Các chỉ số chứng khoán Mỹ 2022 hôm nay và tương lai

Chỉ số chứng khoán Mỹ là gì?

Chỉ số chứng khoán là một nhóm cổ phiếu được sử dụng để chỉ ra một ngành, sàn giao dịch hoặc nền kinh tế. Thông thường, chỉ số chứng khoán được tạo thành từ một số lượng cổ phiếu hàng đầu tư một sàn giao dịch nhất định. Chỉ số chứng khoán là giá trị được thông kế và nó phản ánh tình hình của thị trường chứng khoán hiện tại.

Xem tin: Top sàn chứng khoán Mỹ lớn nhất

Ví dụ: Chỉ số trên sàn chứng khoán Việt Nam:

  • Chỉ số Vn30 – Index: Là chỉ số thể hiện 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hose có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất.
  • Chỉ số HNX – Index: Là chỉ số biểu hiện xu hương biến động giá của toàn bộ cổ phiếu nieem yết trên sàn chứng khoán HNX

Ví dụ về chỉ số chứng khoán:

  • Chỉ số ASX 200: là top 200 công ty niêm yết trên ASX bởi vốn hóa thị trường
  • Chỉ số FTSE 100: Là 100 công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán London vốn hóa thị trường
  • Chỉ số Dow Jones Industrial Average là 30 công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán New York và NASDAQ
  • Chỉ số DAX là 30 công ty lớn của Đức trên thị trường chứng khoán Frankfurt.

Chỉ số chứng khoán Mỹ là đại diện của nhóm cổ phiếu Mỹ, hoặc đại diện của một lượng cổ phiếu hàng đầu của các sàn chứng khoán Mỹ. Hoặc có thể là chỉ số chứng khoán ngành nào đó hay của cả nền kinh tế Mỹ.

Như vậy chỉ số chứng khoán là đại diện cho 1 nhóm cổ phiếu, hoặc 1 nhóm ngành nào đó trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nó được phân ra theo những tieey chí khác nhau.

Phân loại chỉ số chứng khoán Mỹ

Theo sự phân loại của thị trường chứng khoán thì có thể phân loại ra nhiều chỉ số chứng khoán khác nhau:

  • Chỉ số cổ phiếu: Là những chỉ số tập trung vào thống kê, đo lường giá cổ phiếu và thị trường cổ phiếu.
  • Chỉ số trái phiếu: Là chỉ số thể hiện giá và thị trường trái phiếu Mỹ bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Ví dụ chỉ số CBOE 30 Year Treasury Bond và CBOE 10 Year Treasury Note.
  • Chỉ số chứng khoán phái sinh: Chỉ số đại diện, đo lường giá cả và thị trường các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Ví dụ chỉ số Gold Continuous Contract – Hợp đồng liên tục vàng

Thị trường chứng khoán Mỹ

Các chi số này sẽ có các tiêu chí đánh giá của bên tổ chức thống kê, ví dụ chỉ số tổng hợp của sàn Nyse thì sẽ do Nyse thống kê dựa trên những tiêu chí mà mình đưa ra. Tương tự các sàn chứng khoán khác ở Mỹ cũng vậy, vậy nên việc thống kê này có lợi cho nhà đầu tư, giúp định hình và nhìn nhận xu hướng chung của thị trường chứng khoán của Mỹ nhanh nhất.

Xem top 10 cổ phiếu mỹ nên đầu tư

Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay

Các chỉ số chứng khoán Mỹ

Chỉ sốMã giao dịch Giải thích Dow Jones Industrial AverageDJIA/ Dow 30Gọi là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, là chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi 30 công ty blue-chip lớn, thuộc sở hữu công đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán New York và NASDAQNASDAQ Composite Index/Nasdaq/ NASDAQ IndexCOMPHay còn gọi là Chỉ số tổng hợp Nasdaq là chỉ số trọng số vốn hóa thị trường của hơn 2.500 cổ phiếu phổ thông được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq.S&P 500 IndexStandard & Poor’s 500 IndexSPXLà chỉ số thể hiện số vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai lớn nhất ở Hoa Kỳ.Global Dow Realtime USDGDOWGọi là chỉ số toàn cầu là chỉ số nhóm cổ phiếu của 150 công ty hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới do các biên tập viên của Dow Jones lựa chọn và dựa trên lịch sử thành công lâu dài của công ty và được các nhà đầu tư ưa chuộng.Dow Jones Utility Average…DJUAChỉ số trung bình tiện ích Dow Jone là một trong những nhóm chỉ số Dow Jones theo dõi hoạt động của một nhóm nhỏ các công ty tiện ích nổi bật.NYSE Composite IndexNYAChỉ số tổng hợp NYSE, là chỉ số đo lường hiệu suất của tất cả các cổ phiếu phổ thông được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York , bao gồm Biên lai lưu ký của Mỹ do các công ty nước ngoài, Quỹ đầu tư bất động sản phát hành và cổ phiếu theo dõi. NYSE AMEX IndexChỉ số tổng hợp NYSE Amex là một chỉ số đại diện về vốn hóa thị trường của các chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch NYSE của Mỹ. Bao gồm các công ty vốn hóa nhỏ và cung cấp cho các nhà giao dịch một đại diện để biết phân khúc này của thị trường chứng khoán đang hoạt động như thế nào.Russell 2000 IndexRUTLà chỉ số thị trường chứng khoán vốn hóa nhỏ của 2.000 cổ phiếu nhỏ nhất trong Chỉ số Russell 3000. PHLX Semiconductor IndexSOXHay còn gọi là Chỉ số ngành bán dẫn PHLX là chỉ số chỉ các doanh nghiệp có vốn hóa lớn của 30 công ty bán dẫn (việc sản xuất và bán các sản phẩm bán dẫn như vi mạch, máy tính và thiết bị mạng).

Để có thể nắm rõ hơn về các chỉ số chứng khoán Mỹ, mọi người có thể tham khảo các chỉ số sau đây.

Báng giá chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay

Chỉ sốCuối cùngThay đổiThay đổiDow Jones Industrial Average34,480+13.36+0.04%NASDAQ Composite Index14,069+49.09+0.35%S&P 500 Index4,247+8.26+0.19%Global Dow Realtime USD4,092+3.69+0.09%Dow Jones Utility Average…912.85+4.17+0.46%NYSE Composite Index16,695+43.50+0.26%NYSE American Composite Index3,316-4.99-0.15%Russell 2000 Index2,336+24.40+1.06%PHLX Semiconductor Index3,210+13.85+0.43%Gold Continuous Contract1,880-16.90-0.89%CBOE 30 Year Treasury Bond…21.52-0.01-0.05%CBOE 10 Year Treasury Note…14.62+0.03+0.21%

Cập nhật mới nhất ngày

Bạn đã biết: Cách đầu tư chứng khoán Mỹ tại Việt Nam ⬅ xem tại link này

Top 4 chỉ số chứng khoán Mỹ quan trọng nhất

Chỉ số Dow Jone

Là chỉ số thể hiện và đại diện của 30 cổ phiếu Bluechip được gọi là Dow 30, là một chỉ số thị trường chứng khoán theo dõi 30 công ty blue-chip lớn, thuộc sở hữu công đang giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán New York và NASDAQ.

Chỉ số lần đầu ra mắt vào năm 1989, ban đầu chỉ có 12 công ty và tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, 1 bao gồm đường sắt, bông, khí đốt, đường, thuốc lá và dầu mỏ. Tuy nhiên, dần về sau thì chỉ số này mang tính tổng hợp và đánh giá tổng thể hơn.

Ý nghĩa của chỉ số Dow jone:          

  • Tổng hợp các công ty blue-chip với thu nhập ổn định liên tục => Giúp lựa chọn cổ phiếu đầu tư được tốt hơn từ danh sách này
  • Đại diện cho thị trường cổ phiếu hàng đầu, cổ phiếu dẫn dắt trên sàn NYSE và NASDAQ

Sàn chứng khoán Mỹ – Nyse

Chỉ số S&P 500

Đây là chỉ số đại diện cho 500 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán niêm yết sàn Nyse hoặc NASDAQ. Nói chính xác thì bạn sẽ nhìn nhận rõ top doanh nghiệp hàng đầu củ Mỹ, của thế giới. Qua đó giúp định hình thị trường cổ phiếu tốt hơn.

Đây là chỉ số cơ bản để đánh giá thị trường chứng khoán Mỹ bởi nó phản ánh những đặc điểm rủi ro/lợi nhuận của các công ty hàng đầu hiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm 2 sàn chứng khoán lớn nhất Mỹ.

Chỉ số Nasdaq Composite

Đây là chỉ số đại diện cho hơn 3200 công ty niêm yết tại sàn NASDAQ, chỉ số tổng hợp và đánh giá về thị trường chứng khoán Mỹ. Đặc điểm của chỉ số này nó không chỉ có tổng hợp những cổ phiếu của doanh nghiệp Mỹ mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài được niêm yết trên sàn.

Trong chỉ số này bạn còn có thể tham khảo chỉ số Nasdaq 100, đây là chỉ số đại diện 100 công ty có giá trị thị trường lớn nhất được niêm yết trên sàn. Qua các chỉ số này mọi người có thể tổng hợp được những cổ phiếu có tiềm năng, an toàn nhất hiện nay, qua đó đánh giá tổng quan về thị trường cổ phiếu Mỹ.

 Chỉ số NYSE Composite

Cũng tương tự như chỉ số Nasdaq Composite chỉ khác ở điểm, đây là chỉ số được thống kê và đánh giá trên sàn chứng khoán New York – NYSE, một trong những sàn chứng khoán lớn hàng đầu của Mỹ và thế giới.

Tuy nhiên, sàn Nyse thì có số lượng cổ phiếu niêm yết ít hơn so với sàn Nasdaq. Hiện tại sàn chỉ niêm yết 1.900 doanh nghiệp, trong đó thì hết 1.500 là doanh nghiệp Mỹ còn lại là của nước ngoài.

Chỉ số này là được tổng hợp dựa trên các tiêu chí về lợi nhuận giá và tổng lợi nhuận, trong đó bao gồm cổ tức. Nên giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn được những mã cổ phiếu điển hình, có tiềm năng và an toàn của thị trường.

Có nên mua chỉ số chứng khoán Mỹ không?

Đầu tư vào thị trường chứng khoán bạn không chỉ mua cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ mà hiện nay còn có thể đầu tư chỉ số. Chỉ số chứng khoán nó mang tính tổng hợp hơn so với 1 cổ phiếu nào đó, có thể đại diện cho ngành hoặc 1 nền kinh tế của quốc gia nào đó.

Mua cổ phiếu Mỹ tại Việt Nam trên sàn chứng khoán

Để mua chỉ số chứng khoán Mỹ thì mọi người sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế, mua chỉ số trên các sàn giao dịch và dựa trên sự chênh lệch tăng giảm giá của các chỉ số để kiếm lời. Thì đây cũng là một trong những sản phẩm tài chính đáng để đầu tư, nhưng suy xét nếu bạn là nhà đầu tư ở Việt thì nên cân nhắc:

  • Thị trường chứng khoán Mỹ: Thị trường biến động mạnh, có nhiều sự tác động không riêng gì trong nội bộ Mỹ.
  • Chứng khoán nước ngoài không được hỗ trợ việc đầu tư ở Việt Nam, bạn chỉ được giao dịch qua các sàn chứng khoán phái sinh quốc tế => Rủi ro đầu tư qua các sàn là rất lớn, đặc biệt khi các sàn không được Việt Nam cấp phép hoạt động cũng như quản lý.
  • Đòi hỏi nhà đầu tư nhiều kiến thức, có kinh nghiệm và am hiểu thị trường chứng khoán Mỹ

Vậy nên nếu bạn cần đầu tư chỉ số chứng khoán Mỹ thì hãy xem xét lại việc mua của mình, xem bản thân có đủ năng lực về tài chính, về kiến thức cũng như thời gian để theo dõi thị trường hay không.

Yếu tố nào thay đổi các chỉ số chứng khoán Mỹ

Chỉ số chứng khoán Mỹ là những chỉ số được tổng hợp của thị trường dựa trên các tiêu chí đánh giá của thị trường. Vậy nên những yếu tố nào tác động đến chỉ số chứng khoán thì còn tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá của từng tiêu chí của chí số đó.

Ví dụ: Chỉ số Dow Jone thì được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  •  Giá DJIA = SUM (Giá cổ phiếu thành phần) / ước số Dow

Và chỉ số này đại diện cho 30 doanh nghiệp, vậy nên yếu tố tác động đến chỉ số này gồm toàn bộ 30 doanh nghiệp đó là cốt lõi. Sau đó là thị trường chung sẽ tác động vào.

Nếu đề cập đến yếu tố chung tác động đến các chỉ số chứng khoán Mỹ thì mọi người có thể dựa trên các yếu tố chung sau đây:

  • Giá cổ phiếu
  • Nhu cầu đầu tư cổ phiếu
  • Thị trường chứng khoán chung: Tăng điểm và giảm điểm
  • Sự phát triển của các doanh nghiệp, sự phát triển của nền kinh tế chung
  • Các chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ, của ngân hàng Trung Ương Mỹ
  • Các chương trình về lãi suất, tăng giảm lãi suất
  • Vấn đề lạm phát của nền kinh tế

Về cơ bản thì các chỉ số là đại diện cho một nhóm cổ phiếu, 1 khía cạnh thị trường chứng khoán nên nó không thể nào tách rời khỏi thị trường, phải chịu tác động từ thị trường chung, sau đó đến từ vị trí các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán trên các sàn giao dịch.

Trên đây là giới thiệu cho mọi người các chỉ số chứng khoán Mỹ hiện nay được nhiều người quan tâm, bên cạnh đó còn rất nhiều chỉ số khác. Nếu mọi người đầu tư chứng khoán bằng cách mua chỉ số chứng khoán Mỹ trên thị trường phái sinh thì nên cân nhắc, bởi đây là một trong những sản phẩm tài chính khó nhận định và đo lường nhất.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục thăng hoa, chỉ số Dow Jones tăng hơn 150 điểm

Theo CNBC, chốt phiên giao dịch ngày 15/8, chỉ số Dow Jones tăng 151,39 điểm (tương đương 0,45%) lên 33.912,44 điểm. Trong khi đó, S&P 500 cộng 0,4% lên mức 4.297,14 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite nhích 0,62% lên 13.128,05 điểm.

Lần đầu tiên từ ngày 20/4, chỉ số Dow Jones chốt phiên cao hơn ngưỡng trung bình động 200 ngày – chỉ dấu quan trọng dự báo khả năng tăng điểm trong thời gian tới.

Có 9/11 lĩnh vực thuộc chỉ số S&P 500 leo dốc, trong đó lực đẩy quan trọng là nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và tiện ích. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu năng lượng và nguyên liệu sụt điểm do diễn biến xấu của giá cả hàng hóa toàn cầu.

Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa phiên giao dịch đầu tuần trong sắc đỏ do chịu sức ép của nhóm năng lượng và tài chính, sau đó hồi phục ở cuối phiên.

Dữ liệu kinh tế kém lạc quan từ Trung Quốc khiến thị trường có phần cảnh giác, khi sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 7 chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ, giảm so với mức 3,9% trong tháng 6 và thấp hơn dự báo 4,5% của các chuyên gia kinh tế. Ngay trong ngày 15/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã bất ngờ thông báo hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế.

Đà tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc làm gia tăng áp lực lên kinh tế toàn cầu, vốn chịu tác động từ xung đột Nga – Ukraine, giá nhiên liệu leo thang tại châu Âu, khủng hoảng tài chính tại một số nền kinh tế mới nổi và quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ tại Mỹ.

Phiên tăng điểm của sàn Phố Wall diễn ra bất chấp số liệu gây thất vọng của kinh tế Trung Quốc và quyết định giảm lãi suất nằm ngoài dự báo của PBOC – diễn biến làm dấy lên lo ngại mới về triển vọng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chuyên gia Keith Lerner của Truist nhận định với hãng tin CNBC: “Tôi cho rằng thị trường đã khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy bất an trong suốt thời gian qua. Trên thực tế, diễn biến trên sàn Phố Wall cũng phản ánh rõ ràng sự chuẩn bị tâm lý của giới đầu tư trước những thông tin kém khả quan. Vì vậy, khi đón nhận dữ liệu kém tích cực, thị trường không còn bị ảnh hưởng quá nhiều”.

Chứng khoán Mỹ bắt đầu giai đoạn phục hồi mạnh từ giữa tháng 6. Một số dấu hiệu cho thấy lạm phát tại Mỹ đã qua mức đỉnh làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất từ tháng 9 tới. Điều đó đã kéo giảm lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, tạo động lực tăng điểm cho thị trường chứng khoán.

Trong ngày 15/8, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống ngưỡng 2,79%.

Một số nhà đầu tư nhận định chứng khoán đã giảm điểm quá nhiều trong năm nay, biến nó trở thành một cơ hội đầu tư hiếm có.

Chỉ số S&P 500 vừa có tuần tăng thứ 4 liên tiếp, ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 2021 sau khi dữ liệu kinh tế cho thấy áp lực lạm phát dường như đã hạ nhiệt. Nasdaq Composite và Dow Jones cũng tăng điểm vào tuần trước.

Ryan Detrick – giám đốc chiến lược thị trường tại Carson Group, cho biết, diễn biến lạc quan trên sàn Phố Wall là hoàn toàn bình thường sau khi chứng kiến 4 tuần tăng liên tiếp.

Tâm điểm của nhà đầu tư trong tuần này là doanh số bán lẻ tại Mỹ và báo cáo lợi nhuận của một số doanh nghiệp bán lẻ lớn như Home Depot, Walmart và Target để có đánh giá rõ hơn về tác động của lạm phát tới chỉ số tiêu dùng của người dân.

Hơn 90% công ty thuộc nhóm chỉ số S&P 500 hiện đã công bố báo cáo thu nhập quý II, với khoảng 78% số doanh nghiệp đạt lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng, theo Refinitiv. Tăng trưởng lợi nhuận tính trong quý thứ II của các công ty thuộc S&P 500 đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước và gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư, những người đã chuẩn bị cho một triển vọng ảm đạm hơn đối với cả các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *