Chỉ số DXY dao động gần 99,00, trọng tâm vẫn là Ukraina

  • DXY đang ở thế phòng thủ và test vùng 99,00 vào hôm thứ Ba.
  • Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục theo dõi tình hình địa chính trị để tìm hướng đi trong ngắn hạn.
  • Cán cân Thương mại, Hàng tồn kho Bán buôn sẽ là các sự kiện kinh tế đáng chú ý tiếp theo của thị trường Mỹ.
Đồng Dollar Mỹ hiện đã giảm bớt một phần nhịp tăng mới đạt được gần đây và Chỉ số Dollar Mỹ (DXY) đã quay trở lại gần vùng 99,00.

Các trader chuyên giao dịch Chỉ số Dollar Mỹ vẫn tiếp tục theo dõi tình hình địa chính trị

Chỉ số này đã gặp rào cản khó vượt trong vùng đỉnh chu kỳ gần đây ở mức khoảng 99,30 trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn không ngừng lo ngại về xung đột địa chính trị ở Ukraina và kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán bổ sung giữa các bên có thể mở đường để chấm dứt tranh chấp. Điều đáng lưu ý là vòng đàm phán tiếp theo dự kiến ​​sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm.
Trong khi đó, sau khi tâm lý rủi ro của giới đầu tư được cải thiện, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã phục hồi thêm vào hôm thứ Hai, trong đó lợi suất ngắn hạn đang tiến đến mức đỉnh cao nhất tháng khoảng 1,60%, lợi suất trung hạn vượt mốc 1,80% và lợi suất dài hạn chạm mức 2,20%.
Chỉ số DXY dao động gần 99,00, trọng tâm vẫn là Ukraina
Theo lịch kinh tế, Cán cân thương mại của tháng 1 sẽ là tâm điểm đáng chú ý nhất cùng với Hàng tồn kho Bán buôn. Ngoài ra, Chỉ số Tâm lý Lạc quan Kinh doanh NFIB cũng được tung ra, theo sau đó là Chỉ số Lạc quan Kinh tế IBD/TIPP.

Những tin liên quan đến USD

Chỉ số DXY đạt đỉnh trong chu kỳ mới, vượt ngưỡng 99,00 vào đầu tuần, và luôn có phản ứng tức thời với tâm lý giới đầu tư xoay quanh những vấn đề đáng lo ngại về địa chính trị ở Ukraina. Xu thế “cuồng” tài sản trú ẩn an toàn được dự đoán sẽ tiếp tục tạo động lực hỗ trợ đồng USD và các đồng tiền còn lại trong bối cảnh hiện tại. Ngoài ra, có một số yếu tố cũng hỗ trợ cho đồng USD mạnh hơn, đó là vấn nạn gia tăng lạm phát ở thời điểm hiện tại, về việc Fed bắt đầu bình thường hóa các chính sách tiền tệ vào cuối tháng này và biểu hiện vững chắc của nền kinh tế Mỹ. Về lâu dài, khi BoE và ECB thể hiện quan điểm ủng hộ phương án thắt chặt chính sách tiền tệ thì điều đó có khả năng làm suy yếu tiềm năng ​​tăng cao hơn của đồng Dollar Mỹ.
Các sự kiện/dữ liệu chính ở thị trường Mỹ trong tuần này:
  • Thứ Ba: Cán cân Thương mại, Hàng tồn kho Bán buôn
  • Thứ Tư: Đơn đăng ký vay thế chấp MBA
  • Thứ Năm: CPI, CPI cơ bản, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, Báo cáo ngân sách hàng tháng, Tài khoản Tài chính hàng quý của Fed
  • Thứ Sáu: Tâm lý người tiêu dùng sơ bộ
Những vấn đề nổi cộm: Leo thang xung đột địa chính trị với Nga và Trung Quốc. Lộ trình lãi suất của Fed trong năm nay. Xung đột thương mại Mỹ – Trung dưới thời chính quyền Biden.

Các mức kỹ thuật đáng chú ý của Chỉ số Dollar Mỹ

Hiện tại, chỉ số DXY giảm 0,07% ở mức 99,17 và nếu bứt phá lên trên mức 99,41 (mức cao nhất của tháng 03/2022) thì sẽ mở ra khả năng tiến lên mức 99,97 (mức đỉnh ngày 25/05/2020) và cuối cùng là 100,00 (mốc tâm lý quan trọng). Ở chiều ngược lại, ngưỡng rào cản tiếp theo là mức 97,73 (mức đỉnh tháng vào ngày 24/02), tiếp theo là 96,22 (SMA 55 ngày) và sau đó là 95,67 (mức đáy tuần vào ngày 16/02).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *