Sóng elliott là gì? Cách giao dịch với sóng elliott trong forex

Sóng elliott (Elliott wave) là công cụ rất quan trọng trong nền tảng lý thuyết của phân tích kỹ thuật. Thực tế, lý thuyết sóng Elliott có thể giúp các trader nhìn rõ hành vi thị trường với tỷ lệ chính xác cao. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng vô cùng phức tạp khiến các trader mất nhiều năm nghiên cứu để thành thạo. Do đó, trong bài viết này Reviewsantot sẽ giúp các bạn hiểu rõ sóng elliott là gì và cách giao dịch với sóng elliott hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi!

Sóng elliott là gì?

Sóng elliott là một trong những lý thuyết được phát minh bởi kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Theo lý thuyết này, ông phát hiện ra rằng thị trường không biến động một cách hỗn loạn mà “chạy” theo một quy luật có tính chu kỳ do tâm lý con người.

Hiện nay, trong những thị trường tài chính mới như crypto hay forex thì đều áp dụng được lý thuyết sóng này.

Sóng elliott được thể hiện qua các mẫu sóng lặp đi lặp lại. Cơ bản, nói Elliott mô tả chi tiết hành vi của đám đông. Mà bản chất cốt lõi của nó là lòng tham, sự sợ hãi, hy vọng và cố chấp; đây đều là những tâm lý không bao giờ thay đổi theo thời gian.

Do đó, khi chúng ta cùng phân tích một vấn đề trên biểu đồ với một tâm lý giống nhau, tự khắc hành động giao dịch cũng sẽ giống nhau. Những hành động này được biểu diễn trên đường giá và vì thế mà những đợt sóng cũng có tính chất lặp đi lặp lại giống nhau.

Hơn nữa, theo cha đẻ của sóng elliott, nếu thị trường không có sự chuyển động tăng giá hoặc giảm giá thì đây được coi là thị trường “chết”. Cần ghi nhớ rằng, sóng elliott là mô hình giúp các nhà đầu tư dự báo được xu hướng của giá cũng như cho biết thị trường đang ở trong giai đoạn nào. Từ đó xác định được điểm entry tốt hơn, điểm stop loss ngắn hơn và điểm take profit dài hơn.

Cấu trúc sóng elliott

Sau khi đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của sóng elliott, yếu tố quan trọng tiếp theo mà các nhà giao dịch forex cần nắm được là cấu trúc của mô hình sóng này. Cụ thể, Elliott wave chỉ ra rằng xu hướng thị trường di chuyển theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là sóng đẩy, giai đoạn thứ hai là sóng điều chỉnh, hay còn gọi là sóng hồi.

1. Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy bao gồm 5 sóng đầu tiên như hình vẽ. Sóng 1, 3, 5 là những sóng tăng và sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này nhất thiết phải bằng nhau. Đặc điểm của những con sóng này như sau:

Price action là gì?

  • Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao.
  • Sóng 2 được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy lợi nhuận đã đạt mục tiêu. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1.
  • Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm giá bị đẩy lên cao hơn. Đây cũng thường là sóng mạnh và dài nhất.
  • Sóng 4 xuất hiện khi nhiều trader chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này được đánh giá là yếu hơn các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn.
  • Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người đều “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá trở nên đắt hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, một vấn đề các bạn cần lưu tâm là trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, nói một cách dễ hiểu là luôn có một sóng dài nhất trong 3 sóng, thường là sóng 3 hoặc sóng 5.

2. Mô hình sóng elliott điều chỉnh

Sau giai đoạn sóng đẩy chính là mô hình sóng điều chỉnh (sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính hiện tại. Ví dụ khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc đi xuống.

Price action là gì?

Nếu mô hình sóng đẩy đánh số các sóng theo thứ tự từ 1 đến 5 thì các sóng điều chỉnh được ký hiệu theo bảng chữ cái là a,b,c.

Chú ý rằng, cấu tạo mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ bao gồm 3 sóng.

Sóng điều chỉnh có 3 dạng mô hình căn bản, là nguồn gốc phát triển của 18 mô hình còn lại: mô hình Zig-zag, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

  • Mô hình Zig-Zag

Như đã đề cập ở trên, mô hình này gồm những bước giá đi ngược chiều với xu hướng chủ của thị trường trước đó. Cụ thể, sóng A và sóng C thường có chiều dài lớn hơn sóng B.

Price action là gì?

Mặt khác, trong một đợt điều chỉnh, thị trường có thể xuất hiện 2-3 mẫu hình zig-zag liên tiếp nhau. Và trong mỗi sóng của mô hình zig-zag, ta có thể chia chúng thành các mô hình sóng đẩy (mô hình 5 sóng), người ta gọi đây là mô hình sóng trong sóng.

  • Mô hình phẳng 

Mô hình phẳng là dạng sóng hồi di chuyển nằm ngang (sideways) khá quen thuộc. Với dạng mô hình này, chiều dài của từng sóng tương đối bằng nhau. Trong đó, sóng A và sóng C cùng chiều với nhau nhưng ngược chiều với sóng B. Trong một số trường hợp, sóng B có thể vượt qua đỉnh ban đầu của sóng A.

Price action là gì?

  • Mô hình hình tam giác 

Mô hình tam giác này có đặc điểm hơi khác so với mẫu hình giá tam giác mà các bạn đã tìm hiểu trong phân tích kỹ thuật. Cụ thể, mô hình trên được tạo thành bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ có thể phân kỳ hoặc hội tụ nhau. Nó bao gồm 5 sóng chuyển động trong giới hạn của hai đường xu hướng và di chuyển trong xu hướng sideway.

Hình dáng của mô hình tam giác khá đa dạng, có thể là hình tam giác mở rộng, tam giác cân, tam giác tăng dần hoặc tam giác giảm dần…

Price action là gì?

Ba quy tắc chính của sóng elliott

Khi giao dịch sử dụng lý thuyết sóng Elliott, các nhà đầu tư bắt buộc phải tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây:

  • Quy tắc thứ nhất: Sóng 3 luôn có chiều dài nhất trong 3 sóng đẩy 1, 3 và 5.
  • Quy tắc thứ hai: Sóng 2 không được lui xuống thấp hơn điểm khởi đầu của sóng 1.
  • Quy tắc thứ 3: Đáy của sóng 4 không được chạm tới đỉnh sóng 1.

Price action là gì?

Ngoài ra, khi giao dịch với mô hình sóng Elliott, một số đặc điểm có thể thay đổi tùy vào biến động thị trường:

  • Trong một vài trường hợp, đỉnh của sóng 5 có thể không vượt qua đỉnh của sóng 3.
  • Sóng 3 thường mở rộng và rất dài.
  • Sóng 2 và 4 thường vượt ra khỏi các điểm Fibonacci Retracement (mức thoái lui Fibonacci).

Kết luận

Với những chia sẻ bổ ích trên, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được khái niệm sóng elliott là gì, cũng như cách ứng dụng lý thuyết sóng này vào giao dịch ngoại hối sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ rằng, sóng elliott bản chất chỉ là một lý thuyết chứ không phải một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật. Do đó, ngoài lý thuyết sách vở, để vận dụng thành công sóng elliott vào thực chiến trên thị trường forex, đòi hỏi phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đôi khi còn cần chút may mắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *