Đường Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands là chỉ báo trong phân tích kỹ thuật do John Bollinger phát triển vào năm 1980 dựa trên sự kết hợp giữa đường MA (moving average) và độ lệch chuẩn.

Tuy tương tự với dải giá trung bình động MA nhưng dải Bollinger Bands lại có sự khác biệt lớn, bởi được tính toán bằng cách cộng trừ một số lần lệch chuẩn vào trung bình động. Cỏ thể hiểu đơn giản,Bollinger Bands là những đường cong được vẽ trong và xung quanh cấu trúc giá, thường bao gồm đường trung bình động (dải giữa), dải trên và dải dưới trả lời câu hỏi liệu giá cao hay thấp trên cơ sở tương đối.

Cấu tạo của dải Bollinger Band:

  • Dãi giữa (Middle Band) là một đường MA (Moving Average)
  • Dãi trên (Upper band) = Middle Band + Độ lệch giá
  • Dãi dưới (Lower band) = Middle Band – Độ lệch giá

Dải Bollinger sử dụng 2 tham số: Độ lệch chu kỳ và Độ lệch chuẩn, StdDev qua đó giúp bạn xác định được giá của tài sản đó đang cao hay thấp so với cơ sở tương đối.

Mục đích sử dụng Bollinger Band

Mọi người cần nắm rõ mục đích sử dụng của chỉ báo kỹ thuật này thì mới có thể nắm rõ nên sử dụng khi nào, sử dụng cho thị trường ra sao. Đối với Bollinger Bands thì mọi người có thể áp dụng cho các thị trường như tiền tệ, Forex, cổ phiếu, tiền ảo là những thị trường có sự biến động giá mạnh mỗi giờ, mỗi ngày.

Mục đích chính của việc sử dụng Bollinger:

  • Đo lường sự thay đổi của thị trường tài sản giao dịch, giúp đưa ra nhận định xu hướng giá trong thời gian tới.
  • Nhận biết sớm các biến động, những đợt sóng giá mới nhất
  • Tìm được những điểm đảo chiều, đảo xu hướng giá
  • Về cơ bản các chỉ báo kỹ thuật đều nhằm mục đích đưa ra các nhận định về sự xu hướng, nhưng đối Bollinger Bands thì giúp nhận định sự biến động, sự thay đổi mạnh hay yếu về giá của 1 tài sản giao dịch bất kỳ nào đó. Qua đó giúp người phân tích đưa ra kết quả, quyết định giao dịch có lợi nhất, hạn chế được những rủi ro trong giao dịch cho mình.

Ưu điểm và hạn chế của Bollinger Bands

Ưu điểm của Bollinger Bands

Ý tưởng hình thành và phát triển từ nhu cầu biên độ giao dịch thích ứng và quan sát rằng sự bất ổn là năng động, không tĩnh như người ta tin rộng rãi tại các thời gian. Bollinger Bands có thể được áp dụng trong tất cả các thị trường tài chính bao gồm chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa, và tương lai. Dải Bollinger có thể được sử dụng trong hầu hết các khung thời gian, từ những khoảng thời gian rất ngắn hạn đến hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

  • Được áp dụng chung cho nhiều thị trường khác nhau, khá linh hoạt, bạn có thể sử dụng cho tiền ảo, cổ phiếu, Forex đều được.
  • Được cài đặt sẵn trên các nền tảng giao dịch, phân tích kỹ thuật hiện nay nên dễ dàng sử dụng và áp dụng vào biểu đồ
  • Dễ vẽ, dễ phân tích nên dù chuyên nghiệp hay mới bắt đầu trade đều có thể học và thực hiện nhanh chóng.
  • Có thể sử dụng độc lập để phân tích thị trường

Hạn chế của Bollinger bands

  • Dải Bollinger chủ yếu mang tính phản ứng, không mang tính dự đoán.
  • Các dải sẽ phản ứng với những thay đổi trong chuyển động giá, xu hướng tăng hoặc giảm, nhưng sẽ không dự đoán giá. Nói cách khác, giống như hầu hết các chỉ báo kỹ thuật, Dải Bollinger là một chỉ báo độ trễ.
  • Không cung cấp tín hiệu áp lực mua bán sẽ kết thúc khi nào
  • Không cho kết quả về Breakout theo xu hướng nào
  • Không cho biết sức mạnh cụ thể của xu hướng giá hiện tại
  • Chỉ mang tính chất tương đối, có thể sử dụng đơn lẻ nhưng không hiệu quả cần kết hợp với các chỉ báo tương quan khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *