USD/CFH chuẩn bị dứt đà giảm

Cặp tỷ giá USD/CHF đang chuẩn bị bứt phá khỏi tam giác giảm dần. Trong tuần này, nhưng giao dịch đồng USD sẽ tác động trực tiếp tới cặp tỷ giá USD/CHF.

USD/CHF: biểu đồ 4 giờ

Mẫu tam giác giảm dần đã hình thành từ lâu và có xu hướng sắp bứt phá trong thời gian tới. Cặp tỷ giá USD/CHF chốt giá dưới ngưỡng hỗ trợ của mẫu hình tam giác giảm dần xung quanh mốc tâm lý 0,9550. Đây là một tín hiệu cho thấy thị trường có thể bán tháo một đoạn dài có cùng độ cao với mô hình này.
Tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật dường như cũng chưa chắc chắn lắm, vì hai đường trung bình động đang dao động tích lũy. Trong khi đó, chỉ báo Stochastic lại đang dao động quanh vùng quá bán, cho thấy lực bán đang giãn dần. tuy nhiên thị trường đang theo dõi chặt chẽ các số liệu từ nền kinh tế Mỹ. Những yếu tố này có thể giúp thay đổi cuộc chơi trong tuần.
Đáng chú ý nhất là Bảng lương Phi nông nghiệp Hoa Kỳ (NFP) vào ngày thứ Sáu. Chỉ số PMI của Viện quản lý cung ứng Mỹ (ISM) đã phát đi những tín hiệu về đà giảm tốc của thị trường. Đáng chú ý là số liệu việc làm đã giảm đến tháng thứ 3 liên tiếp. Đây cũng có thể là một gợi ý sát nhất cho số liệu NFP thấp hơn dự kiến, khi đó đồng USD sẽ giảm giá.
Tuy nhiên, kết quả của ISM trong cuộc khảo sát ở phân khúc dịch vụ vẫn chưa được công bố. Còn số lượng việc làm JOLTS và mức cắt giảm việc làm Challenger sẽ phải đợi thêm mới đến hạn phát hành.

FED: Mỹ, Châu Âu có thể tránh rơi vào suy thoái

Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tại St Louis, ông James Bullard nhận định Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể tránh rơi vào suy thoái và hạ cánh mềm bằng cách đưa lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được. Ông nhận định “Một cú hạ cánh mềm là khả thi ở Mỹ và EA (khu vực sử dụng đồng tiền euro)”. Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi sự “thay đổi” trong chính sách tiền tệ, khi các ngân hàng trung ương tích cực tăng lãi suất để làm chậm tình trạng tăng lạm phát, phải “được thực thi tốt”.
Ông nói thêm một yếu tố quan trọng sẽ là quản lý kỳ vọng lạm phát. Nếu thị trường và người tiêu dùng cho rằng giá tiếp tục tăng thì họ sẽ hành động phù hợp với tình hình, với cửa hàng tăng giá, mọi người đổ xô mua hàng trước khi giá tăng, và nhân viên đòi lương cao hơn, cùng nhiều thứ khác.
Ông Bullard nói: “Lạm phát hiện tại ở Mỹ và khu vực đồng euro đang ở gần mức những năm 1970″. Theo ông, cuộc chiến chống lạm phát sau đó là “tốn kém” đối với nền kinh tế Mỹ, với nhiều giai đoạn suy thoái, ông cho rằng nguyên nhân là do FED thiếu “tín nhiệm”. Bởi lẽ niềm tin vào việc FED sẽ nghiêm túc giảm lạm phát là rất ít. Trước đó, cơ quan này đã để mặc lạm phát tăng liên tục trong 10 năm.
           

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *