Khái quát về thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ

Thị trường phái sinh Mỹ có lịch sử hơn 170 năm, năm 1948 đánh dấu bằng sự ra đời của thị trường Hợp đồng tương lai hàng hóa Chicago Board of Trade (CBOT). Dấu mốc tiếp theo là thị trường Chicago Mercantile Exchange (CME) ra đời vào năm 1898 và sau đó một loạt Hợp đồng tương lai và quyền chọn ran rộng khắp nước Mỹ nối tiếp nhau hình thành.

Tìm hiểu về thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ

Hiện nay, thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ có 6 thị trường quyền chọn được cấp phép bởi Ủy ban Chứng khoán & sàn giao dịch Mỹ (U.S. Securities and Exchange Commission – SEC) và 12 thị trường Hợp đồng tương lai do Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Trading Commission – CFTC) giám sát. Kết quả, với xuất hiện của các Sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như CBOT, CME, Sàn giao dịch chứng khoán Chicago (CBOE) thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ đã ra đời và phát triển. Ngoài ra còn có những thị trường chứng khoán lớn như NYSE, NASDAQ, AMEX,…

Trong giai đoạn đầu, các sàn này chỉ giao dịch hàng hóa, chủ yếu là nông sản, một số loại cổ phiếu niêm yết trên NYSE và cổ phiếu OTC trên NASDAQ, AMEX. Nhưng kể từ thập kỷ 80, CBOT và AMEX chuyển hướng kinh doanh chính sang các sản phẩm tài chính phái sinh, thông qua các hình thức giao dịch: Đấu giá mở với các công cụ tự động hóa và khớp lệnh liên tục. Chính sự minh bạch trong giao dịch các hợp đồng phái sinh này sẽ giúp các thành viên của sở giao dịch, nhà đầu tư, khách hàng phòng ngừa, quản lý rủi ro hoặc đầu cơ.

Các ngân hàng và công ty tài chính thường tham gia giao dịch với tư cách là thành viên của sở giao dịch, họ mua bán cổ phần để lấy tư cách thành viên, như vậy họ có thể làm môi giới hưởng phí hoa hồng, đồng thời là nhà đầu tư thu lợi nhuận. Tuy nhiên nếu muốn mua/bán trên thị trường mà các nhà đầu tư và đầu cơ khác không phải thành viên của sở giao dịch thì cần thông qua các công ty môi giới.

Khi Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) được thành lập vào năm 1973, đã ký kết được 911 hợp đồng ngay trong ngày đầu tiên giao dịch. Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu sau đó, hệ thống giao dịch còn rất thô sơ, không có báo giá tự động và chưa có trung tâm thanh toán, các dịch vụ này mãi đến năm 1975 mới được hoàn thành. Đến năm 1984, sàn giao dịch đạt mốc 100 triệu hợp đồng dựa trên khối lượng giao dịch hàng năm thông qua sàn giao dịch. Sàn CBOE đã phát triển rất tốt nên họ đã đầu tư thành lập Viện Nghiên cứu quyền chọn, đồng thời đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ và NYSE.

Năm 1987, khi thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng kéo dài, chỉ trong 2 năm thị trường phái sinh cũng sụp đổ theo và sau đó mới phục hồi lại. Đến nay, CBOE đã đạt được khối lượng giao dịch ở mức kỷ lục là 783 triệu hợp đồng với tổng giá trị ước tính lên đến hơn $21.214 tỷ.

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ

Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ rất đa dạng về các loại hàng hóa:

  • Ở thời kỳ đầu, các quyền chọn hàng hóa thường ở dạng vật chất như sản phẩm nông nghiệp (bơ, trứng, mỳ, gạo, bột,…).
  • Về sau phát triển thêm các loại hàng hóa công nghiệp như năng lượng, nguyên liệu, các loại kim loại quý.
  • Thị trường phái sinh hiện nay cũng giao dịch các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ với các giao dịch trong Hợp đồng tương lai và quyền chọn. Sản phẩm tài chính phái sinh phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng lớn của giao dịch, phổ biến nhất là phái sinh chỉ số chứng khoán và lãi suất.

Các sản phẩm này tạo ra sự phong phú, đa dạng, đồng thời cũng cho thấy sự phát triển thịnh vượng của thị trường chứng khoán phái sinh lớn nhất thế giới.

Quy chế kinh doanh hợp đồng phái sinh Mỹ

Khái quát về thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ

Quy chế kinh doanh hợp đồng phái sinh Mỹ

Các thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ hoạt động trong khuôn khổ hệ thống luật 2 cấp độ: Quy định của các tổ chức tự quản lý và Luật liên bang (Sở giao dịch, Hiệp hội các công ty chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh hàng hóa tương lai). Ngoài ra, công việc giám sát thị trường phái sinh sẽ được thực hiện bởi hai cơ quan trực thuộc Quốc hội Hoa Kỳ (SEC và CFTC).

Trong đó, Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) có nhiệm vụ cơ bản là:

  • Cưỡng chế thi hành luật chứng khoán liên bang.
  • Quản lý thị trường chứng khoán hoặc ngành công nghiệp chứng khoán.
  • Duy tính công bằng, bảo vệ nhà đầu tư trật tự, hiệu quả cho thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vốn.

Mặc dù SEC là cơ quan quản lý ưu tiên về cổ phiếu, trái phiếu và các cơ sở thị trường khác, nhưng vẫn quản lý thị trường phái sinh vì có các giao dịch quyền chọn và hợp đồng chỉ số chứng khoán, vì thế thông qua việc mua bán quyền chọn có thể nảy sinh tình trạng thao túng cổ phiếu.

Cơ quan quản lý trực tiếp thị trường chứng khoán phái sinh Hợp đồng tương lai Mỹ (CFTC) có chức năng:

  • Giúp Chính phủ theo dõi toàn bộ thị trường tương lai.
  • Có thể yêu cầu Cục tư pháp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp vi phạm.
  • Có thẩm quyền đối với tất cả nhà đầu tư, người hợp tác kinh doanh Hợp đồng tương lai, nhân viên tư vấn, người điều hành quỹ.

Tham gia giám sát thị trường chứng khoán phái sinh Cùng với SEC và CFTC còn có tổ chức phi chính phủ National Futures Association (NFA) và đóng tư cách là 1 hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh và giao dịch tương lai Mỹ với các sản phẩm nông nghiệp, Trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, ngoại hối,…

NFA hoạt động với mục tiêu:

  • Quản lý rủi ro trong giao dịch quyền chọn, tương lai.
  • Xây dựng quy tắc và chương trình cung cấp dịch vụ vận hành thị trường ổn định.
  • Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, hỗ trợ các thành viên hiệp hội thực thi các trách nhiệm đã cam kết.

Cách thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh Mỹ

Có 2 cách để giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ:

  • Giao dịch thông qua các sàn giao dịch phi tập trung OTC được thực hiện giữa 2 bên và không được kiểm soát bởi bất kỳ bên thứ 3 nào. Như vậy tính rủi ro lại cao hơn nhưng đồng thờ chi phí giao dịch cũng thấp hơn.
  • Giao dịch thông qua các sàn được cơ quan Nhà nước quản lý. Chứng khoán phải được thẩm định trước khi niêm yết và giao dịch trên sàn nên đảm bảo tính công khai, minh bạch, được bảo hộ. Tuy nhiên, phí giao dịch cũng sẽ cao hơn.

Các bước để thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ bao gồm:

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh Mỹ

Đây là bước cần thiết đầu tiên để giao dịch chứng khoán phái sinh Mỹ. Lựa chọn sàn chứng khoán uy tín và tiến hành mở tài khoản cũng là một việc quan trọng giúp hạn chế những rủi ro khi giao dịch.

Bước 2: Nộp tiền ký quỹ

Sẽ có quy định riêng về mức ký quỹ tối thiểu ban đầu tùy theo khối lượng hàng hóa và quy định của sàn giao dịch.

Bước 3: Thực hiện giao dịch

Sau khi đã hoàn thành các bước trên thì bạn đã có thể thực hiện giao dịch. Các lệnh được đặt theo tính toán phụ thuộc vào phán đoán của bạn về thị trường.

Bước 4: Xác định vị thế, chối lời, cắt lỗ

Vị thế lãi/lỗ của chứng khoán phái sinh thường được phóng đại do giao dịch có tính đòn bẩy. Vì thế, nhà đầu tư phải thực hiện thường xuyên và cẩn trọng trong việc xác định vị thế chốt lời/cắt lỗ.

Sở giao dịch chứng khoán phái sinh Mỹ

Hiện tại, Mỹ có nhiều sàn giao dịch chứng khoán phái sinh, nhưng sàn CME (Chicago Mercantile Exchange) vẫn là sàn giao dịch lâu đời nhất (ra đời vào năm 1898), cũng là thị trường giao dịch Hợp đồng tương lai lớn nhất thế giới. CME là sự kết hợp lịch sử của thị trường quyền chọn và tương lai (CME và CBOT). Trong đó, năm 1948 CBOT được thành lập và là thị trường bán hợp đồng kỳ hạn đầu tiên.

Khái quát về thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ

Chicago Mercantile Exchange

Các sự kiện hình thành và phát triển của sàn CME:

  • Năm 1865, tiêu chuẩn hóa CBOT các hàng hóa quyền chọn.
  • Năm 1898, tiền thân của CME là Chicago Butter and Egg Board ra đời và trở thành đối thủ đáng gờm của CBOT. Tới năm 1919 đổi tên thành CME và phát triển vượt bậc khi tung ra nhiều sản phẩm/dịch vụ tiên tiến.
  • Năm 1919, để đảm bảo tất cả các giao dịch thanh toán trên CME đều thuận lợi CME cho ra đời trung tâm thanh toán CME.
  • Năm 1961, đưa ra thị trường các sản phẩm tương lai đầu tiên về thịt đông lạnh.
  • Trong khoảng năm 1970 – 1980, CME chuyển đổi giao dịch sàn sang giao dịch điện tử và cho ra mắt các sản phẩm tương lai tài chính.
  • Năm 2002, CME trở thành sàn giao dịch công khai đầu tiên và cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán NYSE.
  • Năm 2007, CBOT và CME chính thức sáp nhập dưới tên CME Group.
  • Đến nay, CME Group là sàn giao dịch phái sinh đa dạng nhất trên thế giới, cung cấp các Hợp đồng tương lai và quyền chọn với phạm vi rộng nhất.
  • Khối lượng giao dịch ước tính đạt hơn 3 tỷ hợp đồng, trị giá $9 nghìn tỷ với 83% các giao dịch được thực hiện điện tử trong năm 2010.

Các nhà bảo hiểm rủi ro (Hedger) và các nhà đầu cơ là 2 thành phần chính tham gia vào thị trường.

Kết luận

Bài viết trên với nội dung khái quát về thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ, hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc quan tâm về thị trường phái sinh lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *