6 cách đầu tư chứng khoán quốc tế

Ngày nay, vị trí địa lý không còn là rào cản đối với những cơ hội đầu tư. Nếu bạn bị thu hút bởi các nền kinh tế mới nổi và sự phát triển bùng nổ ở các thị trường trên thế giới, có lẽ bạn sẽ muốn đầu tư vào những thị trường này.
Đối với nhiều nhà đầu tư, chứng khoán quốc tế là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách phân tán rủi ro, đồng thời tận dụng tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế nước ngoài. Nhiều cố vấn tài chính coi chứng khoán quốc tế là sự bổ sung lành mạnh cho danh mục đầu tư. Họ khuyến nghị những nhà đầu tư cần trọng nên phân bổ từ 5% đến 10% nguồn vốn cho chứng khoán quốc tế và còn đối với những nhà đầu tư mạo hiểm có thể nâng lên 25%.
NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT
  • Nhà đầu tư có thể tiếp cận chứng khoán quốc tế thông qua ADR, GDR, đầu tư trực tiếp, quỹ tương hỗ, ETF và MNC.
  • Đầu tư chứng khoán quốc tế giúp nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro trong danh mục đầu tư, đồng thời tận dụng tiềm năng tăng trưởng của những nền kinh tế nước ngoài.
  • Những nhà cố vấn tài chính khuyến nghị tỷ lệ mua chứng khoán quốc tế từ 5% đến 10% đối với các nhà đầu tư thận trọng và 25% đối với các nhà đầu tư mạo hiểm hơn.
Rủi ro khi đầu tư quốc tế
Tuy nhiên đầu tư quốc tế vẫn có những mặt trái. Về mặt biến động, nhìn chung các thị trường mới nổi sẽ rủi ro hơn. Những thị trường này sẽ trải qua những thay đổi mạnh mẽ về giá trị thị trường và trong một số trường hợp thì rủi ro chính trị có thể bất ngờ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng thị trường quốc tế sẽ không được kiểm soát chặt chẽ như thị trường Mỹ, dẫn đến tăng nguy cơ thao túng thị trường hoặc gian lận.
Hiện nay, những nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận tin tức quốc tế trong suốt 24 giờ nhưng cũng có nguy cơ thiếu thông tin từ một thị trường thường cách xa hàng nghìn dặm. Điều này làm hạn chế khả năng diễn giải và hiểu về các sự kiện kinh tế của nhà đầu tư.
Cuối cùng là rủi ro tiền tệ bắt nguồn từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái so với đồng nội tệ của nhà đầu tư. Tất nhiên, tiền tệ di chuyển theo cả hai chiều và cũng có thể mang đến lợi ích cho nhà đầu tư.
Nếu bạn đã hiểu được về cơ hội và rủi ro khi đầu tư quốc tế, sau đây là sáu cách để tiếp cận những nền kinh tế tăng trưởng bên ngoài nước Mỹ.
  1. Chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR)
Chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) là một cách thuận tiện để mua chứng khoán quốc tế. Các công ty nước ngoài sử dụng ADR nhằm thiết lập sự hiện diện trên thị trường Mỹ và trong một số trường hợp để huy động vốn. Một ví dụ là gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba (BABA) đã huy động được 25 tỷ USD vào năm 2014 (sau đó là đợt phát hành lần đầu ra công chúng lớn nhất) và niêm yết ADR trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
ADR có thể là ADR được tài trợ hoặc ADR chưa được kiểm duyệt. Chúng được chia thành ba cấp độ.
  • ADR cấp 1 được sử dụng để thiết lập sự hiện diện thương mại ở Mỹ nhưng không thể dùng để huy động vốn. Bởi vì chứng chỉ này không bị kiểm duyệt nên chỉ có thể giao dịch mua bán qua quầy (OTC).
  • ADR cấp 2 được sử dụng để thiết lập sự hiện diện giao dịch trên sàn giao dịch quốc gia như NYSE nhưng không thể dùng để huy động vốn.
  • ADR cấp 3 được niêm yết trên các sàn giao dịch quốc gia và có thể huy động vốn.
Mỗi ADR mà một công ty nước ngoài phát hành đại diện cho một cổ phiếu cơ sở hoặc số lượng cổ phiếu cơ sở. Ví dụ: một ADR của Công ty Vodafone Group (VOD) đại diện cho 10 cổ phiếu cơ bản, trong khi ADR của Sony Corp (SNE) đại diện cho cổ phiếu cơ sở theo tỷ lệ 1:1.
Các ADR được niêm yết, giao dịch và thanh toán giống như cổ phiếu của các công ty nội địa của Mỹ. Chứng chỉ này giúp đa số các nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán quốc tế được thuận tiện hơn.
  1. Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR)
Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR) là một loại chứng chỉ lưu ký khác. Một ngân hàng lưu ký phát hành cổ phiếu của các công ty nước ngoài trên thị trường quốc tế, thường là ở Châu Âu và bán chúng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ. Nhiều GDR được định bằng USD, có loại bằng đồng Euro hoặc bảng Anh. Những chứng chỉ này thường được giao dịch, thanh toán và bù trừ giống như cổ phiếu trong nước.
GDR được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán London, Sở giao dịch chứng khoán Luxembourg, cũng như trên các sàn giao dịch ở Singapore, Frankfurt và Dubai. GDR thường được đặt hàng bởi các nhà tổ chức đầu tư trong các đợt chào bán riêng lẻ trước khi giao dịch công khai.
  1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có hai cách để nhà đầu tư mua trực tiếp chứng khoán quốc tế. Một là bạn có thể mở một tài khoản toàn cầu tại một sàn môi giới nội địa như Fidelity, E * TRADE, Charles Schwab và Interactive Brokers. Hai là mở tài khoản tại một sàn môi giới địa phương của quốc gia mục tiêu. Ví dụ: sàn giao dịch MONEX BOOM có trụ sở tại Hồng Kông sẽ cho phép các nhà đầu tư giao dịch chứng khoán Hồng Kông và thêm 11 thị trường khác.
Hình thức đầu tư trực tiếp không phù hợp với các nhà đầu tư thông thường. Bạn sẽ phải xem xét nhiều chi phí bổ sung, thuế, nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, nhu cầu nghiên cứu, chuyển đổi tiền tệ và các yếu tố khác. Nhìn chung chỉ những nhà đầu tư chủ động và nghiêm túc mới nên tham gia đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nhà đầu tư cũng cần cảnh giác với những sàn môi giới lừa đảo không đăng ký với các cơ quan quản lý trên thị trường ví dụ như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC)
  1. Quỹ tương hỗ quốc tế
Những nhà đầu tư muốn khám phá thị trường toàn cầu nhưng không muốn gặp nhiều rủi ro thì có thể mua một quỹ tương hỗ tập trung vào chứng khoán quốc tế. Giao dịch đơn giản là một trong những lợi thế của quỹ tương hỗ.
Các quỹ tương hỗ quốc tế phân làm nhiều loại từ chủ động đến bảo thủ, phân loại theo khu vực hoặc quốc gia cụ thể. Các quỹ được quản lý tích cực hoặc thụ động chuyên theo dõi chỉ số chứng khoán ở nước ngoài. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận với các khoản phí: Các quỹ tương hỗ quốc tế có thể có chi phí và lệ phí cao hơn so với các quỹ trong nước.
  1. Quỹ hoán đổi danh mục (ETF)
Một quỹ giao dịch Forex quốc tế cung cấp cho các nhà đầu tư một cách thuận tiện để tiếp cận thị trường nước ngoài. Chọn đúng quỹ hoán đổi danh mục (ETF) sẽ dễ dàng hơn so với việc tự xây dựng danh mục cổ phiếu.
Một số quỹ ETF cung cấp khả năng tiếp cận nhiều thị trường trong khi những quỹ khác tập trung vào một quốc gia. Các quỹ này bao gồm một số danh mục đầu tư như vốn hóa thị trường, khu vực địa lý, phong cách đầu tư và lĩnh vực.
Những nhà cung cấp ETF nổi tiếng bao gồm: iShares của BlackRock, State Street Global Advisors, Vanguard, FlexShares, Charles Schwab, Direxion, First Trust, Guggenheim Investments, Invesco, WisdomTree và VanEck. Trước khi mua một quỹ ETF quốc tế, nhà đầu tư nên xem xét chi phí và lệ phí, tính thanh khoản, khối lượng giao dịch, các vấn đề về thuế và tỷ lệ nắm giữ danh mục đầu tư.
  1. Các tập đoàn đa quốc gia (MNC)
Những nhà đầu tư không quen với việc mua trực tiếp chứng khoán quốc tế, thậm chí là dè chừng với ADR, tương hỗ thì có thể tìm kiếm các công ty trong nước. Những công ty này cũng thu được một phần đáng kể doanh thu từ nước ngoài.
Các tập đoàn đa quốc gia (MNC) là lựa chọn phù hợp nhất. Khi bạn mua chứng khoán của Công ty Coca-Cola (KO) hoặc McDonald’s (MCD), cả hai công ty này đều tạo ra phần lớn doanh thu từ việc kinh doanh toàn cầu. Đây là một cách tiếp cận không chính thống, không mang lại sự đa dạng hóa quốc tế mặc dù là nhà đầu tư vẫn tiếp cận môi trường quốc tế.
Kết luận
Những điều kiện chính trị và kinh tế ở quốc gia mục tiêu là yếu tố chính gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn nên bạn cần phải hiểu biết về vấn đề này. Các nhà đầu tư nên tập trung vào mục tiêu đầu tư, chi phí và lợi nhuận trong tương lai, cân bằng các yếu tố đó với khả năng chấp nhận rủi ro.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *