Thâm Hụt Thương Mại

Thâm Hụt Thương Mại

Kể từ đầu năm 2018, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đã thu hút rất nhiều sự chú ý do chính sách thuế quan của chính quyền tổng thống Trump. Trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại với nhiều quốc gia khác, nhà đầu tư có thể tự hỏi thâm hụt thương mại có thể ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nói chung và các khoản đầu tư của họ nói riêng.

Câu trả lời ngắn gọn cho nghi vấn lên là “vẫn còn tùy thuộc”. Mặc dù cán cân thương mại giữa nhiều quốc gia được tính đến hàng chục tỷ đô la, thặng dư thương mại không đồng nghĩa với một nền kinh tế khỏe mạnh và thâm hụt thương mại cũng không cho thấy một nền kinh tế suy thoái. Cán cân thương mại của một quốc gia thực sự chỉ là một mục kế toán cho thấy sự khác biệt giữa nhập khẩu và xuất khẩu của quốc gia đó trong một khoảng thời gian xác định. Tại Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại được công bố mỗi tháng cho tháng trước đó trong báo cáo Cán cân thương mại của Cục Phân tích Kinh tế và Cục Điều tra Dân số. Báo cáo này cũng đưa ra con số sửa đổi cho tháng trước nữa. Theo cách này, Báo cáo Cán cân Thương mại là một chỉ báo của quá khứ vì nó đang báo cáo những con số đã được thực thi trong nền kinh tế.

Trước những năm 1970, nền kinh tế Hoa Kỳ đã dao động qua lại giữa thâm hụt thương mại và thặng dư thương mại. Kể từ năm 1975, nền kinh tế lớn nhất thế giới mới có xu hướng thâm hụt thương mại kéo dài cho đến nay. Một trong những lý do khiến Hoa Kỳ thâm hụt thương mại trong hơn 50 năm qua là vì Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển có nhu cầu cao về hàng hóa không thể đáp ứng được với cơ sở sản xuất nội địa ở thời điểm hiện tại hoặc hàng hóa có thể được sản xuất rẻ hơn ở nước ngoài. Một trong những hạn chế gây ra bởi sự mất cân bằng thương mại của Hoa Kỳ là ảnh hưởng của nó đối với các công ty sản xuất của quốc gia này. Việc nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn có thể dẫn đến mất việc làm. Việc này lại dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tăng lên và vòng lặp này tiếp tục diễn ra sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Giới thiệu

Thương mại toàn cầu phản ánh tinh thần hàng đổi hàng đã xuất hiện từ thuở sơ khai của hoạt động kinh tế. Nếu hàng xóm của bạn sản xuất củi và bạn sở hữu những con gà đẻ trứng, bạn và hàng xóm của mình có thể trao đổi với nhau để lấy hàng hóa mà mình cần. Trong mùa đông, nhu cầu gỗ của bạn tăng lên và gà của bạn có thể không đẻ được nhiều trứng. Bạn đang trao đổi với thâm hụt thương mại. Trong những tháng ấm hơn, bạn có thể tăng nguồn cung cấp trứng và bạn không cần nhiều củi. Bây giờ hàng xóm của bạn đang trao đổi với thâm hụt thương mại. Trong cả hai trường hợp, thâm hụt thương mại chỉ đơn giản là một phép tính so sánh giữa những gì một bên đã nhập khẩu (nhận về) với những gì họ đã xuất khẩu (gửi đi).

Đối với hầu hết các quốc gia, thương mại có thể có nghĩa là dầu và thép; ô tô và đậu nành, và quy mô lớn hơn nhiều tính theo giá trị tiền tệ. Nhiều khi một quốc gia phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ từ các đối tác thương mại hơn là xuất khẩu. Điều này dẫn đến cán cân thương mại âm hay thâm hụt thương mại. Mặc dù có xu hướng được đăng trên rất nhiều tiêu đề tin tức do quy mô nhiều tỷ đô la, thâm hụt thương mại tự bản thân nó không tốt cũng không xấu.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích ý tưởng về thâm hụt thương mại. Chúng ta cũng sẽ xác định thâm hụt tài khoản vãng lai của một quốc gia có liên quan như thế nào đến thâm hụt thương mại và những yếu tố nào dẫn đến thâm hụt thương mại của một quốc gia. Chúng ta cũng sẽ xem xét các đặc điểm tích cực và tiêu cực của thâm hụt thương mại, xem xét lý do tại sao Hoa Kỳ lại thâm hụt thương mại kéo dài, xem xét các đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này và nguyên nhân chính của các hành vi thương mại không công bằng – vấn đề trọng tâm của xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

>>>  CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : đầu tư chứng khoán hiệu quả

Thâm hụt thương mại là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thâm hụt thương mại là tình trạng một quốc gia nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác có giao thương với quốc gia đó nhiều hơn là xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đi các quốc gia này. Khi nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, một quốc gia được cho là có cán cân thương mại (BOT)  âm hoặc thâm hụt thương mại (đôi khi còn gọi là nhập siêu).

Tuy nhiên, thâm hụt thương mại cũng là một thước đo kinh tế cho thấy nội tệ của một quốc gia được chuyển ra nước ngoài nhiều hơn so với số tiền mà quốc gia đó nhận được. Điều này có ảnh hưởng đến giá trị của đơn vị tiền tệ của quốc gia đó. Việc này có thể ảnh hưởng chút ít đến thâm hụt ngân sách tổng thể của quốc gia này.

Công thức tính thâm hụt thương mại như sau:

Thâm hụt thương mại = tổng giá trị nhập khẩu – tổng giá trị xuất khẩu

Một quốc gia sẽ theo dõi cán cân thương mại của mình trong sổ cái cán cân thanh toán (BOP). Sổ cái này bao gồm tài khoản vãng lai theo dõi xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như viện trợ nước ngoài và thu nhập từ tài sản mà họ nhận được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tại Hoa Kỳ, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ và Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ có công bố một báo cáo hàng tháng được gọi là Báo cáo Cán cân Thương mại. Báo cáo gần đây nhất vào tháng 8 năm 2021 cho thấy cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt 70,1 tỷ USD trong tháng 7 năm 2021, giảm 4,3% so với mức thâm hụt đã điều chỉnh của tháng 6. Ngoài việc phân loại khoản thâm hụt thành hai thể loại hàng hóa và dịch vụ, báo cáo hàng tháng này cũng cho thấy bất kỳ điều chỉnh nào được thực hiện đối với số liệu báo cáo trong tháng trước. Trong trường hợp báo cáo nêu trên, thâm hụt trong tháng 6 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 73,2 tỷ USD từ mức 75,7 tỷ USD trong báo cáo hồi tháng 7.

>>>  CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : đầu tư chứng khoán Mỹ

Thâm hụt thương mại tương tự như thâm hụt tài khoản vãng lai của một quốc gia như thế nào?

Thâm hụt tài khoản vãng lai của một quốc gia là một thành phần của cán cân thương mại của một quốc gia. Giống như thâm hụt thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy một quốc gia có doanh thu thuần âm trong giao dịch với nước ngoài. Tài khoản vãng lai của một quốc gia bao gồm thu nhập ròng nhận được từ các khoản như tiền lãi và cổ tức cũng như các khoản tiền chuyển sang quốc gia khác dưới dạng những thứ như viện trợ nước ngoài.

Những yếu tố nào dẫn đến thâm hụt thương mại của một quốc gia?

Cán cân thương mại thường được xem xét theo hai thể loại hàng hóa và dịch vụ. Nhiều nước đang phát triển có cán cân thương mại không cân bằng với Hoa Kỳ. Các quốc gia này cần các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ để nuôi sống dân cư của họ nhưng có ít nguồn lực để cung cấp lại cho Hoa Kỳ. Cách duy nhất để giải quyết sự mất cân bằng này là để các quốc gia có ý muốn tài trợ cho thâm hụt chi tiêu của các quốc gia khác. Theo cách này, việc chính phủ đi vay dưới hình thức đầu tư nước ngoài đóng một vai trò lớn trong cán cân thương mại của một quốc gia. Trên thực tế, ngoài nguồn nguyên liệu thô sẵn có, tỷ giá hối đoái và thuế song phương và đơn phương là hai trong số những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến cán cân thương mại của một quốc gia.

Liệu thâm hụt thương mại có thể là một dấu hiệu tốt?

Bản thân thâm hụt thương mại không phải là một dấu hiệu tốt cũng không phải là một dấu hiệu xấu cho nền kinh tế tổng thể của một quốc gia. Ví dụ, những năm 1930 được đánh dấu bằng cuộc đại suy thoái ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong 120 tháng đó, Hoa Kỳ chỉ thâm hụt thương mại trong 18 tháng. Và tính trên cơ sở hàng năm, Hoa Kỳ chỉ thâm hụt thương mại trong một năm duy nhất trong khoảng thời gian này.

Trong một số trường hợp, thâm hụt thương mại có thể chỉ ra rằng nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển nhanh hơn khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng của họ mong muốn. Nhìn theo khía cạnh đó, thâm hụt thương mại có thể là dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế. Lượng hàng hóa nước ngoài đổ vào một quốc gia tăng lên cũng có nghĩa là giá của hàng hóa đó giảm xuống, điều này có thể giúp kiểm soát lạm phát. Các nước phát triển như Hoa Kỳ có xu hướng thâm hụt thương mại. Trên thực tế, Hoa Kỳ là quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới kể từ năm 1975. Vào cuối năm 2018, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ (chỉ tính riêng với hàng hóa, không phải dịch vụ) đã đạt đến 810 tỷ USD.

>>>  XEM THÊM : thị trường chứng khoán quốc tế

Hạn chế của thâm hụt thương mại là gì?

Hạn chế lớn nhất đối với thâm hụt thương mại là tình trạng mất việc làm ở quốc gia đang thâm hụt. Khi giá cả giảm do nhập khẩu, quốc gia đó có thể khó sản xuất các mặt hàng với giá như hàng nhập khẩu. Điều này đặc biệt đúng đối với các công việc thuộc khu vực sản xuất. Do đó, thâm hụt thương mại có thể dẫn đến ít việc làm hơn và thu nhập thấp hơn cho những nhân viên ở lại với công ty. Nếu không thay đổi, mô hình này có thể chuyển thành một vòng lặp tiêu cực vì ít việc làm hơn đồng nghĩa với việc sản xuất ít hàng hóa hơn. Ít sản xuất hơn sẽ khiến quốc gia đó cần nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn và do đó, thâm hụt thương mại tiếp tục gia tăng.

Tại sao Hoa Kỳ thâm hụt thương mại kéo dài?

Trong nhiều trường hợp, thâm hụt thương mại có xu hướng tự điều chỉnh. Như ví dụ về những năm 1930, Hoa Kỳ có một vài tháng thâm hụt được bù đắp bằng thời gian thặng dư dài hơn. Tuy nhiên, kể từ năm 1975, quốc gia này đã có số năm thâm hụt thương mại nhiều hơn nhiều so với số năm có thặng dư.

Hoa Kỳ là một ví dụ về một quốc gia đã nhìn thấy cả mặt tích cực và tiêu cực của thâm hụt thương mại. Một trong những lý do khiến Hoa Kỳ thâm hụt thương mại là do nhu cầu của người tiêu dùng. Trên thực tế, một cách để giảm thâm hụt thương mại là người Mỹ phải tăng tỷ lệ tiết kiệm của họ.

Nhiều quốc gia có thể sản xuất những thứ tốt như Hoa Kỳ với giá thấp hơn. Trả ít tiền hơn để nhập khẩu những mặt hàng này giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng và giúp duy trì nhu cầu mạnh mẽ. Trong năm 2018, Hoa Kỳ đã có một số kết quả thâm hụt thương mại cao nhất của mình, phần lớn là do chính quyền Trump cắt giảm thuế và việc này đã thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thâm hụt thương mại cũng có thể là do một quốc gia không cần hàng hóa và dịch vụ mà Hoa Kỳ xuất khẩu. Trong các trường hợp khác, Hoa Kỳ có thể giao dịch nhiều hàng hóa và dịch vụ với một quốc gia, nhưng chỉ đơn giản là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

>>>  CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM : học đầu tư chứng khoán cơ bản

Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại lớn nhất với ai?

Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc và Nhật Bản. Hai quốc gia này là hai ví dụ về các quốc gia sản xuất hàng hóa cho Hoa Kỳ với giá thấp hơn mức giá mà Hoa Kỳ có thể sản xuất trong nước và không nhất thiết phải cần đến hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ.

Trung Quốc:

  • Tổng kim ngạch thương mại – 636 tỷ USD
  • Thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ – 375 tỷ USD
  • Thâm hụt thương mại theo tỷ lệ phần trăm – 59%

Nhật Bản:

  • Tổng kim ngạch thương mại – 204 tỷ USD
  • Thâm hụt thương mạng với Hoa Kỳ – 69 tỷ USD
  • Thâm hụt thương mại theo tỷ lệ phần trăm – 33,8%

Hoa Kỳ cũng giao dịch rất nhiều với Canada và Mexico trong khuôn khổ hiệp định thương mại NAFTA. Hiện tại, Hoa Kỳ đang thâm hụt với cả Canada và Mexico. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm thâm hụt ít hơn nhiều so với Trung Quốc và Nhật Bản. Thâm hụt của Hoa Kỳ với Canada chỉ ở mức 3% tổng kim ngạch thương mại. Với Mexico, tỷ lệ này là gần 13%.

Các hành vi thương mại không công bằng là gì?

Kể từ đầu năm 2018, chính quyền Trump đã lớn tiếng chỉ trích các hành vi thương mại không công bằng và cách chúng góp phần tạo nên sự mất cân bằng thương mại giữa Hoa Kỳ với các nước khác. Một hành vi phổ biến bị phản đối là thực hành bán phá giá. Động thái này là khi một quốc gia sản xuất quá mức một loại vật liệu và sau đó làm tràn ngập các thị trường nước ngoài với những hàng hóa đó. Trong khi khiến giá trên toàn thế giới giảm xuống, nó cũng có tác động làm tê liệt nền kinh tế của các quốc gia nơi sản phẩm bị bán phá giá. Một cách để cố gắng chống lại vấn đề này của chính quyền Trump là sử dụng thuế quan.

Hãy sử dụng một ví dụ để minh họa: Nếu Quốc gia A nhập khẩu thép từ Quốc gia B mà không áp đặt thuế quan đối với thép đó, Quốc gia A có thể sẽ mua nhiều thép của Quốc gia B hơn ngay cả khi điều đó làm tổn hại đến sản xuất trong nước của chính họ.

Tuy nhiên, nếu Quốc gia A áp thuế đối với thép của Quốc gia B, điều đó có nghĩa là giá thép của Quốc gia B sẽ cao hơn. Về lý thuyết, Quốc gia A sau đó sẽ chi tiêu ít hơn cho thép của Quốc gia B và có thể sử dụng nhiều thép của chính họ hơn. Đi xa thêm nữa, điều này có nghĩa là Quốc gia A sẽ khuyến khích tạo ra nhiều việc làm trong nước hơn, cụ thể là ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi thuế quan.

Đó là lý do cơ bản của cuộc xung đột thuế quan hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt thuế quan đối với thép Trung Quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đổi lại, Trung Quốc đang đe dọa đánh thuế xuất khẩu từ Hoa Kỳ. Mặc dù hầu hết các nhà kinh tế tin rằng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận công bằng, tình trạng bế tắc đang tiếp diễn là một lý do lớn khiến thị trường tài chính vẫn biến động.

Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ có đóng góp vào thâm hụt ngân sách liên bang không?

Câu trả lời ngắn gọn là “rất ít”. Nợ quốc gia hiện tại của Hoa Kỳ là hơn 26 nghìn tỷ USD. Ngay cả khi tất cả hàng hóa và dịch vụ quốc gia này mua được sản xuất trong nước thì ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia cũng sẽ rất nhỏ. Hiện tại, khoảng 7 nghìn tỷ USD trong số nợ đó là do nước ngoài nắm giữ. Mối quan ngại lớn hơn là điều gì sẽ xảy ra với thâm hụt thương mại nếu quốc gia nắm giữ các khoản nợ của Hoa Kỳ quyết định bán đô la. Điều này sẽ dẫn đến một sự sụt giảm nghiêm trọng của đồng bạc xanh. Vấn đề này sẽ không chỉ khiến nợ quốc gia của Hoa Kỳ tăng lên mà sự mất cân bằng thương mại cũng sẽ tăng cao.

Điểm mấu chốt là các nỗ lực giảm thâm hụt (thâm hụt thương mại hoặc thâm hụt ngân sách liên bang) sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các thâm hụt khác.

Lời cuối cùng về thâm hụt thương mại

Thâm hụt thương mại thu hút nhiều sự chú ý, nhưng trên lý thuyết và trên thực tế, chúng chỉ là một thước đo nhỏ cho tăng trưởng hoặc hoạt động kinh tế của một quốc gia. Trên thực tế, sự tồn tại của thâm hụt thương mại có thể là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển lành mạnh trong khi thặng dư thương mại thường có nghĩa là quốc gia có ít nhu cầu hơn đối với hàng hóa và dịch vụ. Với suy nghĩ này, việc mất cân bằng thương mại của một quốc gia cần được xem xét với một con mắt hướng về các yếu tố khác. Trên đây là các chia sẻ của reviewsantot , mong rằng bạn có thể sẽ trang bị thêm được nhiều kiến thức bổ ích về thâm hụt thương mại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *