Trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á ngày 7/7, những thông tin kinh tế nổi bật từ Australia, Trung Quốc và Mỹ đã hỗ trợ đẩy giá chạm đỉnh mới cao nhất trong ngày.
Phe mua AUD/USD đã bất ngờ trỗi dậy, đẩy giá cặp tiền lên mức cao nhất trong ngày gần mốc 0,6790.
Động lực thúc đẩy AUD/USD tăng giá là số liệu lạc quan của nền kinh tế Australia, khi cán cân Thương mại, mức Xuất khẩu và Nhập khẩu của nước này đã ghi nhận cải thiện trong tháng 5. Khả năng nền kinh tế Mỹ sắp rơi vào suy thoái ngày càng lớn cùng với những chính sách của Trung Quốc nhằm thoát khỏi “bóng đen COVID-19” góp phần không nhỏ khiến AUD/USD hút phe mua trong phiên này.
Tuy vậy, phe mua vẫn giữ tâm thế dè chừng nhất định trong bối cảnh nguy cơ suy thoái và tâm lý chờ đợi các dữ liệu/sự kiện quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong tháng 5/2022, cán cân thương mại của Australia đã tăng lên 15,965 tỷ AUD, cao hơn 5.240 tỷ AUD so với dự kiến trước đó (10,725 tỷ AUD). Cán cân thương mại của nước này kỳ trước là 10,495 tỷ AUD. Mức Xuất khẩu tăng 9,5% trong khi mức ghi nhận kỳ trước là 5,0% và mức Nhập khẩu tăng 5,8% trong khi mức ghi nhận kỳ trước là -0,8%.
Các tin tức từ Trung Quốc đã hỗ trợ đà phục hồi của AUD/USD. Mặc dù bóng đen của những đợt phong tỏa chống dịch COVID-19 vẫn bao trùm lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới song Trung Quốc đang phát đi những thông điệp khác nhau về cách tốt nhất để thoát khỏi đại dịch. Kết quả khảo sát cho thấy những tín hiệu phục hồi mới nhất của nền kinh tế Trung Quốc khi nước này dần dần mở cửa hoạt động kinh doanh trở lại sau nhiều tháng phong tỏa chống dịch trên diện rộng.
Dữ liệu kinh tế yếu kém từ Mỹ trước đó cũng có tác động trong việc gây sức ép lên phe bán AUD/USD. Cụ thể, Chỉ số phi sản xuất PMI (quản lý sức mua) của Mỹ cho tháng 6 đã giảm xuống còn 55,3 so với mức 55,9 trong tháng 5. Tuy nhiên, kết quả này vẫn cao hơn mức kỳ vọng 54,5. Đáng chú ý, số lượng việc làm tại Mỹ vào tháng 5 đã giảm xuống còn 11,25 triệu so với mức dự kiến 11,00 triệu và kết quả 11,68 triệu trong kỳ trước (theo thống kê JOLTS).
Mặc dù vậy, những lo ngại về nguy cơ phong tỏa tại Trung Quốc sau đợt xét nghiệm hàng loạt gần đây, cùng với cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo một phần áp lực đè nặng lên tỷ giá AUD/USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm xuống còn 2,96%, cao hơn so với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, từ đó khắc họa nỗi lo suy thoái toàn cầu.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã nhấn mạnh triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã “yếu đi đáng kể” từ tháng Tư, bà không loại trừ khả năng xảy ra một đợt suy thoái kinh tế trên toàn cầu vào năm tới trước những nguy cơ ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ hồi giữa tháng 6 của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) trực thuộc FED đã kìm chân phe mua AUD/USD. FED nhấn mạnh rằng cơ quan này quyết tâm kéo lạm phát xuống và có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đó.
“Chúng tôi thấu hiểu những khó khăn mà lạm phát gây ra cho đời sống của người dân và cam kết mạnh mẽ đưa lạm phát giảm xuống, chúng tôi đang hành động nhanh chóng để làm điều đó. Chúng tôi có đủ công cụ cần thiết và quyết tâm cần thiết để lập lại sự ổn định giá cả cho các gia đình và doanh nghiệp Mỹ.” – Chủ tịch FED Jerome Powell nhấn mạnh.
Do đó, nhiều khả năng các trader AUD/USD sẽ chú ý đến những yếu tố thúc đẩy rủi ro để tìm động lực mới.
Phân tích kỹ thuật Đường xu hướng dốc xuống từ tháng 1 ở khoảng 0,6750 sẽ cản lực bán AUD/USD ngắn hạn trước khi giá hướng về mức đáy cuối năm 2019 gần ngưỡng 0,6670. Tuy nhiên, đà phục hồi vẫn rất khó lường trừ khi giá vượt qua đường hỗ trợ cũ trước đó từ tháng 5 gần mốc 0,6865.