USD/JPY trở lại vùng 145

CPI Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến đã lập tức ảnh hưởng tới các thị trường chứng khoán, kênh hàng hóa và chỉ số. Đó là thông tin tiêu cực đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, ngay lập tức các chỉ số chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, đây cũng là thông tin có lợi cho đồng USD, lợi suất trái phiếu, nhưng gây bất lợi cho kênh hàng hóa và chỉ số.

Giá tiêu dùng tháng 8/2022 của Mỹ bất ngờ tăng

Bộ Lao động Mỹ ngày 13/9 công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 của nước này đã tăng nhanh hơn dự kiến, củng cố đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào tuần tới.
Cụ thể, CPI tháng 8/2022 đã tăng 0,1% so với tháng 7/2022, trái ngược với dự đoán giảm 0,1% của các nhà phân tích đưa ra. Tuy nhiên, so với tháng 8/2021, chỉ số này chỉ tăng 8,3%. Trong khi đó CPI tháng 7/2022 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không tính các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, CPI lõi tăng lên 6,3% so với mức 5,9% trong tháng 7/2022, gia tăng sức ép lên Fed trong việc tiếp tục tăng lãi suất.
Mặc dù giá xăng giảm mạnh đã góp phần “hạ nhiệt” lạm phát, song chi phí lương thực, nhà ở và ô tô tiếp tục tăng.
Theo số liệu của Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA), giá xăng đã rời khỏi mức cao trên 5 USD/gallon (3,78 lít) trong tháng 6/2022. Giá mặt hàng này được giao dịch ở mức 3,707 USD/gallon hôm 13/9.
Tuần trước, các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát, hiện đang ở mức cao trong 40 năm và trên mức mục tiêu 2% của Fed, giảm xuống.
Thị trường tiền tệ hiện nhận thấy có tới 79% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, còn 21% khả năng cho rằng mức tăng lãi suất có thể lên tới 100 điểm cơ bản trong cuộc họp hai ngày 20-21/9 tới./.

USD/JPY trở lại vùng 145

Ngay sau biến động của CPI Mỹ, đồng USD đã tăng trên diện rộng. các cặp tiền có liên quan đến đồng USD đã hình thành mẫu hình nến, nhấn chìm trên khung thời gian ngày. Hầu hết các cặp G10 đều đã tăng ​​phạm vi biến động hàng ngày trên 200% so với mức trung bình.
Chênh lệch lợi suất trái phiếu đã đẩy USD/JPY lên vùng 145 trở lại, và đây là một động thái có thể khiến BOJ cân nhắc lại về chính sách nới lỏng của mình. Gần đây, BOJ, Bộ trưởng Tài chính và chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực phối hợp để làm giảm giá trị đồng yên nhưng chỉ thành công được đôi chút. Và một phần nguyên nhân có thể là do đồng USD suy yếu hơn vào thời điểm đó.
Và với kỳ vọng rằng lãi suất của Fed sẽ trở nên cao hơn và chênh lệch lợi suất ngày càng gia tăng theo hướng có lợi cho đồng USD, các nỗ lực trước đó của BOJ có thể sẽ bị xóa sạch. Vì vậy, có lẽ BOJ sẽ buộc phải bảo vệ thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản để làm suy yếu đồng yên một lần nữa, bởi vì theo những diễn biến gần đây, việc đạp giá đồng yên mà không có sự can thiệp thực sự thì cũng chẳng khác nào muối bỏ bể.

USD/JPY: biểu đồ 1 giờ

USD/JPY có thể đang trên đà tăng bứt phá lên mức cao nhất kể từ năm 1998. Chênh lệch lợi suất trái phiếu Mỹ-Nhật vẫn đang nới rộng, từ đó ủng hộ cho đà tăng nhưng chỉ có một tín hiệu cảnh báo duy nhất là chưa ai biết liệu Thống đốc BOJ Kuroda có cố gắng hạ giá đồng tiền này hay không. Vì 145 là một con số tròn, dễ thu hút và còn là mức đỉnh đảo chiều trước đó nên USD/JPY có thể xuất hiện một nhịp thoái lui ban đầu trước khi tăng đột phá như dự đoán. Nhưng thị trường hiện đang ở giai đoạn giữa của đà tăng, tức là các bên tham gia chỉ cần nhắm đến các con số tròn là đủ, kể cả giới trader và BOJ hoặc các quan chức chính phủ Nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *