mềm cho nền kinh tế Mỹ. Khi đó, USD/JPY có thể sẽ phải đối mặt với nhịp điều chỉnh lớn hơn nếu tỷ giá bị đẩy xuống dưới đường SMA 50 ngày (134,13) lần đầu tiên kể từ tháng 3, nhưng xu hướng tâm lý trader nhỏ lẻ có vẻ vẫn giữ nguyên vì giới đầu tư chủ yếu đã bán ròng cặp tiền tệ này trong năm.
Theo thống kê, 33,16% trader hiện đang mua ròng USD/JPY, với tỷ lệ bên mua so với bên bán là 2,02:1. Số lượng trader mua ròng giảm 3,88% so với ngày 28/7 và 8,70% so với tuần trước, trong khi số lượng trader bán ròng thấp hơn 9,58% so với ngày 28/7 và giảm 12,47% so với tuần trước.
Khối lượng mua ròng giảm khi USD/JPY rơi xuống mức đáy mới trong tháng (134,20), trong khi đó tâm lý FOMO đám đông đã giãn bớt nhờ khối lượng bán ròng giảm khi có 32,87% trader mua ròng cặp tiền này trước đó trong tuần.
Trong bối cảnh FOMC và BoJ có sự phân hóa về mặt chính sách khiến khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản tiếp tục nới rộng, USD/JPY có thể tiếp tục chuyển động dọc theo hướng dốc lên của đường SMA 50 ngày (134,13). Tuy nhiên, nếu phe mua không thể bảo vệ thành công mức giá khởi điểm tháng 7 thì USD/JPY có thể xảy ra nhịp điều chỉnh lớn hơn khi tỷ giá bị đẩy xuống dưới mức trung bình động lần đầu tiên kể từ hồi tháng 3.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *