GBP/CHF: bật nảy theo xu hướng giảm?

Ngoài biến động giá của cặp EUR/GBP, GBP/CHF là kênh cần theo dõi trong tuần này vì các tuyên bố chính sách tiền tệ mới nhất từ ​​cả Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể sẽ thúc đẩy sóng chuyển động của thị trường.

GBP/CHF: bật nảy theo xu hướng giảm?

GBP/CHF: bật nảy theo xu hướng giảm?
Các bài theo dõi trước đây của reviewsantot.com về EUR/GBP đã từng đề cập ngắn gọn đến các quyết định chính sách tiền tệ sắp tới từ cả BOE và ECB, và cả hai nhà băng này đều không có khả năng thực hiện bất kỳ động thái nào về mặt chính sách trong tuần này. Nhưng điều đó không có nghĩa là GBP/CHF sẽ không có khả năng biến động vì những diễn biến gần đây như đà lây lan nhanh của biến thể Omicron và môi trường lạm phát tăng cao bền vững có thể sẽ làm thay đổi triển vọng ở một hoặc cả hai ngân hàng trung ương trên.
Hiện tại, cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh có thể sẽ là tâm điểm đáng chú ý nhất đối với cặp tiền tệ này vì những phát ngôn của họ có thể mang sắc thái u ám hơn một chút so với ECB. Vương quốc Anh vừa công bố một đợt cập nhật dự liệu khác, cho thấy số lượng lao động ở mức cao khi nước này phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới, khiến cho triển vọng tăng lãi suất từ ​​BOE trở nên mập mờ hơn đôi chút và phản ứng tiềm tàng của giới trader đối với đồng bảng Anh cũng mạnh hơn một chút.
Nếu BOE tuyên bố rằng họ sẽ sớm tăng lãi suất hoặc nếu họ thực sự tăng lãi suất tại cuộc họp lần này, thì đồng bảng Anh có thể phục hồi để bù lại phần lỗ trong hai tháng qua so với đồng franc Thụy Sĩ. Và với việc GBP/CHF đang tích lũy trong khoảng 1,2150 – 1,2300 trong vài tuần qua, các bạn trader nên chú ý một khi giá phá vỡ (breakout) lên trên khu vực đó vì đây sẽ là một động thái tăng giá đầy hứa hẹn.
Tất nhiên, nếu BOE trì hoãn quyết định tăng lãi suất và báo hiệu tâm lý thận trọng với khả năng đẩy lùi lịch trình tăng lãi suất ra xa do đại dịch (đây là một kịch bản có xác suất xảy ra thấp vào thời điểm này), thì tỷ giá GBP/CHF có thể sẽ tiếp tục giảm xuống, đặc biệt nếu các ca nhiễm COVID-19 tiếp tục lập mức cao kỷ lục và gia tăng số ca nhập viện.
Trong trường hợp đó, nếu giá bật lên đến khu vực đường xu hướng giảm hoặc khu vực ngưỡng hỗ trợ cũ (từng bị phá vỡ) và nay biến thành ngưỡng kháng cự (xung quanh mốc 1,2300) thì đều có thể thu hút trader giao dịch theo xu hướng. Ngoài ra, hãy chú ý đến khả năng phá vỡ (breakout) ở chiều giảm theo mẫu hình “đáy tăng dần” được đánh dấu trên biểu đồ ở trên vì tình huống đó có thể thu hút những trader theo xu hướng/trader động lượng đang có nhu cầu lướt sóng ngắn hạn vài pip về vùng đáy đảo chiều trước đó.
Các bạn nghĩ sao? Liệu xu hướng giảm giá vẫn còn giữ vững không hay Ngân hàng Trung ương Anh sẽ khiến xu hướng giảm giá ở cặp GBP/CHF đảo chiều thành xu hướng tăng giá?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *