CFD (Hợp đồng chênh lệch) là các sản phẩm giao dịch phái sinh mang đến các cơ hội giao dịch trên sự biến động giá của nhiều sản phẩm tài chính như các chỉ số chứng khoán và tương lai hàng hoá. CFD cho phép đầu cơ dễ dàng trên các thị trường khác nhau mà không cần thực sự phải sở hữu tài sản cơ sở ghi trong hợp đồng. Trader coi CFD là một sản phẩm phù hợp để đa dạng hoá giao dịch của họ trong các thị trường khác nhau.
CFD là gì?
CFD được viết tắt từ cụm Contract for Difference – tạm dịch là Hợp đồng chênh lệch, một công cụ tài chính phát sinh cho phép các giao dịch thiết lập đầu cơ dựa trên giá của một tài sản cụ thể giữa 2 thời điểm mở và đóng hợp đồng.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa CFD và hình thức đầu tư truyền thống là các Trader không cần sở hữu hoặc chứng minh tài sản thực hiện có. Thay vì phải mua tài sản thực, người chơi sẽ dựa vào biến động giá và đặt tiền dựa trên dự đoán này.
Cách thức hoạt động của CFD
CFD cho phép các nhà giao dịch thu lợi nhuận trên cả thị trường biến động tăng và giảm. Để có thể giao dịch thành công trên CFD, người chơi cần:
- Tạo tài khoản giao dịch với một CFD broker.
- Tải phần mềm CFD – cụ thể là MT4 được hầu hết các sàn chứng khoán quốc tế sử dụng.
- Chọn loại tài sản mà bạn muốn thiết lập giao dịch.
- Nghiên cứu và đưa ra dự đoán mức giá tài sản sẽ tăng hay giảm.
Ví dụ cụ thể:
- Nếu giá một ounce vàng là 1.500 USD (tính đến thời điểm hiện tại) và được các trader dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Bạn có thể thiết lập lệnh MUA hay “Long Position) với mức giá cụ thể và hy vọng mức giá sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới. Trong trường hợp giá vàng tăng như kỳ vọng, thì bạn có thể đóng lệnh giao dịch (BÁN) với mức giá cao hơn để kiếm lời.
=> Khi mở lệnh giao dịch (MUA) tại mức giá vàng là 1.500 USD => đóng lệnh giao dịch khi giá tăng 1.525 USD => đồng nghĩa lợi nhuận mà bạn nhận được là 25 USD.
- Ngược lại, nếu bạn dự đoán giá vàng giảm => chọn lệnh BÁN hay “Short Position). Sàn sẽ thực hiện lệnh BÁN ngay khi bạn đưa ra dự đoán. Khi giá tài vàng giảm như kỳ vọng, bạn sẽ thực hiện lệnh đóng giao dịch (MUA) để kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch này.
=> Khi mở lệnh BÁN tại mức giá vàng là 1.500 USD => đóng vị thế khi giá vàng giảm xuống còn 1.450 USD => đồng nghĩa lợi nhuận mà bạn luận được là 50 USD.
Giao dịch CFD sẽ dựa trên sự biến động tăng / giảm của thị trường. Việc các Trader đầu tư có thành công hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào hiệu suất hoạt động của thị trường.
Đa dạng sản phẩm trong thị trường
Thị trường CFD được xem là công cụ phái sinh nên cung cấp đa dạng các loại tài sản giao dịch, giúp người chơi dễ dàng chọn lựa, cụ thể:
1. Giao dịch CFD Forex
Có thể nói rằng đây là thị trường lớn nhất trong CFD với tỷ lệ giao dịch cực khủng lên đến 5000 tỷ $ / ngày. Giao dịch CFD Forex cho phép người chơi có thể đầu tư vào nhiều cặp tiền tệ như: AUD/USD, USD/JPY, EUR/USD…
2. Giao dịch CFD Chỉ số chứng khoán
Bao gồm những chỉ số cổ phiếu ‘hot’ nhất thế giới như: US30(Chỉ số Dow Jones), DAX30(Chỉ số chứng khoán Đức), NAS100(Chỉ số được tổng hợp từ 100 công ty lớn nhất trên NASDAQ)…
3. Giao dịch CFD Hàng Hóa
Bao gồm: Dầu Thô Brent, Dầu thô WTI, Platinum(Bạch kim), Vàng, Bạc…
4. Giao dịch CFD Cổ phiếu
Tiêu biểu là những chỉ số cổ phiếu đến từ các công ty lớn như: Google, Tesla, Apple, Facebook…
5. Giao dịch CFD Tiền Điện Tử
Thêm một thị trường tiềm năng không thể thiếu đối với giao dịch CFD với nhiều đồng coin lớn như: Litecoin(LTC), Bitcoin Cash(BCH), Ripple(XRP), Ethereum(ETH), Bitcoin(BTC)…