Đầu tư chứng khoán quốc tế luôn là ước mơ và tham vọng của rất nhiều người vì họ cho rằng đây là kênh có lợi nhuận lớn và kiếm tiền nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu chứng khoán quốc tế là gì, có lừa đảo hay không? Hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất!
Chứng khoán quốc tế là gì?
Chứng khoán quốc tế là các sản phẩm chứng khoán của nước ngoài như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh,…
Đầu tư chứng khoán quốc tế là việc các nhà đầu tư (NĐT) bỏ vốn ra để tham gia vào các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế và sở hữu các mã chứng khoán của các doanh nghiệp trên thế giới.
Thị trường chứng khoán quốc tế đã có thời gian dài phát triển và tập hợp nhiều đơn vị lớn nhỏ trên khắp thế giới. Tiêu biểu nhất chính là những sàn giao dịch chứng khoán Mỹ khi đây là thị trường lớn nhất thế giới, tập trung nhiều mã cổ phiếu có quy mô toàn cầu như Facebook, Apple, Amazon, Dell, Intel,…
Các loại chứng khoán quốc tế
-
Cổ phiếu nước ngoài
Cổ phiếu nước ngoài là những mã chứng khoán cơ sở do các công ty, doanh nghiệp nước ngoài phát hành, chứ không phải các đơn vị trong nước.
Giá của các loại cổ phiếu nước ngoài thường cao hơn nhiều so với trong nước nên khi đầu tư, các NĐT sẽ cần chuẩn bị rất nhiều vốn.
-
Trái phiếu nước ngoài
Các đơn vị nước ngoài phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp, công ty, Chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc tỉnh/thành phố. Hình thức phát hành trái phiếu cũng tương tự trong nước, khi các NĐT mua trái phiếu sẽ nhận được giấy chứng nhận giống với giấy chứng nhận nợ và trả lãi định kỳ theo đúng quy định cam kết.
-
Chứng khoán phái sinh quốc tế
Đầu tư chứng khoán phái sinh quốc tế là hình thức phổ biến nhất và cũng được nhiều NĐT Việt Nam lựa chọn vì tính đơn giản, thuận tiện, không vướng mắc các thủ tục.
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở ở mức giá đã được thỏa thuận trước vào 1 thời điểm nhất định trong tương lai.
Có 4 sản phẩm chứng khoán phái sinh mà NĐT được phép tham gia đầu tư: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi.
-
Chứng chỉ Quỹ
Đây là hình thức đầu tư chứng khoán mà NĐT được cấp chứng chỉ với số vốn đầu tư vào quỹ đó. Có nhiều loại Quỹ gồm Quỹ đầu tư cổ phiếu hay Quỹ đầu tư trái phiếu nước ngoài. Thay vì hình thức đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu/trái phiếu, việc mua chứng chỉ Quỹ sẽ an toàn và hạn chế được rủi ro hơn.
-
Chứng khoán ETF
Đầu tư vào quỹ hoán đổi ETF cũng là hình thức phái sinh mới và có một số công ty chứng khoán nước ngoài áp dụng. Việc đầu tư chứng khoán ETF là đầu tư vào một lĩnh vực hoặc tổng thể nền kinh tế của 1 quốc gia nào đó chứ không phải đầu tư vào một vài mã cổ phiếu nhỏ lẻ.
Ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư chứng khoán quốc tế
Ưu điểm khi đầu tư chứng khoán quốc tế:
- Giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư: Các NĐT được phép lựa chọn nhiều sản phẩm khi đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, quỹ ETF,…
- Tiếp cận được nhiều mã chứng khoán lớn: Nếu đầu tư quốc tế chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tiếp cận hàng nghìn mã chứng khoán nên cơ hội là rộng mở.
- Lợi nhuận cao: Thị trường chứng khoán quốc tế tập hợp nhiều nền kinh tế của các quốc gia nên nó cũng chịu biến động mạnh hơn, từ đó cơ hội kiếm lợi cũng cao hơn.
- Đầu tư chứng khoán dễ dàng: Khi tham gia chứng khoán quốc tế, NĐT chỉ cần mở tài khoản online, giao dịch trực tuyến, không qua kiểm duyệt phức tạp như đối với đầu tư trong nước.
- Giao dịch chứng khoán với thị trường lớn: Đây cũng là cách giúp các NĐT có thêm kinh nghiệm đầu tư về công nghệ, phương thức, chiến thuật, sự hỗ trợ,… Từ đó giúp góp phần phát triển thêm thị trường chứng khoán trong nước.
Nhược điểm khi đầu tư chứng khoán quốc tế:
- Thị trường chứng khoán quốc tế đầy biến động, lợi nhuận cao cũng đi kèm với rủi ro lớn.
- Mua chứng khoán quốc tế cần có tiềm lực tài chính dồi dào.
- Nhiều sàn giao dịch chứng khoán quốc tế không được cấp phép ở Việt Nam nên xảy ra tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của NĐT.
- Khó khăn trong việc theo dõi thị trường bởi cản trở về ngôn ngữ.
- Khó có thể giải quyết nhanh chóng khi gặp những rắc rối.
Một số sàn giao dịch chứng khoán quốc tế uy tín tại Việt Nam
Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế ICMarket
- Năm thành lập: 2007
- Trụ sở chính: Australia
- Các loại giấy phép: ASIC, AFSL, đồng thời là thành viên của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Úc (AFCA)
- Sản phẩm giao dịch: Cổ phiếu, trái phiếu, Forex, hàng hóa, kim loại, tiền điện tử
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5, Meta WebTrader, cTrader
- Đòn bẩy: 1:500
- Phương thức nạp/rút tiền: Chuyển khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ, thẻ VISA/Master, Internet Banking,…
Sàn chứng khoán quốc tế Lite Finance
- Năm thành lập: 2005
- Trụ sở chính: Marshall và tại đảo Síp đối với thị trường Châu Âu
- Lite Finance đã có văn phòng đại diện tại hơn 15 quốc gia và có đối tác đại diện trên 216 quốc gia
- Các loại giấy phép: 2 cơ quan quản lý tài chính hàng đầu thế giới là CySEC và St. Vincent và Grenadines. Hiện đang hoàn tất thủ tục để nhận giấy phép của ASIC
- Sản phẩm giao dịch: Forex, kim loại, dầu, chỉ số chứng khoán, CFD và tiền điện tử
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5, thậm chí có thể giao dịch qua mạng xã hội
- Đòn bẩy: 1:500
- Phương thức nạp/rút tiền: Chuyển khoản ngân hàng, thẻ VISA/Master, ví điện tử, tiền điện tử
Sàn chứng khoán quốc tế IG Markets
- Năm thành lập: 1974
- Trụ sở chính: London – Vương quốc Anh
- Loại giấy phép: ASIC, FCA, FMA
- Sản phẩm giao dịch: Kim loại, Forex, hàng hóa, hơn 30 chỉ phiếu và hơn 17.000 cổ phiếu của nhiều công ty trên toàn thế giới, tiền điện tử
- Nền tảng giao dịch: MT4, MT5, Website và ứng dụng di động
- Đòn bẩy: 1:200
- Phương thức nạp/rút tiền: Thẻ VISA/Master, một số loại ví điện tử
Sàn giao dịch chứng khoán Exness
- Năm thành lập: 2008
- Trụ sở chính: Liên bang Nga
- Loại giấy phép: CySEC, IFSC, FSPR
- Sản phẩm giao dịch: Kim loại, Forex, chỉ số chứng khoán, hàng hóa, cổ phiếu, tiền điện tử
- Nền tảng giao dịch: MTA, MT5
- Đòn bẩy: Vô cực
- Phương thức nạp/rút tiền: Thẻ tín dụng, chuyển khoản nội địa, Neteller, QIWI, Skrill, Webmoney
Sàn chứng khoán eToro
- Năm thành lập: 2007
- Trụ sở chính: Israel
- Các loại giấy phép: CySEC, FCA, AFSL…
- Sản phẩm giao dịch: Chứng khoán, Forex, hàng hóa, kim loại, tiền điện tử,…
- Nền tảng giao dịch: Webtrader
- Đòn bẩy: 1:400
- Phương thức nạp/rút tiền: Internet Banking, thẻ VISA/Master,…
Sàn chứng khoán Dukascopy
- Năm thành lập: 20024. Sàn Dukascopy do Ngân hàng Dukascopy thành lập tại Geneva
- Trụ sở chính: Thụy Sỹ
- Các loại giấy phép: Ngân hàng Dukascopy được Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ cấp phép với tư cách là Ngân hàng và Đại lý Chứng khoán (FINMA), FCMC và JFSA
- Sản phẩm giao dịch: Kim loại quý (vàng, bạc), Forex, hàng hóa, 19 chỉ số, 3 loại trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, tiền điện tử (Bitcoin và Ethereum)
- Nền tảng giao dịch: MT4, jForex, website và ứng dụng di động
- Đòn bẩy: 1:100
- Phương thức nạp/rút tiền: Chuyển khoản ngân hàng quốc tế, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Sàn chứng khoán quốc tế Saxo Bank
- Năm thành lập: 1992
- Trụ sở chính: Đan Mạch
- Các loại giấy phép: FCA, FINMA,…
- Sản phẩm giao dịch: Hàng hóa, ngoại hối, cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý
- Nền tảng giao dịch: SaxoTraderGo, SaxoTrader Pro
- Phương thức nạp/rút tiền: Chuyển khoản ngân hàng, thẻ VISA/Master
Ngoài ta, chúng tôi cũng gợi ý một số mã cổ phiếu dài hạn giúp các NĐT sinh lợi nhuận, thường đây là các mã cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn: Cổ phiếu Apple, cổ phiếu Spotify, cổ phiếu Adobe, cổ phiếu Facebook, cổ phiếu Google, cổ phiếu Tesla, cổ phiếu MicroSoft, cổ phiếu Visa INC, cổ phiếu Alibaba, cổ phiếu Amazon, cổ phiếu PayPal Holdings, cổ phiếu Dell, cổ phiếu Viacom CBS…
Chứng khoán quốc tế lừa đảo không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa cho phép hoạt động giao dịch chứng khoán quốc tế nên khi các NĐT tham gia thị trường này, mọi rủi ro về mặt pháp lý NĐT sẽ hoàn toàn phải chịu. Chính vì vậy, nhiều người rất lo lắng đến vấn đề chứng khoán quốc tế lừa đảo.
Có tình trạng chứng khoán quốc tế lừa đảo không? Câu trả lời chắc chắn là có, việc lừa đảo ở đây không xuất pháp từ bản chất các loại cổ phiếu, trái phiếu hay những sản phẩm khác mà xuất phát từ các sàn giao dịch.
Nhiều sàn môi giới hoạt động không minh bạch, rõ ràng, đưa ra những lời dụ dỗ, tương lai ảo đểu lừa tiền NĐT. Do đó, khi tìm hiểu về các sàn chứng khoán quốc tế, NĐT cần hết sức chú ý các thông tin về sàn: Thời gian hoạt động, nguồn gốc, các loại giấy tờ được cấp phép, phương thức hoạt động, tính minh bạch,… Để hạn chế việc lừa đảo dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.
Nếu các NĐT chưa tự tin tham gia giao dịch chứng khoán quốc tế thì hãy chủ động đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với tiềm năng phát triển lớn và luôn được pháp luật bảo vệ. Như vậy sẽ an toàn và đảm bảo hơn.