Đồng JPY tăng lên mức cao nhất của 7 tháng, cặp USD/JPY giảm

Trong phiên giao dịch ngày 3/1, đồng JPY tiếp tục tăng giá khiến cặp USD/JPY lần đầu giảm xuống dưới ngưỡng 130 kể từ tháng 6 năm ngoái.

Đồng yên Nhật lên mức cao nhất của 7 tháng

Ngày 3/1, đồng yen của Nhật Bản đã tăng lên mức 129,5 yen đổi 1 USD, mốc cao nhất ghi nhận kể từ tháng 6/2022, trong bối cảnh giới phân tích suy đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của nước này.
Các nhà giao dịch cho rằng sức mua đối với đồng nội tệ của Nhật Bản đã tăng lên khi các bên tham gia thị trường dự đoán BOJ sẽ điều chỉnh tăng dự báo triển vọng lạm phát tại cuộc họp chính sách của ngân hàng này vào cuối tháng 1 này.
Các chuyên gia cho rằng việc đồng yen tăng giá mạnh một phần khác là nhờ có ít hơn các nhà đầu tư tham gia thị trường vào đầu Năm mới 2023.  Tuy nhiên, đồng yen mạnh hơn sẽ cắt giảm lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài của các doanh nghiệp khi hồi hương, đồng thời làm suy yếu khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất ở nước ngoài.

BOJ đã quyết định nới rộng biên độ lãi suất dài hạn

Trong tháng 12 vừa qua, BOJ đã quyết định nới rộng biên độ lãi suất dài hạn. Động thái bất ngờ này được xem như một đợt tăng lãi suất hiệu quả, thúc đẩy quan điểm cho rằng chênh lệch lãi suất của Nhật Bản và Mỹ sẽ thu hẹp, từ đó giúp giá trị của đồng yen mạnh lên khi quy đổi với đồng USD.

Đồng Đô la Mỹ suy yếu

Đồng Đô la Mỹ suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ khác, đảo ngược nhịp chuyển động vào ngày thứ Hai. Lợi suất của các loại trái phiếu chính phủ Mỹ đã có một ngày diễn biến trái chiều khi loại kỳ hạn 10 năm tăng thêm một vài điểm cơ bản nhưng các kỳ hạn ngắn hơn lại mất đi một vài điểm.

Thế giới sẽ đối mặt với suy thoái trong năm nay

Cuối tuần qua, Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo rằng 1/3 thế giới sẽ đối mặt với suy thoái trong năm nay, nhấn mạnh rằng Mỹ, Trung Quốc và EU đang đồng loạt giảm tốc tăng trưởng.
Giới đầu tư dường như đang băn khoăn với những thay đổi về mặt chiến thuật của Trung Quốc trong việc đối phó với dịch Covid-19. Một mặt, chiến lược mới được dự đoán là có thể giải phóng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các chuỗi cung ứng liên quan.
Mặt khác, khả năng lây lan nhanh chóng của virus có nguy cơ làm gián đoạn quá trình phục hồi kinh tế. Chủ tịch Tập Cận Bình hôm qua đã thừa nhận những thách thức này.
Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vẫn còn tín hiệu yếu kém, bằng chứng là chỉ số PMI sản xuất Caixin được công bố hôm nay cho thấy kết quả hơi kém hơn so với kỳ vọng khi chỉ đạt mức 49,0 trong tháng 12, thay vì 49,1 như dự báo và 49,4 trong kỳ trước.
Trước đó vào ngày hôm qua, chỉ số PMI sản xuất chính thức của quốc gia này chỉ đứng ở mức 47,0 thay vì 47,8 như dự đoán và 48,0 trong kỳ trước.
Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ sau khi ngoại trưởng của nước này nói rằng họ sẽ tìm cách thiết lập đường dây liên lạc cởi mở hơn. Chứng khoán Trung Quốc diễn biến ổn định với mức tăng nhẹ, nhưng các chỉ số chứng khoán khác của khu vực Châu Á Thái Bình Dương hầu hết đều chìm trong sắc đỏ.

Phân tích kỹ thuật

USD/JPY đã rớt giá mạnh xuống mức đáy kỷ lục và các điểm phá vỡ. Đồng thời, tỷ giá của cặp đôi này đã di chuyển xuống dưới đường trung bình động đơn giản 260 ngày (SMA 260) và tín hiệu này có thể chỉ ra rằng đà giảm đang dần hé lộ.
Các mức hỗ trợ cũ trước đây hiện có thể đóng vai trò là những mức kháng cự dọc lên đến đường SMA 260 ngày, hiện ở gần khu vực 131,60.
Về phía dưới, rất có thể sẽ có một khoảng trống giữa các mức hỗ trợ kéo dài cho đến mức đáy cũ 126,32.

Cập nhật tin tức hàng ngày về thị trường đầu tư tại các trang thông tin của Reviewsantot:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *