Với mức lạm phát trên 10%, cuộc sống tại Anh đang trở nên khó khăn với người lao động khi giá cả tiêu dùng, thực phẩm và năng lượng đều tăng phi mã. Để ngăn chặn lạm phát tăng tốc, Ngân hàng trung ương Anh (BOE) cũng đã phải thuận theo đà tăng lãi suất của nhiều ngân hàng lớn trên toàn cầu. thế nhưng ngược lại, nó kích hoạt một làn sóng giận dữ trong dân chúng và đẩy hơn 50 nghìn người xuống đường biểu tình chống lại chính sách thắt chặt hà khắc của chính phủ.
Đình công lớn nhất trong 10 năm trở lại đây tại Anh
Theo ước tính của các nhà lãnh đạo công đoàn, có tới 500.000 người sẽ tham gia đình công, gồm khoảng 300.000 giáo viên, 100.000 viên chức thuộc 120 đơn vị của chính phủ, hàng chục nghìn giảng viên các trường đại học và nhân viên ngành đường sắt. Đây là số người tham gia đình công cao nhất trong ít nhất một thập kỷ qua tại Anh. Bên cạnh đó, sẽ diễn ra nhiều cuộc tuần hành phản đối một đạo luật mới ngăn chặn đình công trong một số lĩnh vực cũng như phản đối một đề xuất mà người lao động cho là sẽ gây thêm nhiều bất đồng giữa họ và giới chủ.
Người đứng đầu Hiệp hội các công đoàn Anh (TUC), ông Paul Nowak, cho biết sau nhiều năm bị cắt giảm lương, các tiêu chuẩn sống tối thiểu của đội ngũ y tá, giáo viên và hàng triệu viên chức khác đang suy giảm đáng kể. Họ lo ngại tình hình không những không được cải thiện mà có nguy cơ lương tiếp tục giảm. Ông Paul cho rằng thay vì tìm các biện pháp ngăn chặn đình công, các bộ trưởng nên tăng lương xứng đáng cho người lao động làm việc trong lĩnh vực công.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Thủ tướng Rishi Sunak nêu rõ Chính phủ Anh sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động, song thừa nhận đình công sẽ gây ảnh hưởng đáng kể khi làm gián đoạn cuộc sống của người dân. Chính phủ khẳng định việc tiến hành đàm phán là hướng tiếp cận đúng đắn hơn so với việc người lao động đình công.
Trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát hiện trên 10%
Mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, nước Anh đang chứng kiến một làn sóng đình công trên diện rộng – từ nhân viên ngành y tế, ngành vận tải cho tới người lao động tại các kho hàng của công ty công nghệ đa quốc gia Amazon và nhân viên công ty bưu chính Royal Mail. Họ yêu cầu tăng lương phù hợp với đà tăng của lạm phát để có thể trang trải các hóa đơn thực phẩm và năng lượng đang tăng vọt ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của họ.
Động thái này từ người lao động có thể khiến đồng bảng Anh thêm áp lực tụt dốc trong thời gian tới.
Tuy nhiên việc FED giảm tốc độ tăng lãi suất có thể khiến đồng USD giảm giá trong ngắn hạn và tác động tới cặp GBP/USD.
Scotiabank nhận định “Đồng bảng Anh đã trượt dốc và các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đã trở nên tiêu cực hơn. Nhưng hành động giá vẫn chưa mở rộng đến mức có thể xảy ra các sụt giảm đáng kể hơn về mặt kỹ thuật.”
Ngân hàng này cũng cho rằng “Về cơ bản, đồng tiền của Anh đang giữ trong phạm vi giao dịch gần đây. Và chừng nào bảng Anh còn giữ trên mức đáy 1,2265 của tuần trước, rủi ro giảm giá sẽ vẫn được hạn chế. Tuy nhiên, đột phá xuống dưới điểm đó sẽ mở ra rủi ro ngày càng tăng đối với việc giảm xuống mức đáy 1,21.”
Xu thế ngắn hạn cặp GBP/USD sẽ tăng giá. Vị thế mua cặp GBP/USD mở ra trên 1,23, hướng về mức mục tiêu 1.2405. ở kịch bản ngược lại khi cặp tỷ giá đột phá xuống dưới 1,23, cặp tiền sẽ mở ra mốc 1,2254.
Về dài hạn, cặp forex vẫn được hỗ trợ và có khả năng tăng.