Các số liệu trái chiều từ kinh tế Nhật Bản

Điều này là nhờ đồng yen yếu hơn đã giúp nâng thu nhập sơ cấp (phản ánh lợi nhuận từ các khoản đầu tư ở nước ngoài) của Nhật Bản lên mức cao kỷ lục, mặc dù quốc gia khan hiếm tài nguyên này cũng ghi nhận thâm hụt thương mại lớn kỷ lục do nhập khẩu gia tăng.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, đây là lần đầu tiên sau tám tháng Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai – một trong những thước đo bao quát nhất về thương mại quốc tế – cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 với mức tăng 16,4%.
Đồng yen giảm giá mạnh vào năm ngoái đã thổi phồng giá trị lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản, cùng với đó là chi phí nhập khẩu mọi thứ – từ năng lượng đến nguyên liệu thô và thực phẩm. Đối với một quốc gia khan hiếm tài nguyên như Nhật Bản, đồng nội tệ yếu hơn đã làm xói mòn tài sản quốc gia.
Đồng USD ở mức trung bình 142,44 yen đổi 1 USD trong tháng 11/2022, cao hơn khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Báo cáo lưu ý mức tăng gần 54% so với cùng kỳ năm ngoái trong thu nhập sơ cấp lên 3.720 tỷ yen có thể chỉ xảy ra một lần.
Cũng giúp thúc đẩy thặng dư tài khoản vãng lai là thặng dư du lịch đã tăng khoảng 6 lần, khi Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế đi lại trong mùa dịch COVID-19.
Nhật Bản cũng báo cáo thâm hụt thương mại 1.540 tỷ yen, mức kỷ lục cho một tháng 11, sau khi nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu về giá trị.
Cụ thể, nhập khẩu tăng 33,8% so với một năm trước đó lên 10.550 tỷ yen với dầu thô, than đá và khí đốt tự nhiên hóa lỏng nằm trong số những nhóm tăng chính. Vào cùng giai đoạn, xuất khẩu tăng 20,7% lên 9.010 tỷ yen nhờ lượng ô tô, máy móc xây dựng và khai thác mỏ được xuất đi gia tăng.
Scotiabank nhận định USD/JPY ổn định trong nửa đầu năm 2023
