Bollinger Bands Là Gì?

Giới thiệu

Trader thiên về phân tích kỹ thuật cần phải am hiểu về hành động giá và sự biến động của thị trường chứng khoán quốc tế lẫn trong nước. Điều đó có nghĩa là bạn cần hiểu biết cả xu hướng (tức là hướng đi) của một cổ phiếu và khối lượng giao dịch (tức là sự biến động). Vẽ biểu đồ thể hiện chuyển động giá và so sánh với các chỉ báo kỹ thuật như trung bình động và Bollinger bands là cách làm thông thường để hiểu được những điều này.

Bài viết này sẽ định nghĩa Bollinger bands, cách tạo Bollinger bands trên biểu đồ chứng khoán, các thuật ngữ kỹ thuật cần biết để hiểu rõ hơn về Bollinger bands, cách sử dụng Bollinger bands trong giao dịch và những hạn chế của Bollinger bands.

Bollinger bands là gì?

Bollinger bands là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp trader hiểu rõ về hành động giá của một chứng khoán bằng cách hiển thị mức độ biến động thông qua sự mở rộng hoặc thu hẹp của các dải trong một khoảng thời gian. Bollinger bands gồm nhiều đường được vẽ với độ lệch chuẩn nhất định ở trên và dưới đường trung bình động giản đơn (SMA). Bollinger Band được sáng tạo bởi nhà giao dịch kỹ thuật nổi tiếng John Bollinger.

Khi các dải mở rộng (phân kỳ), độ biến động cao hơn, hay nói cách khác giá cổ phiếu sẽ chuyển động mạnh hơn theo hướng của xu hướng. Khi các dải co lại (thắt lại), độ biến động thấp hơn – đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu di chuyển trong phạm vi hẹp hơn. Trader có thể kiếm lời trong cả hai trường hợp kể trên.

Cách tạo Bollinger band

Để tạo một Bollinger band trên biểu đồ, sử dụng đường trung bình động hàm mũ để tạo một đường trung tâm. Đường trung bình động phổ biến nhất là trung bình động 20 ngày.

Sau đó, tạo các kênh giá (hoặc dải) bằng cách tính toán một độ lệch chuẩn ở trên và một độ lệch chuẩn ở dưới đường trung tâm. Các dải trên và dưới trở thành mục tiêu giá của bạn. Nếu giá liên tục chạm vào dải trên, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đang bị quá mua và có thể sắp thoái lui. Ngược lại, giá liên tục chạm vào dải dưới có thể là dấu hiệu quá bán và có thể xu hướng tăng đang sẵn sàng hình thành.

Hầu hết các chương trình phần mềm giao dịch có thể tự động tạo Bollinger bands. Dù đường trung bình động 20 ngày và hai độ lệch chuẩn được cài đặt mặc định, có thể điều chỉnh số kỳ và độ lệch chuẩn theo nhu cầu của trader.

Bollinger Bands Là Gì?

>> Có thể bạn quan tâm:Top sàn Forex uy tín nhất năm 2021

Các thuật ngữ liên quan giúp giải thích chức năng của Bollinger bands

Để giúp hiểu rõ hơn về chức năng của Bollinger bands, cần hiểu một số thuật ngữ sau:

Đường xu hướng – đường xu hướng của một chứng khoán cho biết hướng đi của giá. Trader không muốn đi ngược xu hướng vì họ đều muốn giao dịch có lời và thực tế là không có cổ phiếu nào luôn di chuyển theo một hướng. Khi biểu đồ cho thấy giá chạm đến mức đỉnh cao hơn hoặc đáy cao hơn, xu hướng hiện tại là tăng giá. Ngược lại, khi biểu đồ cho thấy một cổ phiếu chạm đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, đó là một xu hướng tiêu cực, tức là giá đang đi xuống.

Mức trung bình động được tính bằng cách lấy giá trị trung bình của các điểm dữ liệu trong một khoảng thời gian. Trên biểu đồ chứng khoán, đường trung bình động là một đường trơn, được vẽ dựa trên sự thay đổi giá hàng ngày nhằm giup trader hiểu rõ hơn về đường xu hướng. Sở dĩ được gọi là trung bình động vì mỗi khi dữ liệu mới được thêm vào, dữ liệu cũ sẽ bị bỏ lại và mức trung bình “chuyển động”. Khi xem xét các chỉ báo kỹ thuật, có hai thuật ngữ khác cần nắm được:

Đường trung bình động giản đơn (SMA) – Để tính đường trung bình động giản đơn, hãy lấy giá trị trung bình của một tập giá trị. Trong trường hợp biểu đồ chứng khoán, đường này chính là mức giá trong một khoảng thời gian. Để tính mức trung bình động giản đơn, cộng các mức giá bạn đang có và chia chúng cho số lượng các dữ liệu trong tập hợp. Vì vậy, để tính SMA 10 ngày, bạn sẽ cộng giá đóng cửa của một cổ phiếu trong 10 ngày giao dịch gần nhất và chia cho 10. Đối với đường trung bình động tiêu chuẩn, tất cả các giá trị đều có trọng số như nhau. Hầu hết các dải Bollinger đều mặc định sử dụng SMA 20 ngày. Một số trader sẽ chọn khoảng thời gian ngắn hoặc dài hơn.

Đường trung bình động hàm mũ (EMA) – đây là đường trung bình có trọng số và trọng số lớn hơn được dành cho những điểm dữ liệu gần hơn. Do đó, nó nhạy cảm hơn về giá so với đường trung bình động giản đơn – vốn được một số trader ưa chuộng hơn. Đường trung bình động hàm mũ là một biến số chính đối với một số chỉ số bên dưới. Phép tính cho EMA không phải là phép toán trung học cơ sở. Nhưng tin tốt là nếu bạn nghiêm túc theo đuổi trường phái giao dịch kỹ thuật, bạn sẽ thấy hầu hết các gói vẽ biểu đồ sẽ thực hiện việc tính toán cho bạn.

Ngưỡng hỗ trợ là mức hỗ trợ tối đa cho người mua. Tại đó, số lượng người mua nhiều hơn số lượng người bán. Trên biểu đồ chứng khoán, đây là đỉnh ngay trước khi giá cổ phiếu giảm xuống. Sẽ có nhiều ngưỡng hỗ trợ trên một biểu đồ.

Ngưỡng kháng cự là mức kháng cự tối đa của người bán. Tại đó, số lượng người bán nhiều hơn số lượng người mua. Trên biểu đồ chứng khoán, đây là đáy ngay trước khi giá cổ phiếu tăng lên. Sẽ có nhiều ngưỡng kháng cự trên một biểu đồ. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự giúp trader xác định vị trí vào lệnh (mua) hoặc thoát lệnh (bán).

Độ lệch chuẩn – đây là thống kê đo lường sự biến động của một khoản đầu tư trong quá khứ. Độ lệch chuẩn lớn có nghĩa là có một sự khác biệt lớn giữa giá và giá trị trung bình, khi đó phạm vi giá rộng hơn. Khi tính độ lệch chuẩn, cần gán cho mỗi điểm dữ liệu một giá trị (x, x1, v.v.), giá trị trung bình (M) và số điểm dữ liệu (n). Hầu hết các chương trình giao dịch sẽ tự động tính độ lệch chuẩn.

Cách nhận biết tín hiệu giao dịch bằng Bollinger bands

Do Bollinger bands đo lường sự biến động nên các dải này có thể giúp xác nhận cả hướng chuyển động của một cổ phiếu và sức mạnh xu hướng liên quan đến hành động giá đó. Trong phân tích kỹ thuật, chúng cung cấp một số tín hiệu giúp trader ra quyết định mua hay bán. Hai khái niệm chính mà trader tìm kiếm khi sử dụng Bollinger là “Band Squeeze” (co lại) và “The Breakout” (phá ngưỡng).

Band Squeeze là khi các dải Bollinger di chuyển gần nhau hơn, đại diện thời điểm ít biến động. Biến động thấp có thể là dấu hiệu cho thấy một chứng khoán đã sẵn sàng bước vào thời kỳ biến động cao hơn để có mức giá cao hoặc thấp hơn.

The Breakout là khi giá di chuyển trên dải trên hoặc dưới dải dưới. Bản thân nó không phải là một tín hiệu giao dịch, nhưng có thể là một dấu hiệu cho thấy chứng khoán đang bước vào thời kỳ biến động cao hơn vì nó đang cố gắng thoát ra khỏi một phạm vi giá hẹp. Tuy nhiên, bằng chứng breakout không phải là một chỉ báo độc lập về hành động giá trong tương lai. Điều này sẽ được bàn đến trong phần giới hạn của dải Bollinger.

Trước khi vào lệnh mua, các nhà đầu tư sẽ xem xét biểu đồ hình nến cơ bản để biết thời điểm cổ phiếu đóng cửa trên mức đóng cửa của ngày hôm trước (nến màu xanh lá cây đặc mà thân nến, không chỉ bấc, ở trên mức đóng cửa của ngày hôm trước) và biết khi nào giá đóng cửa cao hơn mức đỉnh gần nhất.

Trước khi vào lệnh bán, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm dấu hiệu về thời điểm cổ phiếu đóng cửa dưới mức đóng cửa của ngày hôm trước (nến màu đỏ đặc mà thân nến, không chỉ bấc, nằm dưới mức đóng cửa của ngày hôm trước) và cho biết khi nào nó đóng cửa ở mức thấp dưới mức đáy gần nhất.

Bollinger Bands Là Gì?

Hạn chế của Bollinger bands

Bollinger bands là một trong nhiều chỉ báo kỹ thuật được trader sử dụng. Chúng có thể hiệu quả với các tân trader – những người tìm kiếm các tín hiệu để tham gia và thoát khỏi giao dịch. Tuy nhiên, giống như nhiều chỉ báo kỹ thuật, chúng có một số hạn chế. Dưới đây là một vài hạn chế phổ biến nhất:

Bollinger bands có tính chất phản ứng, không mang tính dự đoán – Bollinger bands thể hiện biến động về giá. Chúng rất chuẩn xác trong việc xác định các điều kiện quá mua/quá bán, tuy nhiên không cho biết liệu áp lực mua hay áp lực bán (tức là động lượng) sẽ tiếp tục. Trong một số trường hợp, động lượng của hành động giá vẫn sẽ kéo dài sau khi phá vỡ dải trên hoặc dải dưới. Các dải Bollinger cũng không cho biết chắc chắn khi nào một mô hình phá ngưỡng (breakout) sẽ bắt đầu.

Bollinger bands hoạt động tốt nhất khi thị trường đang di chuyển trong một phạm vi hẹp, có thể dự đoán được – Bollinger bands có thể được coi là sàn và trần, và giá cổ phiếu tăng giảm giữa hai dải này. Khi thị trường thay đổi nhanh chóng hoặc tâm lý nhà đầu tư thay đổi nhanh chóng, các dải Bollinger trở nên kém chính xác hơn. Tương tự, Bollinger band có thể phản ứng chậm và do đó kém tin cậy hơn khi thị trường hoặc một chứng khoán cụ thể bị ảnh hưởng bởi tin tức bất lợi.

Bollinger band có thể khó sử dụng đối với trader “tân binh” – Hầu hết các hướng dẫn về Bollinger band đều hiển thị hành động giá đã xảy ra. Do đó, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy thời điểm thích hợp để thực hiện giao dịch. Nhưng khi theo dõi Bollinger band trong thời gian thực, có thể sẽ khó xác định hơn nhiều qua biểu đồ.

>>  Đánh giá sàn forex uy tín cho Trader Việt Nam 

Bollinger bands có thể tạo ra các tín hiệu mua hoặc bán giả – Khi độ biến động thấp và các dải co lại, có nhiều khả năng giá sẽ nảy giữa hai dải trên và dưới. Tuy nhiên, đây không phải lúc nào cũng được coi là một chỉ báo đáng tin cậy, đặc biệt là đối với giao dịch trong ngày.

Cài đặt mặc định có thể không phù hợp với mọi phong cách giao dịch – Mặc định điển hình trên phần mềm giao dịch sẽ là: dải Bollinger với đường trung bình động 20 ngày và hai độ lệch chuẩn (một ở trên và một ở dưới mức trung bình động). Tuy nhiên, những cài đặt này không phù hợp với mọi phong cách giao dịch. Ví dụ: các trader chủ động như trader trong ngày có thể yêu cầu đường trung bình động ngắn hơn hoặc độ lệch chuẩn ít hơn. Các nhà giao dịch dài hạn có thể muốn một đường trung bình động dài hơn hoặc độ lệch chuẩn nhiều hơn.

Bollinger bands không cung cấp thông tin đầu vào theo thời gian thực – Bởi vì dải Bollinger được tính toán dựa trên đường trung bình động tiêu chuẩn (SMA) nên luôn có độ trễ. Đây là điều mà các nhà giao dịch cần lưu ý.

Bollinger band cho biết giá đang ở đâu tại một thời điểm và không thể được sử dụng để dự đoán xu hướng lịch sử – Trader biết rằng giá của chứng khoán sẽ có xu hướng lặp lại theo thời gian, nhưng Bollinger bands chỉ hiển thị mức độ biến động tại một thời điểm nhất định.

Kết luận về Bollinger bands

Bollinger band là một công cụ phân tích kỹ thuật, cùng với đường trung bình động giản đơn (SMA), đo lường sự biến động của thị trường đối với một chứng khoán cụ thể. Bollinger band được biểu thị bằng hai đường, một ở trên và một dưới đường trung bình động tiêu chuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, Bollinger band mặc định sẽ hiển thị độ lệch chuẩn ở trên và một độ lệch chuẩn bên dưới đường trung bình động 20 ngày. Bollinger band là chỉ số được John Bollinger, một nhà giao dịch kỹ thuật nổi tiếng, phát triển.

Band Squeeze và The Breakout là hai khái niệm giúp trader ra quyết định dựa trên Bollinger bands. Band Squeeze xác định các khoảng thời gian mà độ rộng dải co lại – một dấu hiệu cho thấy biến động thấp và chứng khoán có thể đang bước vào thời kỳ biến động cao. Breakout là điểm mà giá của chứng khoán phá vỡ dải trên hoặc dải dưới. Đây có thể là một tín hiệu khác cho thấy một cổ phiếu đang cố gắng thoát ra khỏi một phạm vi giá hẹp.

Dù Bollinger band có thể là một công cụ hữu ích mang lại cho nhà đầu tư khả năng thành công cao hơn, nhưng chúng không được coi là một chỉ báo độc lập. Chúng vốn là một công cụ phản ứng hơn là một công cụ dự đoán. Biến động càng lớn thì độ tin cậy của Bollinger bands sẽ càng kém.

Trên đây là bài viết tổng hợp các kiến thức về Bollinger Bands của reviewsantot. Mong rằng bạn đọc và các nhà đầu tư sẽ có thể sử dụng công cụ này hợp lý để đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công.

 

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *