Mối tương quan giữa hàng hóa và lạm phát

Cùng Reviewsantot tìm hiểu mối tương quan giữa hàng hóa và lạm phát tại bài viết dưới đây.

Vào giữa thập niên 2010, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến đồng đô la Mỹ tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, giá dầu lao dốc không phanh, cùng với một số sự kiện kinh tế vĩ mô khác. Thông thường, sức khỏe của đồng đô la Mỹ sẽ có mối quan hệ nghịch đảo với giá hàng nhập khẩu, và trong trường hợp này, đồng đô la Mỹ mạnh sẽ làm giảm giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, giá nhập khẩu của hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu không phải lúc nào cũng biến đổi đồng bộ với sự thay đổi của đồng đô la mỹ, do các công ty nước ngoài thường chọn cách duy trì giá cả tại thị trường Mỹ.  

moi-tuong-quan-giua-hang-hoa-va-lam-phat-reviewsantot

Phân tích mối liên hệ giữa giá nhập khẩu và đồng đô la Mỹ 

Mối liên hệ giữa giá nhập khẩu và đồng đô la Mỹ sẽ được phản ánh qua xu hướng giá hàng hóa giảm khi đồng đô la mạnh lên. Thị trường hàng hóa được niêm yết bằng đồng đô la Mỹ, nên có thể hiểu một cách trực quan rằng, khi đồng đô la tăng giá, giá hàng hóa sẽ giảm. Nói một cách đơn giản, đồng đô la Mỹ mạnh hơn sẽ tác động đến lạm phát thông qua giá cả hàng hóa hơn là hàng tiêu dùng. Do vậy, yếu tố quan trọng cần xem xét khi dự đoán tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào là diễn biến của giá cả hàng hóa.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý

  • Các hàng hóa như kim loại quý, nông sản hay dầu khí thường được quảng cáo là công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phòng ngừa lạm phát.
  • Mặc dù có thể có mối tương quan nghịch biến giữa giá cả trên thị trường tài sản khác và giá hàng hóa, nhưng hàng hóa có xu hướng phản ứng với những thay đổi về sức mạnh tương đối của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, hơn là áp lực lạm phát trong nước.  
  • Giá hàng hóa cũng có thể phản ứng với các yếu tố rủi ro cụ thể như thiên tai theo những cách không nhất thiết phải tương ứng với lạm phát.
moi-tuong-quan-giua-hang-hoa-va-lam-phat-reviewsantot
Mối Tương Quan Giữa Hàng Hóa Và Lạm Phát

Những sự kiện đặc biệt trong giá hàng hóa 

Giá hàng hóa được coi là chỉ báo hàng đầu về lạm phát thông qua hai kênh cơ bản. Các chỉ số chủ đạo thường thể hiện những thay đổi kinh tế có thể đo lường được trước khi toàn bộ nền kinh tế biến đổi. Một lý thuyết cho rằng, giá cả hàng hóa sẽ phản ứng nhanh chóng với những cú sốc kinh tế chung như sự gia tăng về nhu cầu.

Thứ hai là những thay đổi về giá phản ánh những cú sốc mang tính hệ thống, chẳng hạn như các cơn bão có thể làm giảm nguồn cung nông sản, và sau đó làm tăng chi phí cung ứng. Vào thời điểm nông sản đến tay người tiêu dùng, giá cả tổng thể sẽ tăng lên, kéo theo áp lực lạm phát gia tăng. Trường hợp rõ ràng nhất cho thấy giá hàng hóa là chỉ báo hàng đầu của mức lạm phát kỳ vọng là khi thị trường hàng hóa phản ứng nhanh chóng với những cú sốc kinh tế lan rộng.  

Hiệu ứng trung chuyển trong giá dầu

Trong quá khứ, giá dầu tăng là nguyên nhân khiến giá hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh. Lý do dẫn đến điều này là bởi dầu là nhiên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế, và được sử dụng trong các hoạt động quan trọng như sưởi ấm nhà cửa, hay tiếp nhiên liệu cho ô tô. Nếu giá dầu tăng, chi phí sản xuất nhựa, vật liệu tổng hợp hoặc sản phẩm hóa học cũng sẽ tăng và được doanh nghiệp chuyển sang phía người tiêu dùng. Mối tương quan này đã được thể hiện rõ ràng vào thập niên 1970, trong cuộc khủng hoảng năng lượng.

Cân nhắc và đánh giá các bằng chứng

Cho dù đó là những cú sốc đặc biệt hay biến động giá chung, mối quan hệ lạm phát – hàng hóa không phải lúc nào cũng đúng. Ví dụ, sự gia tăng về tổng cầu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, sự kiện này có thể diễn ra trùng hợp với sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa công nghiệp so với sản phẩm nông nghiệp. Trong khi điều này có thể dẫn đến sự gia tăng giá cả nói chung, giá hàng hóa nông nghiệp có thể giảm.

Những hiện tượng này cho thấy, diễn biến lạm phát – hàng hóa phụ thuộc vào việc yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi hàng hóa. Ngoài ra, đồng đô la mạnh hơn trên thị trường toàn cầu sẽ làm tăng giá hàng hóa so với ngoại tệ. Giá hàng hóa bằng ngoại tệ cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu và hàng hóa được định giá bằng đồng đô la. Trong kịch bản này, giá hàng hóa ở nước ngoài tăng có thể gây ra giảm phát trong nước.  

Điểm mấu chốt trong mối quan hệ hai chiều giữa hàng hóa và lạm phát 

Mối quan hệ hai chiều đơn giản giữa giá cả hàng hóa và lạm phát đã giảm đáng kể theo thời gian. Trong thập niên 1970, mối quan hệ này rất rõ ràng và được thể hiện mạnh mẽ trong các số liệu thống kê. Tuy nhiên, trong 30 năm qua, mối quan hệ này đã dần trở nên ít quan trọng hơn.

Điều đó có nghĩa là giá hàng hóa sẽ đóng vai trò là một chỉ báo hiệu quả về lạm phát khi các yếu tố khác ảnh hưởng đến lạm phát, như việc làm và biến động tỷ giá hối đoái, cũng được thể hiện rõ ràng.

Toàn cầu hóa đã làm gia tăng tính liên kết giữa các nền kinh tế, và khi giá hàng hóa tăng do đồng đô la mạnh, điều này thường dẫn đến giảm phát trong nước. Trong khi giá hàng hóa không phải là chỉ báo chính xác 100% về lạm phát, chúng vẫn có thể là điểm khởi đầu tốt cho các nỗ lực phòng ngừa lạm phát.

Cập nhật thêm các tin tức về thị trường đầu tư tại các trang tin của Reviewsantot: