Tuần này sẽ là một tuần giao dịch đầy sôi động nữa với tâm điểm đáng chú ý là cả RBA, BOE và Fed đều sẽ tung ra tuyên bố chính sách tiền tệ.
Và nếu bấy nhiêu chưa tạo đủ sóng giá đối với các trader mẫn cán thì thêm vào đó còn có các số liệu NFP của Mỹ cũng sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu.
Vậy bạn đã sẵn sàng lập kế hoạch giao dịch trong vài ngày tới chưa? Đừng quên xem lại những yếu tố nào đã thúc đẩy hành động giá trên thị trường forex trên reviewsantot.com vào tuần trước nhé!
Các sự kiện kinh tế trọng điểm:
Tuyên bố chính sách của RBA (02/11, 3:30 sáng GMT): Theo dự kiến, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ giữ nguyên các chính sách trong tháng 10.
Giới phân tích cũng không kỳ vọng ngân hàng trung ương này thay đổi bất kỳ chính sách nào ở thời điểm hiện tại, nhưng giới trader sẽ theo dõi cuộc họp báo của Thống đốc Lowe để xem liệu RBA có còn quan tâm đến việc bảo vệ mức lợi suất “mục tiêu” 0,1% đối với khoản nợ ba năm của họ hay không. Nên nhớ rằng RBA đã không mua trái phiếu ngay cả khi lợi suất đạt hơn 0,5% vào tuần trước.
Với việc thị trường thiếu cơ sở để kết luận rằng RBA sẽ bảo vệ mức lợi suất siêu rẻ, rất có thể ngân hàng trung ương này đang cảm thấy rất “thoải mái” với mức lãi suất cao hơn và có thể RBA sẽ tăng lãi suất trước năm 2024.
Tuyên bố chính sách tiền tệ của FOMC (03/11, 6:00 chiều GMT): Với những “tiến triển đáng kể hơn nữa” về tình hình lạm phát và trong thị trường lao động, tất cả mọi người đều mong đợi Fed cắt giảm quy mô chương trình thu mua tài sản hàng tháng từ mức 120 tỷ USD/tháng xuống thấp hơn, bắt đầu từ tháng 11.
Dựa trên khả năng chương trình thu mua tài sản sẽ kết thúc vào tháng 06/2022, thị trường sẽ hướng sự chú ý đến lộ trình tăng lãi suất.
Nếu các thành viên của Fed đưa ra tuyên bố mang tính ủng hộ chủ trương thắt chặt thì điều đó có thể sẽ kéo dài đà tăng của đồng USD trên thị trường chung. Ngược lại, nếu họ bất ngờ đưa ra những tuyên bố ủng hộ chủ trương nới lỏng hoặc chỉ ủng hộ thắt chặt với tốc độ chậm hơn dự kiến thì có thể sẽ khiến đồng bạc xanh giảm giá so với các đồng tiền của những ngân hàng trung ương có chủ trương nặng về phe thắt chặt hơn.
Tuyên bố chính sách tiền tệ của BOE (04/11, 12:00 trưa GMT): Các thành viên của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã nói bóng gió về tính cấp bách trong việc buộc phải ứng phó với tình hình lạm phát tăng cao và hiện nay thị trường đã hấp thụ định giá trước khả năng tăng lãi suất ít nhất 0,15% từ ngân hàng trung ương này.
Tuy nhiên, các bạn trader đừng nên mong đợi quá nhiều vào khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ! Khả năng tăng lãi suất có thể vẫn chưa được BOE nhất trí, bên cạnh đó các thành viên khác của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) cũng có thể sẽ ra sức phản đối và kêu gọi thu thập thêm dữ liệu kinh tế trước khi cam kết lộ trình tăng lãi suất.
Báo cáo NFP của Mỹ (05/11, 12:30 trưa GMT): Khi nhu cầu thu hút lao động đang ngày càng lớn cộng thêm thực tế là chương trình trợ cấp thất nghiệp sắp hết hạn, dự kiến hai yếu tố này sẽ thúc đẩy số liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP) thêm khoảng 400.000 sau khi chỉ tăng 194.000 vào tháng 9.
Báo cáo NFP sẽ được tung ra sau khi lịch trình thắt chặt của Fed đã được công bố nên tác động của dữ liệu này có thể sẽ bị suy yếu. Tuy nhiên, giới trader vẫn sẽ tập trung theo dõi các số liệu như tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thu nhập trung bình để tìm ra manh mối về xu hướng tuyển dụng và lạm phát sắp tới.
Cùng tìm hiểu:
1. Thị trường chứng khoán quốc tế
2: Khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản
Tâm điểm forex trong tuần: GBP/USD
Với tâm lý “liều ăn nhiều” của các trader cộng thêm việc các thành viên BOE gợi nhắc về tính khẩn cấp trong việc ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao, GBP/USD đã được phe mua đẩy giá lên cao hơn ít nhất 400 pip so với mức đáy tháng 9.
Tuy nhiên, cặp đôi này đã chạm phải ngưỡng kháng cự 1,3850 và hiện tại đang chuyển động bên trong kênh giá giảm dần kèm theo tín hiệu giao cắt giảm giữa hai đường trung bình động. Tín hiệu phân kỳ giảm trên khung thời gian hàng ngày cũng không giúp ích nhiều cho phe mua đồng bảng Anh.
Các tuyên bố chính sách tiền tệ của Fed và BOE trong tuần này có thể sẽ làm dậy sóng GBP/USD. Nếu các thành viên của BOE tiếp tục lấp lửng về việc tăng lãi suất hoặc nếu Fed đưa ra giọng điệu và lịch trình nâng lãi suất ủng hộ theo chủ trương thắt chặt thì các động thái đó có thể kéo tuột GBP/USD trở về mức đáy tháng 9.
Ngược lại, nếu BOE bất ngờ nghiêng về chủ trương thắt chặt và Fed bất ngờ công bố lịch trình thắt chặt gói kích thích ra xa hơn, hoặc đông đảo trader phe bán GBP/mua USD quyết định chốt lời thì các động thái đó có thể đẩy GBP/USD lên trên mô hình kênh giá giảm dần và đẩy cặp forex này lên mức đỉnh năm 2021 gần ngưỡng 1,4150.
>> Quy tắc vàng trong: Đầu tư chứng khoán hiệu quả