Tổng quan về thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là một trong những thị trường quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và thương mại. Cùng Reviewsantot cập nhật tổng quan tình hình thị trường hàng hóa tại bài viết dưới đây. 

tong-quan-ve-thi-truong-hang-hoa-reviewsantot

Khái niệm về thị trường hàng hóa là gì?

Thị trường hàng hóa là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán và trao đổi nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ cấp.

Hàng hóa thường được chia thành hai loại lớn: hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Hàng hóa cứng bao gồm tài nguyên thiên nhiên được khai thác hoặc chiết xuất, chẳng hạn như vàng, cao su và dầu. Trong khi đó, hàng hóa mềm là nông sản hoặc gia súc, chẳng hạn như ngô, lúa mì, cà phê, đường, đậu nành và thịt lợn.

Các ý chính về thị trường đầu tư 

  • Thị trường hàng hóa là nơi diễn ra việc mua, bán hoặc giao dịch một sản phẩm thô, chẳng hạn như dầu, vàng hoặc cà phê.
  • Có hàng hóa cứng, thường là tài nguyên thiên nhiên, có hàng hóa mềm, là hàng chăn nuôi hoặc nông sản.
  • Thị trường hàng hóa giao ngay yêu cầu giao hàng ngay lập tức, trong khi thị trường hàng hóa phái sinh yêu cầu giao hàng trong tương lai.
  • Nhà đầu tư có thể tiếp cận hàng hóa bằng cách đầu tư vào các công ty tiếp xúc với hàng hóa hoặc đầu tư trực tiếp vào hàng hóa thông qua hợp đồng tương lai.
  • Các sàn giao dịch hàng hóa lớn của Hoa Kỳ là ICE Futures U.S. và Tập đoàn CME Group, nắm giữ bốn sàn giao dịch lớn: Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME), Sàn giao dịch hàng hóa New York và Commodity Exchange, Inc.

Thị trường hàng hóa hoạt động như thế nào?

Thị trường hàng hóa cho phép các nhà sản xuất và người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm hàng hóa trong một thị trường tập trung và có tính thanh khoản cao. Những người tham gia thị trường này cũng có thể sử dụng các công cụ phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tiêu dùng hoặc sản xuất trong tương lai. Các nhà đầu cơ, nhà đầu tư và các quầy kinh doanh chênh lệch giá cũng đóng vai trò tích cực trong các thị trường này.

Một số mặt hàng nhất định, chẳng hạn như kim loại quý, được cho là một biện pháp phòng ngừa lạm phát tốt. Cùng với đó, nhiều loại hàng hóa, với vai trò như một loại tài sản thay thế, có thể giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vì giá hàng hóa có xu hướng biến động ngược chiều với cổ phiếu nên một số nhà đầu tư cũng sử dụng hàng hóa làm công cụ phòng hộ trong thời kỳ thị trường biến động.

Trước đây, giao dịch hàng hóa đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền bạc và chuyên môn, chủ yếu chỉ dành cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Ngày nay, có nhiều lựa chọn hơn để tham gia vào thị trường hàng hóa.

Lịch sử hình thành thị trường hàng hóa

thi-truong-hang-hoa-reviewsantot

Thị trường hàng hóa là thị trường lâu đời nhất. Nó bắt nguồn từ thời sơ khai của nền văn minh nhân loại khi các thị tộc, bộ lạc, các vương quốc mới thành lập trao đổi và buôn bán với nhau để lấy thực phẩm, vật tư và các mặt hàng khác. Giao dịch hàng hóa đã xuất hiện trước giao dịch cổ phiếu và trái phiếu nhiều thế kỷ.

Sự phát triển mạnh mẽ của các đế chế như Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo ra các hệ thống thương mại phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa trên các vùng rộng lớn, từ đó xuất hiện các tuyến đường giao thương nổi tiếng, ví dụ như Con đường tơ lụa kết nối châu  Âu với vùng Viễn Đông.

Hàng hóa vẫn được trao đổi trên toàn thế giới 

Ngày nay, hàng hóa vẫn được trao đổi trên toàn thế giới và ở quy mô lớn. Giao dịch cũng trở nên phức tạp hơn với sự ra đời của các sàn giao dịch và thị trường phái sinh. Các sàn giao dịch điều tiết và tiêu chuẩn hóa giao dịch hàng hóa, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động linh hoạt và hiệu quả.

Hầu hết các sàn giao dịch đều có ít nhất một vài loại hàng hóa khác nhau, trong khi một số sàn giao dịch chỉ chuyên về một nhóm hàng hóa cụ thể.

Có lẽ thị trường hàng hóa hiện đại có ảnh hưởng nhất là Hội đồng Thương mại Chicago (CBOT), được thành lập vào năm 1848. Ban đầu, CBOT chỉ giao dịch các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngô và đậu nành nhằm giúp nông dân và người tiêu dùng hàng hóa quản lý rủi ro bằng cách loại bỏ sự không chắc chắn về giá cả của những sản phẩm nông nghiệp đó.

Tình hình thị trường đầu tư 

Ngày nay, CBOT cung cấp các sản phẩm quyền chọn và hợp đồng tương lai trên nhiều loại sản phẩm khác nhau, bao gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và các sản phẩm năng lượng. Năm 2007, Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) đã sáp nhập với CBOT, bổ sung các sản phẩm lãi suất và chỉ số vốn chủ sở hữu vào các sản phẩm nông nghiệp hiện có của tập đoàn.

Một số sàn giao dịch hàng hóa đã sáp nhập hoặc ngừng hoạt động. Tại Hoa Kỳ, CME đã mua lại ba sàn giao dịch hàng hóa khác vào giữa những năm 2000.

Cụ thể, CME đã mua lại CBOT vào năm 2007, mua lại Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) và Commodity Exchange, Inc. (COMEX) vào năm 2008.

Tất cả bốn sàn giao dịch này đều thuộc Tập đoàn CME. Cũng trong năm 2007, Hội đồng Thương mại New York sáp nhập với Sàn giao dịch liên lục địa (ICE), thành lập ICE Futures U.S.

Các sàn giao dịch này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho giao dịch các tài sản quan trọng trên thị trường hàng hóa thế giới.

Các loại thị trường hàng hóa

Nói chung, hàng hóa được giao dịch trên thị trường giao ngay hoặc thị trường phái sinh. Thị trường giao ngay còn được gọi là “thị trường vật chất” hoặc “thị trường tiền mặt”, nơi các giao dịch trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán được thực hiện ngay lập tức.

Thị trường phái sinh bao gồm các loại hình như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là các hợp đồng phái sinh lấy giá tài sản cơ bản trên thị trường giao ngay làm cơ sở. Đây là những hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu quyền kiểm soát tài sản cơ bản tại một thời điểm nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Chỉ khi hợp đồng hết hạn thì các bên mới phải giao hàng hóa/tài sản. Tuy nhiên, thường thì các nhà giao dịch sẽ gia hạn hoặc đóng các hợp đồng của họ để tránh việc giao nhận thực tế.

Thị trường nơi diễn ra giao dịch hàng hóa trực tiếp giữa các bên, không thông qua sàn giao dịch, được gọi là thị trường phi tập trung (OTC).

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai nhìn chung khá giống nhau, chỉ khác là hợp đồng kỳ hạn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của hai bên và được giao dịch trên thị trường OTC, trong khi hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa và giao dịch trên các sàn giao dịch chính thức.

Các ví dụ về thị trường hàng hóa 

Các sàn giao dịch hàng hóa lớn ở Mỹ tập trung tại Chicago và New York. Bên cạnh đó còn có một số sàn giao dịch khác phân bố khắp cả nước. Các loại hàng hóa được giao dịch trên sàn CBOT) chủ yếu là ngô, vàng, bạc, đậu nành, lúa mì, yến mạch, gạo và ethanol.

Sàn giao dịch hàng hóa CME giao dịch các mặt hàng như sữa, bơ, gia súc, bò thịt, thịt ba rọi, gỗ xẻ và heo nạc.

Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) giao dịch các mặt hàng như dầu, vàng, bạc, đồng, nhôm, paladium, platinum, dầu sưởi, propan và điện.

Ủy ban Thương mại New York (NYBOT), nay là ICE Futures U.S., giao dịch các mặt hàng như cà phê, cacao, nước cam, đường và ethanol.

Sàn giao dịch Kim loại London và Sàn giao dịch Hàng hóa Tokyo là những sàn giao dịch hàng hóa quốc tế nổi tiếng.

Mặc dù hầu hết các giao dịch hàng hóa ngày nay được thực hiện trên bảng điện tử, nhưng một số sàn giao dịch ở Mỹ vẫn sử dụng phương thức giao dịch hô giá công khai (open outcry).

Yêu cầu của thị trường hàng hóa 

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa (CFTC) là cơ quan quản lý các thị trường quyền chọn và hợp đồng tương lai hàng hóa. Mục tiêu của CFTC là thúc đẩy tính cạnh tranh, tính hiệu quả cũng như tính minh bạch của các thị trường, nhằm mục đích giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi gian lận và vô đạo đức.

Cùng với sự ra đời của CFTC, các quy định liên quan đã được xây dựng để ngăn chặn và loại bỏ các rào cản đối với hoạt động thương mại hàng hóa giữa các tiểu bang, thông qua việc điều chỉnh các giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa. Ví dụ, Hoa Kỳ hiện đã có các quy định nhằm hạn chế hoặc loại bỏ hoạt động bán khống, loại bỏ khả năng thao túng thị trường và giá cả thông qua các hành vi đầu cơ.

Các điều luật liên quan tới việc thành lập CFTC đã nhiều lần được cập nhật kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động. Đáng chú ý nhất là những thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. Đạo luật Cải cách Phố Wall và Bảo vệ Người tiêu dùng Dodd-Frank đã trao cho CFTC quyền quản lý thị trường hoán đổi, vốn trước đây không được kiểm soát.

Quy định quản lý các thị trường hàng hóa một lần nữa đã trở thành tâm điểm sau khi 10 ngân hàng lớn của Mỹ bị CFTC và Bộ Tư pháp điều tra vì hành vi thao túng giá các kim loại quý.

So sánh hoạt động giao dịch hàng hóa với giao dịch chứng khoán

Đối với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, việc tiếp cận thị trường hàng hóa, dù là thị trường giao ngay hay phái sinh, đều khá khó khăn. Thường để tham gia trực tiếp thị trường này, bạn cần một tài khoản môi giới đặc biệt và/hoặc một số giấy phép nhất định. Vì hàng hóa được coi là một loại tài sản thay thế, các quỹ giao dịch hàng hóa tương lai, ví dụ như CTAs, thường chỉ cho phép các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia.

Tuy nhiên, nhà đầu tư bình thường vẫn có thể gián tiếp tham gia thị trường hàng hóa thông qua thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các công ty khai thác mỏ hoặc vật liệu thường có mối liên quan đến giá cả hàng hóa, và hiện nay cũng có nhiều quỹ ETF theo dõi các loại hàng hóa hoặc chỉ số hàng hóa khác nhau.

Nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể cân nhắc đến các ETF này, nhưng đối với hầu hết các nhà đầu tư dài hạn, cổ phiếu và trái phiếu sẽ chiếm phần cốt lõi trong danh mục của họ. Hơn nữa, vì giá cả hàng hóa thường biến động mạnh hơn cổ phiếu và trái phiếu, nên giao dịch hàng hóa thường chỉ phù hợp với những người có khả năng chịu được rủi ro cao hơn và/hoặc có thời gian đầu tư dài hơn.

Làm thế nào để cập nhật tình hình thị trường hàng hóa?

Nhiều trang web tài chính trực tuyến sẽ cung cấp một số thông tin về giá cả của một số mặt hàng nhất định như vàng và dầu thô. Bạn cũng có thể tìm thấy giá các mặt hàng này trên các trang web của sàn giao dịch hàng hóa.

Các nhà giao dịch hàng hóa làm gì?

Các nhà giao dịch hàng hóa mua và bán các loại hàng hóa vật chất (giao ngay) hoặc các hợp đồng phái sinh dựa trên một mặt hàng vật chất cơ sở. Mỗi nhà đầu tư có thể giao dịch hàng hóa cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như mua hoặc bán sản phẩm thực tế, phòng ngừa rủi ro, đầu cơ hoặc kiếm lời từ chênh lệch giá.

thi-truong-hang-hoa-la-gi-reviewsantot

Hàng hóa có phải là một khoản đầu tư tốt?

Giống như bất kỳ khoản đầu tư nào, hàng hóa có thể là một khoản đầu tư tốt nhưng cũng có rủi ro. Để đầu tư vào hàng hóa, nhà đầu tư cần hiểu thị trường của mặt hàng mà họ muốn giao dịch. Ví dụ: giá dầu có thể biến động do tình hình chính trị ở Trung Đông. Do đó, nhà giao dịch phải nắm rõ các sự kiện đang diễn ra ở khu vực đó.

Loại hình đầu tư cũng rất quan trọng. Các quỹ ETF có tính đa dạng hóa cao hơn và rủi ro thấp hơn, trong khi hợp đồng tương lai mang tính đầu cơ nhiều hơn và rủi ro cao hơn do yêu cầu ký quỹ.

Mặc dù vậy, hàng hóa có thể là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát. Đặc biệt, vàng có thể là công cụ phòng ngừa rủi ro trong trường hợp thị trường suy thoái.

Thị trường hàng hóa hoạt động như thế nào?

Trên thị trường giao ngay, người mua và người bán trao đổi tiền mặt để nhận được hàng hóa vật chất ngay lập tức. Trên thị trường phái sinh, người mua và người bán trao đổi tiền mặt để có quyền giao sản phẩm đó trong tương lai.

Thông thường, người nắm giữ sản phẩm phái sinh sẽ gia hạn hoặc đóng vị thế của mình trước khi việc giao nhận thực tế diễn ra. Hợp đồng kỳ hạn được tùy chỉnh giữa hai bên và giao dịch trên thị trường OTC. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được niêm yết trên các sàn giao dịch và được tiêu chuẩn hóa nhằm quản lý chặt chẽ hơn.

Ví dụ về hàng hóa

Có rất nhiều mặt hàng có thể giao dịch trên các thị trường hàng hóa. Các sản phẩm năng lượng bao gồm dầu thô, khí đốt và xăng. Kim loại quý bao gồm vàng, bạc và bạch kim. Các mặt hàng nông nghiệp bao gồm lúa mì, ngô, đậu nành và gia súc. Bạn cũng có thể giao dịch những mặt hàng khác như cà phê, đường, bông và nước cam đông lạnh.

Kết luận 

Giao dịch hàng hóa có thể là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn, phòng ngừa lạm phát và kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cần phải có khả năng gánh chịu rủi ro cao khi tham gia thị trường này. Cũng giống như các cơ hội giao dịch rủi ro cao – lợi nhuận cao khác, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các chiến lược đằng sau việc giao dịch hàng hóa và các sản phẩm phái sinh trước khi thêm loại tài sản này vào danh mục đầu tư của mình. 

​Cập nhật thêm các tin tức về thị trường đầu tư tại các trang tin của Reviewsantot: