Cặp USD/JPY ảnh hưởng từ dữ liệu PMI của Mỹ

Trong ngày hôm qua, Mỹ đã công bố chỉ số PMI đáng thất vọng với nhiều tín hiệu cảnh báo. Tuy nhiên đây có thể là đúng ý FED khi nền kinh tế bắt đầu giảm phát, đây cũng là yếu tố có thể giúp FED giảm tốc quá trình tăng lãi suất.
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global PMI, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ thu hẹp lại với tốc độ nhanh hơn dự kiến trong tháng 7. Ở mức 47,7 và 47,3, chỉ số PMI tổng hợp và dịch vụ thu hẹp với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 05/2020 và chỉ số PMI sản xuất mở rộng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 07/2020, chỉ ở mức 51,3. Tốc độ thu hẹp đang ở mức nhanh nhất kể từ sau đại dịch, theo đó tình trạng sụt giảm nhu cầu khách hàng và các đơn đặt hàng mới chính là nguyên nhân lớn nhất khiến dữ liệu PMI gây thất vọng.

Thị trường lao động Mỹ giảm nhiệt

Các số liệu cho thấy nhu cầu tuyển dụng tại Mỹ đã giảm nhiệt. đây là dấu hiệu cảnh báo tiếp theo cho nền kinh tế nước này. Đây cũng là yếu tố giúp bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ giảm xuống trong thời gian tới.
Chỉ số PMI giảm nhưng nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ vẫn hiện hữu. chỉ số PMI quan trọng giảm, chỉ số tâm lý doanh nghiệp nhỏ cũng giảm, lạm phát tiếp tục tăng… là những cái nhìn ảm đạm về nền kinh tế Mỹ trong tương lai.

Thị trường chuẩn bị đón nhận thông tin từ Hội nghị Jackson Hole

Hội nghị kinh tế Jackson Hole cuối tuần này là tâm điểm chú ý của thị trường. tại đây Chủ tịch FED Jerome Powell sẽ có bài phát biểu tiết lộ về lộ trình tăng lãi suất sắp tới của FED. Trước đó, vào thứ Năm, chỉ số PCE cơ bản, thước đo lạm phát của FED, sẽ được công bố.
Mặc dù dữ liệu CPI “thông thường” đang có dấu hiệu chạm đỉnh, nhưng điều đáng lo là PCE và PCE cơ bản lại tăng trong tháng 7. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác cho thấy lạm phát tăng cao hơn vào ngày thứ Năm thì rất có thể giới trader sẽ đổ xô đặt cược vào kịch bản nâng lãi suất 0,75% vào tháng 9.

Nhật Bản chuẩn bị tăng ngân sách

Dự chi ngân sách cho việc thu thập và phân tích thông tin trên Internet được Bộ Ngoại giao kiến nghị là 510 triệu yen (khoảng 3,7 triệu USD). Trong đó, dự chi cho việc thu thập và phân tích thông tin liên quan đến tình hình quốc tế tăng đáng kể từ 80 triệu yen lên 330 triệu yen do bổ sung sử dụng công nghệ AI. Bên cạnh đó, một phần của dự chi ngân sách sẽ được dành cho việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh mạng.
Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản cũng kiến nghị tăng thêm 43,89 tỷ yen (khoảng 320 triệu USD) vào dự chi ngân sách năm 2023 với nhiều nội dung bổ sung, trong đó có nghiên cứu, phát triển ứng dụng AI và thông tin mật mã lượng tử có độ bảo mật cao. Dự kiến 2,83 tỷ yen sẽ được sử dụng để nghiên cứu và phát triển mạng lưới thông tin mật mã lượng tử dùng trong việc trao đổi thông tin mật giữa các cơ quan, tổ chức trong nước và với nước ngoài. Trong khi 1,27 tỷ yen sẽ được đầu tư vào phát triển công nghệ dịch thuật đa ngôn ngữ sử dụng AI.
Những gói đầu tư này có thể là kích thích giúp kinh tế Nhật Bản vững mạnh hơn, từ đó kéo đồng JPY lên cao.

Đồng USD suy yếu

Các dữ liệu mới nhất từ Mỹ khiến đồng USD rơi khỏi ngưỡng cao nhất của 20 năm. Việc đồng USD giảm giá gần đây với các sự kiện quan trọng sắp tới từ Mỹ, thị trường sẽ không hào hứng mua vào đồng USD. Vì vậy, USD/JPY có khả năng sẽ thoái lui trước khi bước sang chặng tiếp theo lên mức cao hơn nếu PCE cơ bản tăng và buộc ông Jerome Powell phải miễn cưỡng nâng lãi suất lên cao hơn và đưa ra cảnh báo rằng nền kinh tế có khả năng đã suy thoái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *