Bounty Lừa Đảo: App Đa Cấp Sập Nhanh Sau 10 Ngày

Reviewsantot.com – Bounty có lừa đảo không? Câu trả lời là có. Vậy Bounty app lừa đảo như thế nào và tại sao nhiều người dùng sập bẫy? Hãy tìm hiểu về app này  trong bài viết dưới đây cùng Reviewsantot. 

bounty-lua-dao-app-da-cap-sap-nhanh-sau-10-ngay-reviewsantot

1. Bounty lừa đảo – app sập nhanh chỉ trong vòng 10 ngày

Bounty là gì?

Bounty lừa đảo hay không là câu hỏi được không ít người dùng đặt ra khi đứng trước tình trạng rất nhiều các app kiếm tiền online xuất hiện như hiện nay.

Bounty là một trong những cách “miễn phí” phổ biến nhất để tạo tiền điện tử, tức là bạn chả cần mất gì cũng có thể tạo ra một sàn giao dịch tiền ảo.

Bản chất của Bounty là phát hành mã thông báo miễn phí cho ví của người dùng khi tham gia vào công việc của các dự án ICO. Ví dụ như chia sẻ, like facebook, video trên tiktok, dịch bài viết, tạo bài viết, v.v… Người dùng sẽ có cơ hội nhận được lượng token/coin tương ứng.

Sau khi đăng nhập vào app Bounty, các nhà đầu tư sẽ tham gia vào các nhiệm vụ để kiếm phần thưởng và để có phần thưởng lớn hơn, người chơi phải gửi thêm tiền để nâng cấp gói đầu tư. 

Các cấp độ người dùng của app Bounty

Cụ thể, Bounty chia người dùng thành 10 cấp độ. Ở cấp phổ thông, người tham gia sẽ nhận được 1.000 đồng khi hoàn thành các ‘nhiệm vụ’ và mỗi ngày chỉ được tham gia 10 nhiệm vụ. Muốn nhận được nhiều nhiệm vụ hơn, tiền thưởng cao hơn buộc người dùng phải nạp thêm tiền để nâng cấp lên gói V.I.P. Giá gói V.I.P càng cao, càng nhiều nhiệm vụ, hoa hồng càng cao.

Bounty lừa đảo thông qua các nhiệm vụ

 

Đối diện với việc kiếm tiền vô cùng dễ dàng như vậy, không ít người đã đặt ra thắc mắc: App Bounty có lừa đảo không? Thực tế đã cho thấy, vì tin tưởng nền tảng này mà rất nhiều nhà đầu tư đã mất trắng. Như vậy, việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người đứng sau app Bounty là việc đã xảy ra và hoàn toàn có căn cứ.

Khả năng thu hồi vốn trong việc đầu tư nhanh 

Điều đáng chú ý là các ứng dụng này ban đầu được tung ra với khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh, ‘cam kết lợi nhuận 100%’ và công việc rất dễ dàng.

Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình này ‘biến tướng’ rất nhanh. Từ ‘đảm bảo 100% lợi nhuận’, ứng dụng Bounty trực tuyến kết thúc chỉ sau 10 ngày. Toàn bộ số tiền vốn cũng như tiền thưởng ảo của nhà đầu tư đã bốc hơi chỉ sau một đêm. 

Hoàng Vỹ, một người chơi tại quận 5, TP HCM tham gia Bounty cho biết: ‘Khi app có dấu hiệu rút tiền chậm, trang web thông báo bảo trì, người đầu tư nhỏ hỏi lý do sẽ bị kick khỏi nhóm, đó là thời điểm bắt đầu cho ngày sập’.

Đặc biệt, rất nhiều khách hàng với tâm lý tham gia 5 – 7 ngày sẽ hoàn vốn cũng như có được khoản tiền lời lớn dù không phải làm gì nên không ngần ngại đi vay tiền với lãi suất cao và kết quả cuối cùng là mất trắng còn gánh thêm khoản nợ không nhỏ.

Nạn nhân khác chia sẻ như thế nào về khả năng thu hồi vốn trong việc đầu tư nhanh

Theo chị Hà – một nạn nhân của Bounty chia sẻ: ‘Ban đầu, tôi chỉ bỏ vào app 2,8 triệu để chơi thử. Chỉ sau 2 tuần, tôi mất gần 120 triệu đồng khi app không còn cho người đầu tư rút tiền’

Ngoài nhóm chị Hà còn rất nhiều nạn nhân khác, trong số đó có chị Ngọc – người mất nhiều nhất trong danh sách 160 người chị Hà thu thập được, với số tiền lên tới 154 triệu đồng. ‘Chừng 2 tuần sau, tôi không thể rút được tiền. Kiểm tra thông tin từ các nhóm, tôi mới biết app đã sập. Trừ đi các khoản thu về, tôi mất 154 triệu đồng sau đúng 10 ngày tham gia’ – chị Ngọc kể lại. 

Danh sách nạn nhân của Bounty chị Hà thu thập được

Không chỉ vậy, sau khi app sập, dù rất nhiều người đã đặt ra nghi vấn rằng Bounty lừa đảo nhưng nhóm người đứng sau vẫn cố gắng “hốt cú chót”. Theo thông tin từ nạn nhân, sau khi Bounty bị sập, nhóm lừa đảo yêu cầu người dùng kích hoạt lại tài khoản để hệ thống lấy lại lợi nhuận ban đầu, và điều kiện nhóm đưa ra là cần nạp thêm 3 gói với giá 2,8 triệu đồng. 

Nhiều người dùng tiếp tục bị dụ dỗ nạp thêm tiền cho VIP3 để gỡ vốn

Bên cạnh đó, nhóm Facebook ‘Bounty – Kiếm tiền’ sẽ hiển thị thêm nhiều lời mời tham gia các ứng dụng tương tự. Điểm chung của những bài đăng này là nhấp vào phần ‘App mới’ hoặc ‘gỡ vốn Bounty’ để đánh vào tâm lý muốn gỡ lại của người dùng.

2. Nạn nhân app Bounty chia sẻ “biết app sập nhưng không ngờ sập nhanh quá”

Điều đáng nói ở đây là hầu hết người dùng biết app Bounty sẽ sập, đều nghi ngờ về mức độ uy tín của app khi băn khoăn việc ứng dụng Bounty lừa đảo nhưng cuối cùng vẫn liều lĩnh tham gia với hy vọng kiếm tiền nhanh chóng với những nhiệm vụ rất dễ dàng. 

Theo như T.Hà chia sẻ lại: ‘Dựa trên những thông tin tôi tự tìm hiểu, ít nhất phải đến năm sau app mới sập. Vẫn biết ngày này sẽ diễn ra, nhưng không ngờ nó ‘đi’ nhanh quá’

Dù là một nạn nhân nhưng chị Hà cũng thừa nhận rằng đã đoán được trước sẽ đến lúc Bounty ngừng trả tiền cho các nhà đầu tư, đồng nghĩa với việc biết sẽ có khả năng tiền vốn hay thưởng sẽ mất trắng nhưng vẫn bất chấp tham gia. Tuy nhiên, điều khiến chị Hà ngạc nhiên sau đó chính là là ứng dụng bị sập chỉ sau ít ngày hoạt động và rất nhiều người dùng trong đó có cả chị đã không kịp trở tay và rơi vào tình trạng mất trắng. 

Các nhà đầu tư chia sẻ gì về app Bounty

Ngoài chị Hà, một người chơi khác khi đăng bài để tìm người chơi mới trên một hội nhóm facebook cũng viết bài chiêu mộ với nội dung như sau: 

‘Tôi xin lưu ý rằng tất cả dạng hình thức đầu tư tiền kiếm lợi nhuận không bao giờ là 100% an toàn dù có là đầu tư vàng hay đất đai cho đến chứng khoán thì việc có lời hay lỗ vốn đều phải dùng đầu để tính toán và quyết định kỹ lưỡng trước khi tham gia. 

Mục đích khi tôi giới thiệu là vì chính bản thân tôi đã tham gia và rút được vốn (ít nhất là một nửa) và cảm thấy mức đầu tư là hợp lý thì tôi sẵn sàng giới thiệu vì hai lý do chính: thứ nhất là tôi sẽ được lợi nhuận (rose) từ những người đăng ký khi nhập mã mời của tôi, thứ hai là dù mọi người có đăng ký thì tôi chẳng mất gì mà mọi người lại có cơ hội kiếm tiền. 

Nạn nhân khác

Tôi cũng khẳng định rằng đây là môi trường đa cấp, tuy nhiên việc nội bộ họ sử dụng hình thức Ponzi (lấy tiền người trước trả cho người sau) hay dùng tiền đầu tư, làm dịch vụ hay tài xỉu, chốt lô là do lòng tin và sự lạc quan của mỗi người. Các hình thức đầu tư mà tôi chọn luôn có những mức đầu tư ngắn hạn và thời gian gỡ vốn nhanh mục đích chính cũng vô cùng đơn giản thôi: Nhanh – Đỡ đau tim – Bớt sốt ruột’

Như vậy, ngay từ đầu rất nhiều nạn nhân của ứng dụng Bounty đã lường trước việc app sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nào đó nhưng vẫn chủ quan tham gia với tâm lý ‘ vào nhanh ra nhanh’, bỏ qua cả sự cân nhắc cần có trước khi đầu tư đó là suy xét kỹ lưỡng xem Bounty app có lừa đảo không?

3. Sập bẫy lừa đảo, nguyên nhân do đâu?

Các chiêu trò lừa đảo bằng các app kiếm tiền online như Bounty xuất hiện ngày càng nhiều và cũng rất nhiều người trở thành nạn nhân, mất rất nhiều tiền của.

Vậy nguyên nhân sập bẫy Bounty app lừa đảo là do đâu? 

Nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ chính bản thân người chơi. Các nhóm lừa đảo đánh vào trước nhất là lòng tham của mỗi người, đặc biệt là mong muốn ‘việc nhẹ lương cao’ khi các nhiệm vụ đưa ra đều vô cùng đơn giản, không cần bỏ quá nhiều công sức để thực hiện mà vẫn thu về tiền thưởng. Đây chính là điểm hấp dẫn nhất mà Bounty có được, khiến người chơi dễ dàng bị choáng ngợp trước mức lãi suất mà người quảng cáo đã đưa ra.

Lòng tham chính là nguyên nhân trước nhất khiến nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo

 

Bên cạnh đó còn là tâm thế chủ quan khi chính những người dùng chia sẻ họ gần như đều đã lường trước được việc app sẽ sập trong khoảng thời gian tới nhưng vẫn liều lĩnh tham gia để rồi trở thành nạn nhân bị lừa đảo. Chuyên gia kinh tế đến từ Học viện Tài chính đã chia sẻ về vấn đề này đó là tâm lý “vào sớm, thoát sớm”. Đây là lý do khiến nhiều người sa vào hình thức gọi vốn, kinh doanh đa cấp của app Bounty lừa đảo này.

Họ cho rằng các ứng dụng này phải có một tuổi thọ nhất định đủ để thu hồi vốn và lợi nhuận của họ, chính vì thế dù biết là một hình thức kinh doanh không hợp pháp, nhiều người chơi vẫn sẵn sàng đổ tiền vào các ứng dụng trong đó có Bounty.

4. Kết luận

Tựu chung lại, Bounty lừa đảo là một điều chắc chắn, tuy nhiên ngoài Bounty app thì trên thị trường còn rất nhiều những ứng dụng có khả năng lừa đảo tương tự. Vì vậy, cân nhắc thật cẩn thận trước khi rót tiền vào bất kỳ một ứng dụng hay một website nào là lời cảnh tỉnh cho tất cả các nhà đầu tư.

Quý độc giả có thể theo dõi các bài viết với các đánh giá khách quan về các sàn môi giới ngoại hối mà Reviewsantot đăng tải để thu thập thêm lượng thông tin cần thiết, bổ sung cho quá trình cân nhắc đầu tư của mình.

 

Theo dõi reviewsantot để nhận được cảnh báo từ các sàn lừa đảo nhanh nhất