-
Ngân sách mùa xuân của Vương quốc Anh (23/03)
Vào thời điểm mà nước Anh đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và mức lạm phát có thể leo thang trở lại như những năm 1990, nhiều người tin rằng Bộ trưởng Tài chính Anh sẽ tăng thuế Bảo hiểm Quốc gia, qua đó sẽ làm tăng thêm gánh nặng thuế cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng vào tháng tới. Mặc dù lựa chọn đó cũng hợp lý vì chính phủ Anh phải tăng thuế để trang trải các chi phí cho dịch vụ y tế quốc gia trong cuộc khủng hoảng Covid, nhưng các biện pháp này có khả năng sẽ được thực hiện vào thời điểm mà tình hình kinh tế ngày nay rất khác biệt so với khi xưa.
Giới đầu tư trên thị trường tài chính thường rủ rỉ với nhau rằng khi tình hình thực tế thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi suy nghĩ, và chắc chắn điều đó sẽ không khác gì về mặt quản lý tài chính công. Việc đăm đăm theo đuổi một chiến lược đầu tư tồi trên thị trường tài chính và rồi sau đó đánh cược gấp đôi vào chiến lược đó thì thường sẽ dẫn đến một kết quả tồi tệ nhất, nhưng những gì xảy ra dường như cũng tương đương ở cấp độ chính trị.
Khi Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak tung ra bản tuyên bố về kế hoạch ngân sách mùa xuân vào cuối tuần này, nhiều người dự đoán rằng ông cũng sẽ không từ bỏ mục tiêu tăng phí bảo hiểm quốc gia, mà theo dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng tới. Điều này có nghĩa là lạm phát dự kiến cũng sẽ tăng hơn nữa trong những tháng tới, qua đó sẽ tiếp tục bóp nghẹt nguồn thu nhập sau thuế của người tiêu dùng và làm chậm nền kinh tế Anh trong suốt thời gian còn lại của năm.
Các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ đều đã trải qua quãng thời gian khó khăn trong mấy năm nay, và mặc dù chính phủ Anh đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ họ, nhưng có vẻ như rất khó có khả năng những nỗ lực đó sẽ được đền đáp ngay lập tức trong ngắn hạn.
Cục quản lý Ngân sách Anh sẽ phải đưa ra các số liệu dự báo lạm phát và tăng trưởng mới nhất đối với nền kinh tế Vương quốc Anh. Kế đến, bản thân ông Rishi Sunak cũng phải phác thảo dự định lèo lái trước những thách thức hiện hữu khi giá cả lương thực, năng lượng và những thứ liên quan khác đều làm tăng vọt chi phí sinh hoạt.
Mặc dù ông Sunak đã vạch ra một số biện pháp để giảm bớt phần nào sức nóng gia tăng chi phí, nhưng kế hoạch này chỉ hỗ trợ cho các hộ gia đình mà lại không giúp được gì cho các doanh nghiệp.
Áp lực từ các doanh nghiệp đối với việc cải cách lãi suất kinh doanh có thể sẽ chưa được giải đáp, mặc dù vậy có khả năng chính phủ Anh sẽ kéo dài thời hạn ưu đãi sang cuối năm 2023, và đã có một số lời kêu gọi rằng họ nên thực hiện bao trùm hơn để các doanh nghiệp nhỏ có thể “với tới”.
Ngoài ra, Vương quốc Anh cũng có thể đưa ra một số thông báo về việc xem xét lại mức chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh chiến tranh Nga với Ukraina.
-
CPI tháng 2 của Anh (23/03)
Khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất 0,25% vào tuần trước, con số thống kê lạm phát mới nhất của tuần này sẽ khó có khả năng mang lại nhiều tín hiệu khả quan vì chi phí sinh hoạt có thể tăng mạnh nữa trong những tháng tới. Khi mức tăng trưởng tiền lương vẫn đang có xu hướng thấp hơn so với CPI toàn phần, khoảng cách chênh lệch sẽ khó có thể được thu hẹp trong những tháng tới, bất chấp mức tăng lương ở các hãng bán lẻ lớn cũng cao hơn mức tăng trưởng lạm phát trong vài tháng qua.
Trong tháng, CPI của Vương quốc Anh đã tăng lên mức đỉnh mới trong 30 năm qua, đạt 5,5%, trong khi RPI tăng lên 7,8% và dự kiến sẽ tăng cao hơn trong tuần này, theo đó dự kiến CPI sẽ tăng lên 6% và RPI có thể bứt phá lên trên ngưỡng 8%. Đáng lo ngại hơn một chút nữa, đối với những trader nào đang cố tìm mức đỉnh áp lực giá, có lẽ sẽ có rất ít dấu hiệu cho thấy làn sóng này sẽ chậm lại. Một chỉ số có xu hướng dự báo tương lai như PPI cũng tiếp tục tăng khi giá đầu ra đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 ở ngưỡng 9,9%, mặc dù giá đầu vào đã giảm từ 13,8% xuống 13,6%.
Kết quả tăng khiêm tốn 4,4% ở các thành phần chủ chốt cũng cho thấy lạm phát cơ bản vẫn đang gia tăng và có khả năng tăng cao hơn nữa. Cần nhắc lại là Ngân hàng Trung ương Anh đã chỉ ra rằng họ dự kiến sẽ thấy CPI toàn phần sẽ tăng lên mức 7,25% vào tháng 4 và thậm chí còn cao hơn vào cuối năm, và điều đó cho thấy số liệu toàn phần trong tuần này có thể chạm mốc 6%, với một thực trạng đáng lo thực sự là giá hàng hóa đã tăng cao trong thời gian gần đây và có thể lên tới 10% vào mùa hè.
-
Doanh số bán lẻ tháng 2 của Vương quốc Anh (25/03)
Sức chi tiêu tiêu dùng tại Vương quốc Anh đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 1 sau khi giảm -0,4% trong tháng 12. Điều này không chỉ giúp phục hồi doanh thu nhiên liệu mà hàng gia dụng và đồ nội thất cũng phục hồi mạnh mẽ, và doanh số bán lẻ theo thống kê từ giới tài chính Anh cũng đã nhích lên khi năm 2022 có một màn khởi đầu thuận lợi với mức tăng 1,9%.
Các con số thống kê cũng cho thấy rằng mặc dù nhu cầu dường như đã tăng lên, nhưng ngành bán lẻ vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong những tháng tới khi giá cả tăng và thu nhập sau thuế, phí của người dân bắt đầu giảm. Tình trạng thắt chặt này vẫn chưa được thể hiện qua số liệu bán lẻ mới nhất của BRC, cho thấy tổng doanh số bán hàng đã tăng 6,7% trong tháng 2 do chính phủ Anh quyết định loại bỏ hoàn toàn các quy định hạn chế trong Kế hoạch B vào cuối tháng 1 và điều này đã thúc đẩy chi tiêu.
Doanh số bán hàng đã tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vậy cần nhớ rằng khi đ1o Vương quốc Anh đã trải qua một tháng bắt đầu phong tỏa chống dịch Covid lần thứ ba.
Doanh số bán quần áo và giày dép đã tăng đáng kể trong tháng 2, trong khi đó doanh số bán thực phẩm chậm lại, mà theo dữ liệu mới nhất từ Barclaycard cho thấy trong tháng 2 năm nay người tiêu dùng đã chi tiêu nhiều hơn 13,7% so với tháng 02/2020. Theo kỳ vọng chung, doanh số bán lẻ tháng 2 sẽ tăng 0,8%.